Tìm Hiểu Ăn Rau Răm Có Tốt Không? Trị Bệnh Gì?

Nội dung bài viết

  • 1. Rau răm là gì?
  • 2. Tác dụng của rau răm
  • 3. Cách sử dụng rau răm
  • 4. Một số bài thuốc từ rau răm

Rau răm sở dĩ là loại rau  và là gia vị quen thuộc với mọi người dân Việt Nam. Không ít người thắc mắc: Ăn rau răm có tốt không? Rau răm trị bệnh gì? Sau đây, hãy cùng Youmed hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

1. Rau răm là gì?

  • Tên gọi khác: Thủy lục, thủy liễu, phắc phèo…
  • Tên khoa học: Polygonum odoratum Lour.
  • Họ khoa học: Họ Polygonaceae (Rau răm).
  • Tên dược liệu: Lá và cành- Ramulus et Folium Polygoni Odorati.

1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái

Đặc điểm sinh trưởng:

  • Là loài đặc hữu của Lào, Việt Nam, Campuchia…
  • Sống quanh năm, ưa khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, có thể tàn lụi ở nhiệt độ dưới 0 độ C.
  • Sinh trưởng và phát triển từ vùng đồng bằng, trung du, đồi núi dưới 1000m.
  • Ưa ẩm hơi chịu bóng, có thể sống ở vùng ngập nước, song không chịu được hạn.
  • Có khả năng mọc chồi gốc, chồi thân khỏe.
  • Ở những cây, không bị ngắt ngọn thường xuyên, có thể ra hoa quả hằng năm.
  • Được nhân giống bằng thân, dùng các đoạn thân dài 15 cm, hoặc bứng cả cây.
  • Khoảng thời gian thích hợp để cây phát triển mạnh mẽ nhất là mùa xuân hè.
  • Dùng phân chuồng, phân nước, đạm pha loãng để tưới cây, sẽ cho năng suất cao hơn.

Thu hái:

  • Do đây là loài sống quanh năm nên có thể thu hoạch Rau răm suốt năm.
  • Nên chọn cây chưa ra hoa, vừa trưởng thành và thân cây đỏ, hơi ngả tím, bởi lúc này dược tính trong cây là cao nhất.
  • Có thể dùng tươi hoặc sấy khô dùng dần.
  • Thời điểm thích hợp ra hoa quả tháng 1-3.

1.2. Mô tả toàn cây rau răm

Thuộc loại cây thân thảo, cao tối đa 30 cm, chia thành nhiều đốt ở phần thân. Thân bò, bén rễ ở các mấu, thân đứng mảnh, màu trắng hoặc màu tía, có khía mờ, có mùi thơm đặc trưng, dễ chịu. Rễ phụ rất phát triển, nhất là khi tiếp xúc với đất sẽ đâm ra thành nhiều nhánh.

Lá đơn, hình mác, mọc so le. Phiến lá sắc xanh đậm ở mặt trên, mặt dưới sắc hung đỏ, bề mặt có phần gân chạy song song, cuống ngắn, bao phủ bởi lớp lông nhọn dài. Bẹ chìa ôm lấy thân, ngắn thường bằng ¼ chiều dài đốt. Chiết xuất từ lá là tinh dầu màu vàng nhạt, thơm mát.

Hoa mọc thành chùm dài, ít phân nhánh, hẹp, sắc tím nhạt. Bao hoa gồm đài tràng, nhị 8, không bằng nhau.

Quả nhỏ, có hai đầu nhọn, cạnh 3, bóng và nhẵn.

Rau răm là loài cây quen thuộc với người dân. Rau răm là loài cây quen thuộc với người dân.

