Rạp Chiếu Phim Và Nỗi Niềm "ngày Trở Lại" - Tài Chính
Có thể bạn quan tâm
- Đời sống - Xã hội
Trong công văn gửi đến Thủ tướng Chính phủ và UBND TP. Hồ Chí minh, đại diện của 20 nhà sản xuất phim và chương trình truyền hình như BHD, CGV, Đất Việt VAC, Thu Trang Entertainment... kiến nghị được mở cửa trở lại các rạp từ ngày 15/10.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nếu được mở cửa như kiến nghị thì hoạt động của các rạp chiếu phim cũng khó có sự khởi sắc. Bởi thời gian gần đây, không ít người đã lựa chọn phim kỹ thuật số để vừa thỏa mãn đam mê, vừa bảo đảm hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19.
Áp lực cạnh tranh
Số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến cuối năm 2020, Việt Nam có khoảng 35 doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trực tuyến, với 14 triệu thuê bao sử dụng giúp mang về doanh thu khoảng 9.000 tỷ đồng.
Công cụ nghiên cứu thị trường App Annie cũng chỉ ra rằng, năm 2020 đã có hơn 3,5 triệu thiết bị cài đặt Netflix (một dịch vụ phát trực tuyến theo đăng ký của Mỹ cho phép các thành viên xem các chương trình truyền hình và phim mà không bị quảng cáo làm phiền trên một thiết bị có kết nối Internet). Chỉ tính riêng trên các thiết bị Android hiện có trên 1,6 triệu thuê bao đăng ký Netflix tại Việt Nam, tăng gấp hơn 5 lần so với năm 2016.
Không chỉ Netflix, những nền tảng giải trí và xem phim trực tuyến khác cũng đang thu hút khán giả Việt trong thời gian dịch COVID-19 diễn biến căng thẳng vừa qua. Trong đó, YouTube vẫn là nền tảng khá gần gũi với người dùng Việt vì ngoài dùng để giải trí, thì hiện có đến 53% người truy cập vào nền tảng này để xem phim (theo khảo sát của App Annie). Ngoài ra, còn có hàng loạt các nền tảng xem phim trực tuyến nội khác có thể đáp ứng nhu cầu của người dân trong mùa dịch như FPT Play, VTV Go, K-plus...
Dịch COVID-19 đã làm chuyển dịch từ giải trí truyền thống sang các loại hình giải trí trực tuyến, kéo theo sự gia tăng của các dịch vụ xem phim trực tuyến. Và dù sử dụng nền tảng xem phim trực tuyến nào đi nữa thì điều này cũng cho thấy, xem phim kỹ thuật số đang dần chiếm lĩnh thị trường.
Điều này hoàn toàn trái ngược với tình trạng của các rạp chiếu phim khi liên tục "đóng băng" từ năm 2020 đến nay. Đồng nghĩa là các rạp chiếu phim không có khách, hoặc lượng người xem giảm xuống còn 30-50% trong một thời gian nhất định nhằm bảo đảm phòng chống dịch.
Theo chia sẻ của CGV, tính đến 8/2021, đơn vị này đã phải đóng cửa 77 trên tổng số 81 rạp của mình trên cả nước theo chỉ thị của các cơ quan chức năng trong giai đoạn phòng chống dịch. Còn với Lotte, đơn vị này cũng phải đóng 42/46 rạp. Trong khi đó, từ tháng 2 đến nay, Galaxy đã đóng 18/18 rạp.
Dù chưa công bố doanh thu ở thời điểm hiện tại, nhưng trong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ gần đây, các doanh nghiệp lớn là Thiên Ngân, BHD, Lotte Cinema, CJ CGV cho biết, trong 4 tháng nay, doanh thu từ chiếu và phát hành phim của các đơn vị gần như bằng 0 vì rạp chiếu phim tại nhiều tỉnh, thành phố phải đóng của hoàn toàn. Dù đóng cửa, các doanh nghiệp này vẫn phải trả các chi phí mặt bằng, vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị, vệ sinh và nhiều chi phí khác, tạo nên một áp lực nặng nề.
Thực tế, trước đó doanh thu của các rạp chiếu phim đã giảm do chịu tác động bởi COVID-19. Theo CGV, năm 2020, doanh thu của công ty này đạt gần 1.400 tỷ đồng, giảm trên 60% so với năm 2019. Phía cụm rạp Lotte cũng không khá hơn khi riêng năm 2020, lượng khách đến phòng vé của Lotte giảm 29,8% do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo đại diện Galaxy, bình thường, số tiền lãi từ việc kinh doanh đều được hãng đầu tư quay vòng, mở rộng quy mô các cụm rạp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đơn vị này bị thua lỗ 15-20 tỷ đồng mỗi tháng. Và với tình trạng này, dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì đều có thể lâm vào phá sản.
Nỗi lo ngày trở lại
Việc được nhiều người đăng ký và chứa đựng hàng ngàn nội dung chất lượng, các nền tảng xem phim trực tuyến như Google, YouTube, FPT Play, VTV Go, K-plus, Netflix hiện là những cái tên hàng đầu mà người Việt nghĩ đến và trải nghiệm thay cho việc đến xem phim trực tiếp tại các rạp.
