Rễ Sậy - Vị Thuốc Chữa Nhiều Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Rễ sậy còn có tên khác: Lô căn, lô vi căn, vi hành. Bộ phận dùng làm thuốc là phần rễ dưới mặt đất của cây Lau (Saccharum arundinaceum Retz.) hoặc cây Sậy (Phragmites karka Trin.), thuộc họ Lúa (Poaceae).
Rễ sậy chứa các protein (coicin), acid béo (coixenolid), các carbohydrate, asparaginate... Theo y học cổ truyền, lô căn vị ngọt, tính hàn; vào các kinh: Phế, vị và thận. Tác dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ ẩu trừ phiền; dùng chữa chứng nhiệt thương tân, phiền nhiệt miệng khát, vị nhiệt gây nôn, phế nhiệt sinh ho. Dùng 20g - 63g/ngày nếu dạng khô; dùng tươi có thể gấp nhiều lần.
Rễ cây sậy, lau là vị thuốc chữa chứng nhiệt thương tân, phiền nhiệt miệng khát, vị nhiệt gây nôn, phế nhiệt sinh ho.
Những bài thuốc có rễ sậy
Chữa viêm phổi mủ, ho khạc ra đờm hôi tanh, trong đờm lẫn máu: Rễ sậy 24g, ý dĩ nhân 24g, đào nhân 8g, đông qua tử 24g. Sắc uống.
Công dụng: Mát phổi, dịu ho. Ngoài ra, còn dùng cho các chứng thực nhiệt ở trong kinh phế (ho do cảm mạo phong nhiệt, viêm phế quản cấp tính).
Chữa các chứng tỳ nhiệt nôn mửa (như viêm dạ dày cấp), tim bứt rứt hồi hộp: Rễ sậy tươi 63g, trúc nhự (tinh cây tre) 12g, nước gừng vừa đủ, ngạnh mễ (gạo nếp) 8g. Sắc uống.
Công dụng: Mát dạ, cầm nôn. Trị các chứng tỳ nhiệt nôn mửa, tim bứt rứt hồi hộp.
Chữa chứng dạ dày khô táo, tân dịch xấu, miệng khát lưỡi khô: Rễ sậy 24g, mạch môn 16g, thiên hoa phấn 16g, cam thảo 4g. Có thể thêm trúc nhự 16g. Sắc uống.
Công dụng: sinh tân dịch, giải khát. Trị ôn bệnh thời kỳ cuối, tân dịch thương tổn, miệng khát.
Dược thiện có rễ sậy
Ngũ chấp ẩm: Quả lê, củ năn, rễ sậy tươi, mạch môn, ngó sen… ép nước, để lạnh uống. Dùng tốt cho người bệnh bị nhiễm siêu vi trùng, nhiễm trùng sốt nóng khát nước.
Cháo rễ sậy trúc nhự sinh khương: Rễ sậy tươi 150g, trúc nhự 15g, gạo tẻ 50g, gừng tươi 4g. Rễ sậy, trúc nhự sắc lấy nước, cho gạo vào nấu cháo, đập thêm gừng tươi, để nguội ăn. Món này rất tốt cho người bị sốt cao mất nước, áp xe phổi, viêm khí phế quản cấp có sốt, nhiều đờm.
Nước rễ sậy: Rễ sậy 80 - 100g. Sắc đặc uống thay nước chè. Dùng khi bị nôn ói liên tục không cầm.
Hoặc: Rễ sậy tươi hoặc khô nấu nước uống thay nước chè. Dùng tốt cho các trường hợp viêm quanh răng (nha chu viêm), viêm lợi xuất huyết.
Nước rễ sậy đường phèn: Rễ sậy tươi 120g, đường phèn 50g; thêm nước đun cách thủy, vớt bỏ bã, uống thay nước trà. Thích hợp cho người bị viêm miệng hôi miệng, sốt nóng khát nước, nôn ói do nhiễm độc thai nghén.
Lô căn hoàng cầm ẩm: Rễ sậy tươi 150g, hoàng cầm 15g. Rễ sậy rửa sạch, cắt đoạn cùng hoàng cầm sắc lấy nước, pha thêm chút đường uống. Ngày làm 1 lần, chia uống vào buổi sáng, chiều tối. Thích hợp cho người bệnh viêm giãn khí quản, lao phổi khái huyết.
Lô căn ý dĩ nhân ẩm: Rễ sậy 60g, ý dĩ nhân 50g, cùng nấu lấy nước, thêm ít đường trắng, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng tốt cho bệnh nhân sỏi đường tiết niệu: đau quặn, tiểu rắt buốt, tiểu ra máu.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn kiêng dùng rễ sậy.
Từ khóa » Giải Thích Từ Sậy
-
Sậy Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Sậy - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ Sậy Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Sậy - Từ điển Việt
-
Đề Thi Và Gợi ý đáp án Môn Văn Vào Lớp 10 Nghệ An - Dân Trí
-
Con Người Có Là... Cây Sậy? - CAND
-
'lau Sậy' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Từ Điển - Từ Gầy Như ống Sậy Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Chưa Ai Nghĩ Có Thể Làm Khẩu Trang Từ… Cây Sậy - Báo Hậu Giang
-
Giải Thích ý Nghĩa Yếu Như Cây Sậy Là Gì? - Chiêm Bao 69
-
Địa Danh Sóc Trăng
-
Bên Dòng Kênh Sậy Níu - BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
-
Nghệ Thuật Quân Sự Trong Khởi Nghĩa Và Chiến Tranh Chống Xâm Lược ...
-
Chập Chờn Lau Sậy - Báo Pháp Luật