Rau Răm Và Rau Nghể Răm Làm Thuốc - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Nhiều món khoái khẩu như trứng vịt lộn, cháo lươn, bún thang, các món canh từ ngao, sò hến đều không thể thiếu rau răm... nhưng không phải ai cũng biết đến tác dụng phòng trị bệnh của nó.
Theo Đông y, rau răm có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hoá, trừ phong hàn, hoạt huyết, tiêu độc. Rau răm được dùng cả lá cả cây. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dùng khô sắc uống. Nó được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác để thành bài. Rau răm không độc. Xin giới thiệu một số cách dùng rau răm làm thuốc:
Chữa bụng đầy trướng tiêu hoá kém: một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
Rau răm.
Cảm cúm hắt hơi sổ mũi: rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống.
Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống.
Chữa rắn cắn: rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống.
Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Các vị cho vào nồi, đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.
Nước ăn chân: rau răm giã nhỏ đắp vào nơi tổn thương hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).
Mụn nhọt đang ở giai đoạn cương: rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào, băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Bài này dùng cho tất cả những trường hợp mụt nhọt, áp-xe đang ở giai đoạn đầu. Có tác dụng: chống viêm, hoạt huyết, tiết độc.
Theo TS. Võ Văn Chi, rau răm là vị thuốc kích thích tiêu hoá, làm cho ăn ngon miệng. Cũng dùng làm thuốc lợi tiểu chữa phù thũng, chữa dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng. Ăn sống thì ấm bụng, mạnh chân, gối, làm sáng mắt. Ăn nhiều thì làm dịu tình dục, kém khí, ít tinh...
Nghể răm.
Lưu ý:
Những người gầy khô, thường nóng và thể lực yếu không nên dùng. Phụ nữ trước khi hành kinh, nếu uống nhiều nước rau răm thì làm kéo dài chu kỳ kinh nguyệt hoặc làm bế kinh, đang khi hành kinh mà ăn rau răm thì dễ sinh rong huyết.
Phân biệt với cây nghể răm có tên khoa học là Polygonum hydropiper, họ rau răm. Cây mọc hoang nơi ẩm thấp. Lá gần giống rau răm. Cây nghể răm thơm, vị cay nồng hơn rau răm, có chứa hoạt chất chính là antraquinon, rutin và các flavon. Nghể răm dùng trị các chứng xuất huyết (nôn ra máu, xuất huyết dạ dày, trĩ, rong huyết sản khoa…). Có nơi nhân dân thường hái ngọn non nghể răm ăn như rau sống với công dụng nhuận tràng.
Như vậy, rau răm và nghể răm không được tuỳ tiện thay thế cho nhau. Theo y văn của đông tây thì rau răm hoạt huyết còn nghể răm thì cầm máu (chỉ huyết).
Từ khóa » Cay Răm
-
Vị Thuốc Nghể Răm | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cây Nghể Răm điều Trị Ghẻ Ngứa, Tiêu Chảy Và Tẩy Giun Sán
-
Rau Răm: Vị Thuốc Đông Y Quen Thuộc Có Tác Dụng Trị Bệnh
-
Răm Nước – Wikipedia Tiếng Việt
-
Rau Răm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nghể Răm, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Nghể Răm
-
Cách Dùng Rau Răm Chữa Viêm Da Cơ Địa Tại Nhà - Thuốc Dân Tộc
-
Ăn Rau Răm Có Tốt Không? - Vinmec
-
NTO - Cây Rau Răm - Báo Ninh Thuận
-
Tìm Hiểu Ăn Rau Răm Có Tốt Không? Trị Bệnh Gì?
-
Rau Răm: Cực Tốt Và Cực độc, Biết Mà Tránh Khi ăn Khỏi 'rước Họa Vào ...
-
Rau Răm - Các Công Dụng Quý Và Tác Hại Cần Tránh
-
CHẬU CÂY RAU RĂM,CHẬU CÂY RAU RĂM - Lazada