Bởi thông thường, các nền tảng xem phim trực tuyến có thể giúp nhiều người thỏa mãn đam mê khi được xem các bộ phim trong thời gian liên tục. Tuy có phải trả phí hàng tháng với mức trung bình 220.000 đồng/tháng như Netflix đi chăng nữa thì theo nhiều người nghiền phim, khi vào các nền tảng trực tuyến, hầu như phim nào cũng có. Đặc biệt là khi nắm bắt được khó khăn của các rạp chiếu phim, các hãng phim hiện cũng đẩy mạnh phát hành phim trên nền tảng số trước thay vì phát hành phim tại các rạp như trước.
Các rạp chiếu phim tư nhân nhỏ ở TP. New York (Mỹ) đã có những thành công nhất định trong mùa dịch COVID-19 nhờ thực hiện thay đổi mô hình sang dịch vụ thuê bao (xem phim kỹ thuật số). Các rạp sẽ yêu cầu khách hàng giúp họ thu hẹp khoảng cách tài chính trong thời gian ngắn để tạo ra một dòng tiền đều đặn. Thay vào đó, khách hàng sẽ được hưởng những dịch vụ ưu đãi khi các rạp chiếu phim mở cửa trở lại.
Nếu dịch COVID-19 không xảy ra thì các phim sẽ được chiếu ở các rạp trước khi xuất hiện trên các nền tảng số và đây được coi là một mô hình kinh doanh độc quyền. Ưu điểm của xem phim tại rạp là cho người xem cảm giác chân thực. Các “nhà rạp” cũng chủ động cập nhật nhanh chóng những bộ phim mới nên người xem không phải mất công săm tìm.
Hiện, dịch bệnh đã được kiểm soát và một số tỉnh, thành phố đã bước vào giai đoạn mở cửa trở lại kinh tế. Nếu các rạp chiếu phim được Nhà nước xem xét cho mở cửa hoạt động trở lại từ ngày 15/10 thì nỗi lo về doanh thu của các chủ rạp sẽ từng bước được tháo gỡ.
Tuy nhiên, dựa vào thực tế có thể thấy, dù bước vào phục hồi kinh tế nhưng nhiều tỉnh, thành sẽ tiếp tục gắn với việc phòng chống dịch COVID-19, tránh tụ tập từ 20 người trở lên. Chính vì vậy, từ nay đến cuối năm, lượng người đến xem phim tại các rạp có thể sẽ chưa được như kỳ vọng của "ông chủ" các rạp chiếu phim. Dự kiến, phải từ giữa năm 2022 trở đi, nếu dịch bệnh được kiểm soát thì tình hình hoạt động của các rạp chiếu phim mới dần hồi phục.
Rất mong muốn người dân sẽ giữ thói quen đến rạp xem phim như trước, nhưng ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc nội dung của CGV, cũng phải thừa nhận do chưa trải qua thực tế tương tự nên các rạp cũng khó có thể khẳng định điều gì nếu như được trở lại hoạt động trong thời gian tới. Bên cạnh đó, nhiều phim đã bị đưa lên các nền tảng online trước khi khán giả có cơ hội thưởng thức tại rạp. Vì vậy, không thể biết chắc khán giả có đến các rạp chiếu phim nữa không?
Còn theo, PGS.,TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, các hoạt động như quán bar, karaoke, rạp chiếu phim… vốn tụ tập đông người và trong môi trường kín nên nguy cơ lây lan dịch bệnh cao. Do đó, thông thường những ngành nghề này sẽ thuộc nhóm mở cửa sau cùng.
Có thể thấy, để phần nào tháo gỡ khó khăn, các chủ rạp nên tự đổi mới mình bằng việc đẩy mạnh khai thác kênh trực tuyến, hay tạo ra các nhóm, câu lạc bộ để giới thiệu phim đã và đang chuẩn bị ra mắt… Từ đó có thể giúp giữ chân khách, tạo tiền đề cho việc mở cửa và phục hồi trở lại.
Từ khóa » Nhược điểm Rạp Chiếu Phim
-
Những ưu điểm Và Nhược điểm Của Rạp Chiếu Phim
-
[Hỏi Tinh Tế] Anh Em Thường đi Xem Phim ở Cụm Rạp Nào, ưu Nhược ...
-
Review Các Hệ Thống Rạp Chiếu Phim để Chọn được Chỗ Xem Phim ...
-
Những ưu điểm Và Nhược điểm Của Rạp Chiếu Phim - Văn Mẫu Tổng ...
-
Thông Tin Về Các Rạp Chiếu Phim ở Hà Nội
-
Rạp Cine & Suite CGV Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Loại Rạp Này
-
(DOC) W Hoàn Chỉnh | Vô Danh
-
Rạp Cine & Suite CGV Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Loại Rạp Này
-
Những điểm Khác Biệt Thú Vị Khi Xem Phim Ngoài Rạp Và Xem Phim ở ...
-
So Sánh Các ưu điểm Của Soundbar Và Rạp Hát Gia đình
-
Hệ Thống Rạp Chiếu Phim: Không "lột Xác", Khó Tồn Tại (bài 1)
-
48FS - CGV
-
Người Dùng đang Nói Gì Về CGV, Lotte Và Galaxy Cinema?
-
Quản Trị Dịch Vụ Thực Trạng Quản Lý Cầu Dịch Vụ Chiếu Phim Rạp Tại Hà ...