Rễ, Lá, Vỏ Cây Liễu Trắng Có Tác Dụng Gì?Tác Dụng Của Cây Liễu Trắng
Có thể bạn quan tâm
Vỏ cây liễu trắng được biết đến là một trong những bài thuốc khá phổ biến, dùng để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Bên cạnh khả năng giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn, loại dược liệu này còn có tác dụng trị mất ngủ. Để có những thông tin chi tiết nhất về công dụng cũng như cách dùng của liễu trắng, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.
Nội dung chính
- I. Cây liễu trắng là cây gì?
- II. Liễu trắng phân bổ ở đâu?
- III. Tác dụng của vỏ cây liễu trắng
- 1. Theo Đông y
- 2. Theo Tây y
- IV. 4 Cách dùng cây liễu trắng trị mất ngủ
- 1. Uống nước sắc vỏ của liễu trắng
- 2. Sử dụng cao khô vỏ cây
- 3. Dùng bột vỏ cây liễu trắng
- 4. Kết hợp vỏ cây liễu trắng với thảo dược khác
- V. Lưu ý khi dùng vỏ cây liễu trắng trị mất ngủ
I. Cây liễu trắng là cây gì?
Cây liễu trắng tên khoa học là Salix alba L. Salicaceae, có nguồn gốc từ Châu Âu.
Tên “Liễu trắng” xuất phát từ việc mặt dưới của lá liễu có màu trắng.
Hình ảnh các bộ phận của cây liễu trắng
Loại cây này cao tới 10 – 30m, đường kính thân kính đến 1m, vỏ cây màu xám.
Lá liễu trắng nhạt hơn so với các loại cây liễu khác vì được phủ một lớp lông tơ màu trắng và rất mịn, nhất là ở mặt dưới của lá.
Hoa của cây thường nở vào đầu mùa xuân.
Bộ phận được thu hái và sử dụng của cây liễu trắng là vỏ cây.
Vỏ liễu trắng (Salix alba) từ lâu đã được dùng như phương thuốc chữa sốt, cảm lạnh và đau khớp.
II. Liễu trắng phân bổ ở đâu?
Có nguồn gốc từ Châu Âu, cây liễu trắng thuộc họ Salicaceae (họ Liễu và Dương) với các chi là Populus (dương) và Salix (Liễu).
Họ Salicaceae hiện nay có khoảng 56 chi và 1.220 loài.
Các loài Salix (liễu) có nhiều ở Châu Âu, Châu Phi, Bắc Mỹ và Châu Á.
Cây liễu trắng phân bố rộng rãi ở Bắc Mỹ, Châu Phi, Châu Á, Châu Âu
Chúng có thể chịu được nhiều loại thời tiết nên có thể sinh sống và phát triển ở nhiều vùng khác nhau, từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
III. Tác dụng của vỏ cây liễu trắng
Salicin là thành phần quan trọng nhất trong liễu trắng, được biết đến với tác dụng giảm đau, hạ sốt và kháng viêm.
Các thành phần khác của cây gồm:
– Flavonoid, chalcones, tannin, catechin, anthocyanins, procyanidins, acid phenolic.
– Dẫn xuất acid benzoic p-hydroxybenzoic và acid cinnamic: p-anisic, gentisic, gallic, salicylic, vanillic, 2-amino-3-methoxybenzoic, acid protocatechuic, p- acid coumaric, ferulic, caffeic, isoferulic.
– Dẫn xuất của lignan: sisymbriifolium.
1. Theo Đông y
Theo các tài liệu Đông y, cây liễu trắng có công dụng giảm đau bụng kinh, đau nhức xương khớp và làm giảm viêm nhiễm.
Y học cổ đại xa xưa đã sử dụng loại cây này trong điều trị bệnh và có liên quan đến việc phát hiện ra aspirin và acid acetylsalicylic.
Theo đó, cây được dùng như một vị thuốc để điều trị viêm nhiễm, nhiễm trùng, đau nhức cơ xương khớp, sốt, nhức đầu, đau răng và đau bụng kinh.