1.3. Bảo quản

Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

2. Tác dụng của rau răm

2.1. Thành phần hóa học

Theo nhiều tài liệu,  dược liệu có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú:

  • Các aldehyd chuỗi dài như decanal (28%), dodecanal (44%), decanol (11%)…
  • Sesquiterpene (15%): gồm α-humulene và β-caryophyllene.
  • Tinh dầu mùi thơm đặc trưng, có màu vàng, và hàm lượng cao các vitamin (C, A…)khoáng chất…

2.2. Tác dụng Y học hiện đại

Công dụng của Rau răm theo y học hiện đại:

  • Hạ sốt, chống oxy hóa: Nhờ hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào giúp chữa cảm cúm, ngăn ngừa lão hóa, chống các gốc tự do…
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Kích thích tiêu hóa, giảm nôn, giảm đầy bụng khó tiêu, làm ấm bụng…
  • Kháng nấm: Làm ngăn chặn sự phát triển của nấm.
  • Làm đẹp da: Làm dịu da, giảm ngứa, tăng cường hang rào bảo vệ miễn dịch tự nhiên cho da.

Rất nhiều người thắc mắc cho câu hỏi bà bầu có được ăn rau răm không?. Một điểm bạn bên lưu ý khi  bà bầu ăn rau răm. Nó có thể gây sẩy thai, giảm hưng phấn tình dục: Một số thí nghiệm trên chuột nhắt trắng và trên thỏ, cho thấy dược liệu không tốt cho vật thí nghiệm đang mang thai.

2.3. Tác dụng Y học cổ truyền

Tính vị: Vị cay nồng, đắng nhẹ, mùi thơm, tính ấm, có tinh dầu.

Tác dụng của rau răm theo y học cổ truyền: Bổ trí óc, sáng mắt, trợ tiêu hóa, sát trùng, ấm bụng, mạnh gân cốt, chống viêm, thúc đẩy vết thương mau lành, hoạt huyết, giải độc, hạ sốt…

Chủ trị: Chữa dạ dày không tiêu, nôn mửa, đầy hơi, bệnh lý ngoài da như nấm, lang ben…

Rau răm là gia vị đặc trưng trong ẩm thực Việt Nam. Rau răm là gia vị đặc trưng trong ẩm thực Việt Nam.

3. Cách sử dụng rau răm

Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Rau răm có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, hoặc dùng tươi như gia vị trong các bữa ăn hằng ngày…

Liều dùng:

  • Thân và lá tươi: 15-20g, tối đa 40g/ngày.
  • Dùng ngoài: Không kể liều lượng cố định.

Kiêng kỵ:

  • Mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần có trong dược liệu.
  • Phụ nữ có thai, người thể trạng ốm yếu, kinh nguyệt không đều… không nên sử dụng dược liệu này.
  • Dù dược liệu không có độc tính nhưng nếu dùng quá liều sẽ xuất hiện các tác dụng không mong muốn như giảm ham muốn tình dục, rối loạn kinh nguyệt,..

4. Một số bài thuốc từ rau răm

4.1. Chữa nôn mửa, tiêu chảy

Hạt rau răm 20g, Hương nhu 40g sắc uống, chia thành 3 lần uống/ ngày

4.2. Chữa tê, vết thương bầm tím, sưng đau

Rau răm tươi giã nát, trộn với long não hoặc dầu long não, xoa bóp vào vùng da tổn thương.

4.3. Chữa rắn cắn

Kinh nghiệm dân gian cho rằng nếu lấy rau răm 20 ngọn, giã nát vắt lấy nước uống còn phần bã thì đắp lên nơi rắn cắn sẽ giảm đau và giảm sưng tấy. Tuy nhiên, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhần để khám và điều trị.

4.4. Chữa cảm cúm

Rau răm 1 nắm, kèm theo 3 lát gừng sống, ăn với cháo, ra mồ hôi sẽ giải cảm cúm

Hoặc Rau răm 20g, Kinh giới 16g, Tía tô 20g, Xuyên khung 10g, Xương bồ 16g, Bạch chỉ 10g, đem tất cả sắc uống 2-3 lần/ ngày.

Rau răm giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm ấm bụng...hiệu quả. Rau răm giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm ấm bụng…hiệu quả.

Rau răm không chỉ là món ăn quen thuộc, mà từ lâu đã được sử dụng trong dân gian. Với sự đa dạng và phong phú về tác dụng mà dược liệu này được dùng nhiều để điều trị bệnh. Bây giờ chắc bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi ăn rau răm có tốt không?. Tuy nhiên, để có thể tận dụng hết giá trị của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn, y bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

Từ khóa » Cay Răm