Rơ Le Nhiệt Là Gì? Ký Hiệu, Sơ đồ, Nguyên Lý Hoạt động - Vỏ Tủ điện

Rơ le nhiệt là loại linh kiện có mặt trong rất nhiều sản phẩm, thiết bị điện dân dụng hiện nay. Hãy cùng Cơ Điện Delta tìm hiểu thêm về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và rơ le nhiệt dùng để làm gì qua bài viết này nhé!

Rơ le nhiệt là gì? 

Nếu bạn đang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi rơ le nhiệt là gì? (hay rơ le nhiệt tiếng anh là gì?) thì có thể hiểu định nghĩa của nó đơn giản như sau:

Rơ le nhiệt (hay Thermal relay) là một loại dùng cụ có chức năng đóng ngắt các tiếp điểm khi dòng điện qua mạch tăng mạnh sinh ra nhiệt tác động lên thanh kim loại khiến chúng bị giãn nở. Từ đó, bảo vệ các thiết bị điện không bị hỏng khi dòng điện quá tải hoặc tăng đột ngột. 

Rơ le nhiệt
Rơ le nhiệt

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt

Tiếp theo, để hiểu được rơ le nhiệt hoạt động như thế nào, rơ le nhiệt để làm gì, chúng ta sẽ đến với phần cấu tạo và nguyên lý:

Cấu tạo 

Về có bả, rơ le nhiệt có cấu tạo gồm 8 bộ phận sau đây (bạn có thể xem hình để biết vị trí của chúng):

(1) Đòn bẩy 

(2) Tiếp điểm thường đóng

(3) Tiếp điểm thường mở

(4) Vít chỉnh dòng điện tác động

(5) Thanh lưỡng kim

(6) Dây đốt nóng

(7) Cần gạt

(8) Nút phục hồi

Rơ le nhiệt
Rơ le nhiệt

Nguyên lý hoạt động

Relay nhiệt hoạt động dựa trên sự thay đổi nhiệt độ của dòng điện. Cụ thể:

– Khi dòng quá tải (tăng mạnh) sinh ra một nhiệt lượng khiến cho tấm kim loại của rơ le nhiệt bị đốt nóng giãn nở. Nguyên nhân của hiện tượng này là do cấu tạo của rơ le nhiệt có phiến kim loại kép làm từ hai thanh kim loại có chỉ số giãn nở khác nhau. Thông thường, thanh thứ nhất có hệ số giãn nở nhỏ hơn (làm từ invar: 36% Niken & 64% Fe). Thanh kim loại số hai có chỉ số giãn nở lớn hơn khoảng 20 lần thanh thứ nhất(làm từ đồng thau hoặc thép Cr – Ni).

– Khi dòng điện trong mạch thay đổi đột ngột cũng khiến cho nhiệt đột thay đổi theo tác động lên thanh thép kép của rơ le nhiệt. Thanh thứ hai uốn tho chiều của thanh kim loại có chỉ số giãn nở nhỏ hơn, đâey cần gạt lò xo co lại và chuyển đổi hệ thống tiếp điểm phụ. Độ uống cong phụ thuộc vào độ dài & dày mỏng của thanh kim loại. 

– Để rơ le làm việc trở lại, phải để phiến kim loại nguội dần và kéo cần reset của rơ le nhiệt. 

Rơ le nhiệt
Rơ le nhiệt

Phân loại các loại rơ le nhiệt

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại rơ le nhiệt khác nhau phân theo các tiêu chí như:

– Kết cấu của rơ le nhiệt: rơ le kín & rơ le hở. 

– Yêu cầu sử dụng: rơ le nhiệt (thermal relay) một cực & hai cực.

– Phương thức đốt nóng: rơ le nhiệt đốt nóng trực tiếp, gián tiếp & loại rơ le nhiệt hỗn hợp. 

Bên cạnh đó, còn có rơ le nhiệt 1 pha &rơ le nhiệt 3 pha. Sau đây, cùng tìm hiểu chi tiết một số loại rơ le nhiệt phổ biến. 

>>>Xem thêm: Rơ le thời gian là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động & ứng dụng

Rơ le nhiệt 1 pha

Rơ le nhiệt 1 pha dùng cho dòng điện có động cơ 1 pha với mức điện áp 220V. Chúng có nhiệm vụ giám sát quá áp và thấp áp điện 1 pha. Thông thường, rơ le nhiệt một pha được sử dụng cho các thiết bị, đồ điện trong gia đình. 

Rơ le nhiệt 3 pha

Rơle nhiệt 3 pha dùng để bảo vệ quá tải dòng điện cho động cơ điện 3 pha công suất lớn (từ 3Kww, 4Kw, 4.5Kw). Từ đó, giúp cho các động cơ điện hoạt động ổn định, không xảy ra quá tải. Đồng thời, khi có sự cố xảy ra, chúng có nhiệm vụ tách nguồn điện động lực ra khỏi thiết bị động cơ điện, tránh hư hỏng thiết bị, chập cháy. 

Rơ le nhiệt đốt nóng trực tiếp

Dòng điện đi qua trực tiếp tấm kim loại sinh ra nhiệt làm nó giãn nở. Tuy nhiên loại này có cấu tạo đơn giản. Và nhược điểm là khi thay đổi dòng điện định mức, phải thay đổi tấm kim loại thép phù hợp. Nếu không sẽ rất dễ hư hỏng thiết bị. 

