Rau Bầu đất Chữa Viêm Họng, Thấp Khớp
Theo Đông y, bầu đất có vị cay, ngọt, thơm, hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái. Dùng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, phong tê thấp khớp, xương đau nhức, chấn thương sưng đau, ho gió, ho gà, ho lao, ngã thương, sưng vú, nhọt độc, ngứa loét, bong gân, loét dạ dày, táo bón, viêm đại tràng, điều hòa máu huyết, an thần, giảm đau, trị nhức đầu, chóng mặt, cầm máu, điều hòa huyết áp, điều hòa kinh nguyệt, giải độc... Sau đây là một số cách dùng rau bầu đất trị bệnh.
Chữa chứng còi xương, ra mồ hôi trộm ở trẻ em: thường dùng lá và ngọn non nấu canh cua.
Chữa đái dầm ở trẻ: nấu canh rau bầu đất cho trẻ ăn hàng ngày vào buổi trưa.
Chữa mất ngủ: thường xuyên ăn sống bầu đất hoặc xào hay nấu canh ăn, sẽ có tác dụng an thần, điều hòa máu huyết, giúp có giấc ngủ tốt.
Rau bầu đất (kim thất) trị viêm họng, viêm khí phế quản mạn, đau nhức xương khớp...
Chữa viêm phế quản mạn: nấu canh rau bầu đất với thịt lợn nạc hoặc tôm tươi ăn với cơm trong nhiều ngày.
Chữa viêm họng, ho gió, ho khan hoặc có đờm: nhai vài lá rau bầu đất, ngậm nước nuốt dần.
Chữa tiểu dắt, tiểu buốt: sắc rau bầu đất chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10-15 ngày.
Chữa táo bón, kiết lỵ: giã một nắm rau bầu đất rồi hòa với 100ml nước sôi để nguội, chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và chiều, trong 5-6 ngày.
Chữa khí hư, bạch đới:
Ăn canh rau bầu đất: rau bầu đất 20g, rễ củ gai sao vàng 15g, cỏ xước 15g, kim ngân hoa 12g, cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.
Hoặc sắc nước uống với bột thổ tam thất và ý dĩ sao, với liều bằng nhau, mỗi lần 10-15g, ngày uống 2 lần.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: nhai nuốt mỗi lần 7-9 lá rau bầu đất, ngày 2 lần sáng, chiều, có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu rất rõ rệt. Không gây phản ứng phụ. Có thể kết hợp với các vị thuốc trị đái tháo đường khác.
Chữa vết thương:
Chảy máu: Dùng rau bầu đất rửa sạch đắp, buộc vào vết thương giúp cầm máu và bớt viêm sưng, đau nhức.
Chữa va đập bầm tím: Giã nát một nắm rau bầu đất và vài hạt hồ tiêu rồi đắp vào vết thương, sau 3 giờ lại đắp tiếp miếng khác. Dùng trong 3 ngày.
Chữa va đập bầm tím: Giã nát một nắm rau bầu đất và vài hạt hồ tiêu rồi đắp vào vết thương, sau 3 giờ lại đắp tiếp miếng khác. Dùng trong 3 ngày.
Kinh nghiệm trong nhân dân còn dùng bầu đất chữa mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, đau xương khớp, chấn thương, loét dạ dày, viêm đại tràng, điều hòa kinh nguyệt, huyết áp, giải độc, sưng vú, lợi tiểu tiêu thũng, ho gà, ho lao.
Ngoài cây bầu đất, còn có nhiều loài khác cùng chi cũng được sử dụng làm rau ăn, thường dùng nấu canh, như cây cải kim thất hay rau lúi - Gynura barbaraefolia Gagnep., cải giả - Gynura nitida DC và cây rau tàu bay.
Từ khóa » Cây Bầu đường Có Tác Dụng Gì
-
Tháng Giêng Thương Nhớ Bầu đường - Báo Đắk Lắk điện Tử
-
Lạc Tiên Mát Gan An Thần - Báo Đà Nẵng
-
Tác Dụng Của Cây Bầu đường- Thần Dược đối Với Sức Khỏe
-
Cây Lạc Tiên Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả Thần Kỳ
-
Cây Lạc Tiên: Tác Dụng Chữa Mất Ngủ Và Cách Dùng Vị Thuốc Quý
-
Lạc Tiên (Chùm Bao): Tác Dụng Và Cách Dùng Cây Thuốc
-
Công Dụng Chữa Bệnh Của Cây Bầu đất - Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Công Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Cây Rau Bầu đất - Bách Hóa XANH
-
TÁC DỤNG CÂY LẠC TIÊN (CÂY CHÙM BAO)
-
Cây Lạc Tiên Hay Cây Mắm Nêm, Bồ đường Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì?
-
Bầu đất Và Những Công Dụng Chữa Bệnh - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Cây Bầu đất điều Trị Tiểu đường, Ung Thư Và Hạ Huyết áp
-
Cách Sử Dụng Cây Lạc Tiên Trị Mất Ngủ, An Thần, Suy Nhược
-
Vị Thuốc Quanh Ta: Bầu đất | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương