Rễ Cây Rau Dền, đừng Vội Bỏ đi Vì Nó Rất Có ích
Có thể bạn quan tâm
Rau dền là một loại rau ăn rất phổ biến ở Việt Nam, bởi nó có chứa nguồn dinh dưỡng rất phong phú và dồi dào, và có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Không chỉ có vậy, tất cả các bộ phận của cây rau dền, từ rễ, thân, lá cho tới hoa, quả, hạt đều có tác dụng chữa bệnh trong Đông y. Trong bài viết này, NNO muốn giới thiệu cụ thể hơn tới các bạn về đặc điểm của rễ cây rau dền cũng như lợi ích của nó trong việc chữa bệnh nhé.
- Bầu 3 tháng đầu ăn rau dền được không
- Tác hại của rau dền
- Các loại sâu bệnh trên cây rau dền
- Cách trồng rau dền bằng hạt
- Ý nghĩa cây dương xỉ trong phong thủy
Rau dền là rau gì
Rau dền là một loại thực vật thân thảo, thuộc chi Dền có danh pháp khoa học là Amaranthus. Nguồn gốc của chi Dền được cho rằng xuất phát từ Trung Mỹ và Nam Mỹ, có khoảng 60 loài với 400 giống hiện diện khắp thế giới, cả vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới.
Ở Việt Nam, rau dền là một loại rau ăn lá rất phổ biến, với các loại chủ yếu là rau dền đỏ, rau dền khoang, rau dền xanh và hai loại rau dền mọc hoang là dền gai và dền cơm. Mỗi một loại rau dền này đều rất bổ dưỡng, và mỗi bộ phận của cây đều có giá trị riêng của nó. Mời các bạn theo dõi tiếp phần dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về rễ của rau dền nhé.
Xem thêm: Rau dền là rau gì
Đặc điểm và tác dụng của rễ cây rau dền
Rễ cây rau dền gai thuộc loại rễ cọc và phát triển rất khỏe mạnh. Bộ rễ gồm một rễ cái (hay rễ chính) to khỏe, ăn sâu xuống lòng đất và nhiều rễ bên mọc ra từ rễ cái. Nhờ có đặc điểm này mà rau dền có khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi tốt như khô hạn và thiếu hụt dinh dưỡng do không được chăm bón đầy đủ. Với rễ cọc ăn sâu nên cây có thể lấy được nguồn nước cần dùng ở tầng đất sâu, cùng với phần rễ bên dày đặc giúp rau dền tìm kiếm dinh dưỡng trong đất được nhiều hơn. Chính nhờ vậy, mà chúng ta có thể thấy rau dền ở rất nhiều nơi, từ trên núi cao hay ở đồng bằng, mọc hoang dại ven đường hay được trồng trên ruộng vườn hoặc thùng xốp.
Bộ rễ của rau dền không chỉ có thực hiện các nhiệm vụ sinh học của nó, giúp tăng cường khả năng chống chịu với ngoại cảnh không thuận lợi như thời tiết khô hạn, đất đai khô cằn, mà nó còn mang lại tác dụng chữa bệnh cho con người. Thêm một lưu ý, đó là không chỉ rễ cây rau dền, mà tất cả các bộ phận khác của rau dền đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong Đông y. Một số nước trên thế giới đã sử dụng rễ cây rau dền để chữa bệnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và cả Việt Nam. NNO xin giới thiệu tới các bạn một số bài thuốc Đông y thông dụng từ rễ cây rau dền được áp dụng ở nước ta.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ rễ cây rau dền
1. Điều trị viêm da có mủ từ rau dền cơm
- Chuẩn bị: Tất cả các bộ phận của rau dền cơm, từ rễ cho tới thân lá, rửa sạch để ráo nước.
- Cách thực hiện: Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào cối giã nát, rồi lấy bã đắp lên chỗ da bị viêm có mủ. Ngày thực hiện 2 – 3 lần.
2. Chữa mụn nhọt nhẹ, chưa bị vỡ từ rễ rau dền cơm
- Chuẩn bị: Một ít rễ cây rau dền cơm
- Cách thực hiện: Rửa sạch rễ dền cơm, rồi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 20 phút để khử trùng. Sau đó giã nát rôi dùng bã đắp lên chỗ da bị mụn. Ngày thực hiện 2 – 3 lần, sau vài hôm sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
3. Điều trị bệnh sỏi thận từ rễ rau dền cơm
Với bài thuốc chữa sỏi thận này, chúng ta cần kết hợp rễ cây rau dền cơm cùng một số dược liệu khác để mang lại hiệu quả tốt hơn.
- Chuẩn bị: 12g rễ cây rau dền cơm, 12g nhũ hương đằng (kim tiền thảo), 12g mã đề, 12g rễ cây hoa thiên lý, 12g rễ cỏ tranh, 20g vỏ bí đao và 12g đậu đen
- Cách thực hiện: Rửa sạch các dược liệu kể trên, rồi cho vào ấm sắc nước uống hàng ngày. Sắc uống theo liệu trình 10 ngày liên tục. Kiểm tra lại nếu sỏi vẫn chưa được đánh tan hoàn toàn thì nghỉ vài ngày rồi uống tiếp liệu trình mới.
4. Trị khí hư và bạch đới từ rễ cây rau dền gai
- Chuẩn bị: 20g rễ rau dền gai, 16g lá bạc hà
- Cách thực hiện: Rửa sạch rễ rau dền gai và lá bạc hà, để ráo nước rồi đem phơi khô và thái nhỏ. Sau đó, cho vào ấm sắc với 400 ml nước. Đun cạn khi trong ấm còn khoảng 200 ml, lọc lấy nước và chia nhỏ uống trong ngày. Sử dụng liên tục từ 7 – 10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý: khi sử dụng rễ rau dền làm thuốc thì nên hỏi ý kiến bác sĩ đông y để được hướng dẫn sử dụng dúng cách, đúng liều lượng.
Như vậy, có thể thấy rằng rễ rau dền tưởng không có ích nhưng lại có ích vô cùng. Do đó, nếu bạn đang bị một số bệnh như khí hư, bạch đới, sỏi thân, mụn nhọt, viêm da thì đừng nên vứt rễ rau dền đi mà hãy giữ lại sẽ có ích khi điều trị bệnh. Lưu ý với các bạn lần nữa là khi dùng rễ rau dền trị bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng cũng như cách sử dụng cụ thể.
Tags: Cây rau dềnTừ khóa » Cây Rau Dền Là Rễ Gì
-
Rau Dền Là Rau Gì? Thời Vụ Trồng Và đặc điểm Cây Rau Dền
-
Cây Rau Dền Có Phải Là Rễ Cọc Hay Không ? - Nga Nguyễn Thanh
-
Cây Nào Dưới đây Có Rễ Cọc A. Rau Dền B. Hành Hoa
-
Cây Nào Dưới đây Có Rễ Cọc Rau Dền Hành Hoa Lúa Chuối...
-
Họ Rau Dền (Amaranthaceae)
-
[Sách Giải] Đề Kiểm Tra Sinh 6 Chương 2
-
Cây Nào Dưới đây Có Rễ Cọc ? A. Rau Dền B. Hành Hoa C. Lúa D ...
-
Chi Dền – Wikipedia Tiếng Việt
-
Rễ Chùm Không được Tìm Thấy ở Cây Nào Dưới đây ? A. Rau Dền B ...
-
Rau Dền: Lợi ích Sức Khỏe Và Các Món Ngon Dễ Làm - Hello Bacsi
-
Dền Cơm - Cây Rau Với Nhiều Công Dụng Quý Cho Sức Khỏe