Rơ le nhiệt đốt nóng gián tiếp

Với loại này, dòng điện sẽ đi qua phần tử đốt nóng độc lập, nhiệt lượng sinh ra gián tiếp làm cho phiến kim loại uống con. Từ đó, khắc phục được nhược điểm của relay nhiệt đốt nóng trực tiếp. Khi thay đổi dòng định mức, chỉ cần đổi phần tử đốt nóng. Tuy nhiên, nếu dòng điện tải lớn làm cho phần tử đốt nóng đạt đến nhiệt độ cao và bị cháy đứt trước khi truyền nhiệt đến thanh kim loại do không khí truyền nhiệt kém. 

Rơ le nhiệt hỗn hợp

So với loại rơle nhiệt đốt nóng trực tiếp & gián tiếp, loại này có tính ổn định nhiệt tương đối và có thể làm việc ở bội số quá tải lớn.

Rơ le nhiệt có tác dụng gì?

Có thể nói, sau khi tìm hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động, bạn có thể hiểu được rơ le nhiệt để làm gì hay rơ le nhiệt có tác dụng gì rồi đúng không. Sau đây là tác dụng của relay nhiệt trong một số thiết bị cụ thể: 

Rơ le bình nóng lạnh

Rơ le bình nóng lạnh là linh kiện quan trọng giúp làm tăng nhiệt độ và ngắt khi nhiệt độ vượt quá giới hạn cho phép. 

Rơ le nhiệt bàn là

Rơ le nhiệt trong bàn là hoạt động theo nguyên lý đã nêu ở trên. Khi nhiệt độ tăng, băng kép kim loại cong và làm ngắt mạch điện. Ngược lại, băng kép thẳng nối mạch điện đốt nóng làm nhiệt tăng lên. Do đó, nhiệt độ được suy trì trong phạm vi sử dụng đủ để là quần áo, vảo,.. 

Rơ le nhiệt
Rơ le nhiệt

Rơ le nò nướng

Rơle nhiệt lò nướng có tác dụng đóng ngắt mạch điện khi lò đã đạt tới nhiệt độ đã chọn trước. 

Rơ le điều hòa

Relay nhiệt điều hòa có nhiệm vụ tự đóng – ngắt mjahc khi dòng điện quá tải, giúp điều hòa hoạt động hiệu quả, bảo vệ thiết bị và khắc phục sự cố dòng điện. 

Rơ le nồi cơm điện

Relay nhiệt nồi cơm điện được thiết kế theo hình tròn nhỏ gắn giữa mâm nhiệt, mặt dưới gắn với lò xo. Khi nhiệt độ đạt đến ngưỡng (tức là cơm đã chính), rơ le nhiệt sẽ tụ động ngắt chuyển từ chế độ nấu sang giữ/làm ấm cơm. 

Rơ le nhiệt
Rơ le nhiệt

Chỉnh rơ le nhiệt như thế nào?

Trong thực tế, rơle có rất nhiều ứng dụng. Vậy làm thế nào để chỉnh relay nhiệt đúng, không gây nguy hiểm?

Việc chỉnh đúng rơ le nhiệt giúp cho hệ thống làm việc tốt hơn, giảm hư hại thiết bị. Quy tắc chung là chỉnh dòng điện trên rơ le theo dòng làm việc thực tế có tham khảo dòng điện trên nhãn động cơ. 

Dòng điện chỉ định bằng 1.1 dòng làm việc lớn nhất nhưng nhỏ hơn dòng điện ghi trên nhãn máy/động cơ/thiết bị. 

Trong trường hợp, bạn không rõ giá trị chỉ định của dòng điện là bao nhiêu có thể áp dụng hai bước:

– Bước 1: đo dòng điện tổng trên dây pha vào động cơ lúc động cơ làm việc nặng nhất. Lưu ý giá trị dòng điện này phải nhỏ hơn dòng định mức của động cơ/thiết bị. 

– Bước 2: đo dòng thực tế qua rơ le nhiệt (ltt). Dòng điện chỉ định = 1.1xltt

Tuy nhiên nếu bạn không có thiết bị đo và không có kiến thức hiểu biết, nên tìm đến các kỹ sư/thợ sửa điện để được hỗ trợ. Điều này sẽ đảm bảo an toàn hơn rất nhiều so với việc tự xử lý. 

Kết luận

Trên đây là toàn bộ bài viết của Cơ Điện Delta về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu íhc cho bạn. Bên cạnh đó, nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về rơ le là gì, các loại rơ le hiện nay có thể truy cập trang web của chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé!

Ngoài ra, chúng tôi nhận gia công vỏ tủ điện, vỏ tủ điện công nghiệp sử dụng trong hệ thống điện công nghiệp, dân dụng theo yêu cầu. Sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn với giá cả cạnh tranh. Liên hệ ngay với Cơ Điện Delta để được hỗ trợ và tư vấn:

CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN DELTA HÀ NỘI

Trụ sở: Huyền Kỳ, Tổ dân phố số 7, P. Phú Lãm, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội 

Điện thoại: 0986.122.398

Email: kd.codiendelta@mgail.com

Website: www.votudiencongnghieo.com

Ngọc Hòa - Biên tập viên tại Cơ Điện DeltaNgọc Hòa

Ngọc Hòa hiện đang là biên tập viên tại Cơ Điện Delta, mình có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn các giải pháp về tủ điện, tủ chữa cháy, thang máng cáp điện. Các kiến thức được chia sẻ trên blog Cơ Điện Delta đều được mình tổng hợp và đúc rút từ những kinh nghiệm thực tế tư vấn cho doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích được cho bạn đọc.

Từ khóa » Các Loại Rơ Le Nhiệt