Xem thêm: Cách sử dụng tâm sen trị mất ngủ đúng cách
2. Theo Tây y
Các tác dụng của cây liễu trắng được Y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh gồm: Kháng viêm, giảm đau và kháng khuẩn.
2.1. Kháng viêm, giảm đau
Acid salicylic được tạo ra từ vỏ cây liễu có tác dụng giảm đau, hạ sốt và kháng viêm giống với aspirin (acid acetylsalicylic).
Đây được xem là thành phần khá an toàn cho sức khỏe.
2.2. Kháng khuẩn
Vỏ cây liễu có khả năng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại nhờ thành phần methanol.
Một số vi khuẩn mà methanol trong vỏ cây liễu có thể kháng là S. aureus Lactobacillus sp, S. Mutans, Staphylococcus aureus…
2.3. Tác dụng khác
Một số tác dụng khác của vỏ cây liễu như trị mất ngủ, ngừa đái tháo đường, chống oxy hóa, bảo vệ gan, bảo vệ thần kinh, phòng ung thư và béo phì…
IV. 4 Cách dùng cây liễu trắng trị mất ngủ
Trị mất ngủ là một trong các tác dụng của cây liễu trắng.
Ở phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử vỏ liễu trắng chữa mất ngủ.
1. Uống nước sắc vỏ của liễu trắng
Khi sử dụng vỏ cây liễu trắng chữa mất ngủ, bạn nên lấy vỏ từ cây liễu đã được vài năm tuổi trở lên.
Nước sắc vỏ cây liễu trắng
– Chuẩn bị: Khoảng 10 – 15g vỏ liễu trắng.
– Thực hiện:
+ Rửa sạch vỏ liễu sau đó cho vào ấm sắc cùng 300ml nước.
+ Sắc cho đến khi lượng nước còn khoảng 60-70ml là được.
– Cách uống:
+ Uống hết nước khi còn ấm, không nên để sang hôm sau.
+ Nên uống 1 lần/ngày, thời điểm thích hợp là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
– Thời gian áp dụng:
+ Kiên trì uống trong 1- 2 tháng, tình trạng mất ngủ, khó ngủ sẽ cải thiện rõ rệt.
2. Sử dụng cao khô vỏ cây
Một cách khác trị mất ngủ bằng vỏ cây liễu trắng là sử dụng dưới dạng cao khô.
Đây được xem là phương pháp rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
Để mua được cao khô vỏ liễu trắng chất lượng, bạn nên tìm đến các cửa hàng Đông Y có tên tuổi và uy tín.
Khi sử dụng vỏ cây liễu ở dạng cao khô, cần tuân thủ theo đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
3. Dùng bột vỏ cây liễu trắng
Thay vì sử dụng vỏ cây trực tiếp sắc lấy nước uống, bạn có thể xay phần vỏ này thành bột mịn và bảo quản trong lọ dùng dần.
Cách thực hiện cụ thể như sau:
– Chuẩn bị: 50g vỏ cây liễu trắng.
– Thực hiện:
+ Vỏ cây liễu trắng sau khi rửa sạch bạn vớt ra để cho ráo nước.
+ Sau đó đem xay nhuyễn rồi bảo quản trong lọ dùng dần.
– Cách uống:
+ Mỗi lần uống 2 thìa bột vỏ liễu trắng hòa với 200ml nước ấm.
+ Mỗi ngày uống 1 cốc vào buổi tối trước giờ đi ngủ sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon.
– Thời gian uống:
Để tác dụng chữa mất ngủ của vỏ cây liễu trắng phát huy tối đa, bạn nên uống hàng ngày và kéo dài trong 1 đến 3 tháng.
4. Kết hợp vỏ cây liễu trắng với thảo dược khác
Bạn có thể kết hợp vỏ liễu trắng với một số thảo dược như ngải cứu hay huyết dụ để tăng hiệu quả trị mất ngủ.
Chuẩn bị: 15g vỏ cây liễu trắng, 10g lá huyết dụ, 10g ngải cứu
– Thực hiện:
+ Cho các vị thuốc vào ấm sắc cùng 400ml nước.
+ Sắc cho đến khi còn khoảng 150ml là được.
