Rau Dại Bờ Bụi Miền Tây Thành đặc Sản Hạng Sang - Vietnamnet

Thời gian gần đây, trên đường phố hay trong nhiều cửa hàng thực phẩm ở Hà Nội xuất hiện nhiều loại rau rừng được cho là đặc sản của các vùng miền: Rau bò khai, rau dớn, rau càng cua, rau tiến vua, rau sắng, rau tầm bóp…

Nhiều tiểu thương cho biết, các loại rau này được trồng chủ yếu ở những vùng đồi núi cao, rất khan hiếm và để đến tay người tiêu dùng phải qua nhiều công đoạn, cộng với chi phí vận chuyển nên giá thành “đội” lên cao.

Rau càng cua, hoa điên điển đi máy bay ra Hà Nội

Anh Phạm Văn Phi ở phố Khương Trung (Thanh Xuân, Hà Nội), chủ cửa hàng cung cấp gần 40 loại rau, củ, gia vị đặc sản của các vùng miền cho biết: “Nhiều loại rau tôi phải vận chuyển bằng máy bay, mỗi lần chỉ gom được 2kg - 3 kg như hoa điên điển của Tây Ninh, rau càng cua của Gia Lai”.

Anh Phi chia sẻ thêm, riêng tiền vận chuyển 1kg rau càng cua bằng máy bay từ Gia Lai về Hà Nội là 22.000 đồng, nên giá rau sẽ “đội” lên cao và không phải lúc nào khách mua cũng có hàng.

{keywords}
Rau càng cua anh Phi đang bán 130.000/1kg.

Rau rừng thường có giá thành rất cao, nhưng được lòng thực khách thủ đô vì lạ miệng và tin vào đặc sản núi rừng, đảm bảo sạch nên các bà nội trợ sẵn sàng “xuống tiền” mua thưởng thức, đổi bữa.

{keywords}
Anh Phạm Văn Phi cung cấp gần 40 loại rau, củ, gia vị đặc sản của các vùng miền.

Các loại rau rừng khác tại cửa hàng của anh Phi cũng rất “đắt hàng” như: Rau tầm bóp (của Yên Bái), ngó xuân (của Lào Cai), mầm đá (của Sapa),…

“Hiện tại đang là mùa mầm đá, tôi mới bắt đầu bán được 3, 4 ngày nay nhưng đã trong tình trạng cháy hàng”, ông chủ 8X cho hay.

Rau đắt nhất anh Phi đang bán là rau tiến vua của Ninh Thuận, có giá 280.000 đồng/1kg. Rau này được lấy ở dưới biển, sau đó phơi khô, khách muốn ăn phải đặt hàng sớm.

Loại rau mang tên quý tộc này có nhiều cách chế biến như: Xào, nấu, làm nộm, làm canh,…khi ăn có đặc điểm giòn sần sật vô cùng lạ miệng.

Anh Phi cho biết, khó khăn nhất trong kinh doanh các loại đặc sản núi rừng là tìm nguồn hàng, bởi mỗi nơi có chỉ có 1, 2 loại: “Tôi phải làm việc qua rất nhiều mối hàng, đến tận nơi để tìm hiểu, đặt cọc tiền để cứ đến mùa là người dân chuyển xuống Hà Nội cho”, vừa đóng hàng cho khách anh Phi vừa nói.

Rau có mùi khai nhưng là đặc sản “hái” ra tiền

Nhiều loại rau rừng, chỉ nghe tên đã thấy”bốc mùi” nhưng ăn quen sẽ thấy ngon và thậm chí dễ bị nghiện. Những loại rau rừng được mệnh danh có mùi rất khó chịu như: Rau bò khai (của Lạng Sơn) hay lá é của Phú Yên. Lá é có mùi hắc, nhưng món lẩu gà đặc sản tỉnh Phú Yên thì không thể thiếu lá này.

Ông Nguyễn Huy Vân (Lạng Sơn), kết hợp bán lá dứa và rau bò khai trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội): “Rau bò khai là đặc sản quê tôi, người dân thường trồng ở các vạt đồi, bây giờ là cuối mùa nên khá đắt, nhưng rau non vì đợt này có mưa nhiều”.

{keywords}
Rau bò khai, khi xào chín có mùi khai nhưng ăn giòn, lạ miệng, thường xào với tỏi để át bớt mùi.
{keywords}
Bò khai được bày bán nhiều trên đường phố Hà Nội, có giá bán từ 50.000 – 70.000 đồng/1kg.

Rau bò khai được trồng nhiều ở các khu vực núi cao phía Bắc nước ta. Tại vùng đất Lạng Sơn, rau bò khai được xem là đặc sản vùng miền. Loại rau này còn được gọi là rau bồ khai, rau khau hương, rau hiến...

Khảo sát một số chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, có rất ít tiểu thương bày bán các loại rau rừng này, bởi giá thành cao và “kén” người ăn nên chỉ có một vài quầy hàng bày bán cùng với các đặc sản khác.

{keywords}
Chị Xuyến, một tiểu thương bán rau củ đặc sản vùng miền ở chợ Trần Quốc Hoàn (Cầu giấy, Hà Nội) cho biết: “Mùa nào thức ấy, mùa này tôi đang bán rau đậu hà lan và rau cải làn lấy từ Điện Biên. Rau này xào, luộc, hay nhúng lẩu đều ngon. Tôi chủ yếu bán cho khách quen, là những người sành ăn”.

(Theo Dân Trí)

Từ khóa » Các Loại Rau Rừng ở Miền Tây