– Cách uống:
+ Chia nước làm 3 lần uống sau bữa ăn. Nên uống liên tục trong 9 ngày.
V. Lưu ý khi dùng vỏ cây liễu trắng trị mất ngủ
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng cây liễu trắng trị mất ngủ, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
– Tốt nhất trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y để được chỉ định phù hợp.
– Không nên tự ý sử dụng liễu trắng chữa mất ngủ theo các bài thuốc dân gian, không phải do bác sĩ Đông y tư vấn.
– Bệnh nhân bị dị ứng với salicylate, phụ nữ mang thai, trẻ em không nên dùng cây liễu trắng.
– Người đang uống thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc những sản phẩm có chứa salicylate cần thận trọng khi sử dụng.
– Vỏ cây liễu có thể gây kích ứng dạ dày, nôn mửa, buồn nôn, phân có máu khi dùng không đúng cách hoặc lạm dụng.
– Người có phản ứng với thuốc aspirin và các loại thuốc tương tự cũng không nên dùng liễu trắng.
– Hàm lượng tanin trong vỏ của liễu trắng khá cao, nếu dùng kéo dài hoặc quá liều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, bạn nên dùng với lượng vừa phải, tránh lạm dụng.
Tình trạng mất ngủ kéo dài không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ bị tiểu đường, béo phì, tim mạch, ung thư, nguy hiểm hơn là đột quỵ.
Vì vậy, khi liên tục bị mất ngủ bạn không nên chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp khắc phục hiệu quả.
Hoạt Huyết Bổ Máu Đại Bắc đã được tiến hành nghiên cứu lâm sàng tại Viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương và cho hiệu quả cải thiện giấc ngủ tốt trên 95% người bệnh sau khi sử dụng.
Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ
Tinh chất cao Bacopa kết hợp với các thảo dược quý gồm ngưu tất, xuyên khung, cao bạch quả, ngưu tất, sinh địa, đan sâm và ích mẫu có tác dụng hoạt huyết, cải thiện tuần hoàn máu não và tăng cường lưu thông máu.
Máu lưu thông tốt giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, ngủ sâu giấc và ngủ ngon.
Ngoài hoạt huyết, TPBVSK Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc còn có công dụng bổ huyết, giúp giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tiền đình, tê bì và nhức mỏi chân tay, tăng cường trí nhớ.
Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Để sử dụng cây liễu trắng chữa bệnh mất ngủ nói riêng và chữa các bệnh lý khác nói chung hiệu quả và an toàn, bạn cần tuân thủ về liều lượng, thời gian và cách sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ Đông y.
Để biết thêm thông tin về Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1125 để được dược sĩ tư vấn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Cây Liễu Dùng Làm Gì
-
Vỏ Liễu Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Vỏ Liễu - Hello Bacsi
-
Vị Thuốc Từ Cây Liễu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Lợi ích Sức Khỏe Của Vỏ Cây Liễu - Nguyên Liệu Y Dược
-
Vỏ Cây Liễu Trắng Là Thảo Dược Gì? Các Công Dụng Của Nó Với Sức Khỏe
-
Vỏ Liễu Trắng: “Bí Quyết” để Giảm đau Xương Khớp Từ Trước Công ...
-
Những Công Dụng Của Vỏ Cây Liễu Trắng đối Với Sức Khỏe
-
Vỏ Liễu Trắng Giảm đau Tốt Hơn Aspirin Và Công Dụng điều Trị Mụn
-
Vỏ Cây Liễu Là Gì? Tác Dụng Mà Nó Mang Lại Cho Sức Khỏe - Medplus
-
Vỏ Liễu Trắng: Vị Thuốc “aspirin” Kháng Viêm, Giảm đau Tự Nhiên
-
Cây Liễu - Đặc điểm, Công Dụng Và Cách Chăm Sóc
-
Cây Liễu, đặc điểm Và Cách Trồng Cây Liễu - Báo Khuyến Nông
-
Chiết Xuất Vỏ Cây Liễu Trắng Có Tác Dụng Gì Trong Chăm Sóc Da?
-
Cây Liễu: ý Nghĩa Phong Thủy, Phân Loại Và đặc điểm Chăm Sóc