Rơle Nhiệt Có Tác Dụng Và Cấu Tạo Gì ? Nguyên Lí Hoạt động

Rơ le nhiệt có tác dụng gì

Rơ le nhiệt được xem là bộ phận giúp bảo vệ các thiết bị điện trong gia đình, giúp ngăn chặn các sự cố quá tải có thể xảy ra

Nội dung hôm nay, điện nước Khánh Trung sẻ giúp bạn tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lí hoạt động và cách lựa chọn rơ le nhiệt

Khái niệm Rơ le nhiệt là gì ?

Rơ le nhiệt hay còn gọi là RELAY là bộ dùng để bảo vệ các mạch điện và thiết bị điện không bị hỏng khi dòng điện quá tải, tăng lên đột ngột. Rơ le hay còn gọi là RELAY

Rơ le nhiệt được sử dụng dòng điện xoay chiều có công suất 500V, tần số 50Hz. Có những loại lên đến 150A và 440V cho dòng điện một chiều.

Kí hiệu rơle nhiệt
Kí hiệu rơle nhiệt
  • Cầu chì điện là gì ?
  • Aptomat là gì ?

Cấu tạo rơ le nhiệt

Relay nhiệt gồm các bộ phận chính sau đây:

Cấu tạo rơ le nhiệt

  1. Đòn bẩy
  2. Tiếp điểm thường đóng (NC)
  3. Tiếp điểm thường mở (NO)
  4. Vít chỉnh dòng điện tác động
  5. Thanh lưỡng kim
  6. Dây đốt nóng
  7. Cần gạt
  8. Nút phục hồi (Reset)

Ví dụ: Cấu tạo rơ le nhiệt của hãng ABB

Cấu tạo rơ le nhiệt abb

Rơ le nhiệt gồm 1 tiếp điểm NC (Tiếp điểm đóng) và NO (Tiếp điểm thường mở)

– Tiếp điểm NC: khi quá tải tiếp điểm NC sẽ mở, bộ phận này thường được mắc nối tiếp với mạch điều khiển (cuộn hút contactor)

– Tiếp điểm NO: khi quá tải tiếp điểm NO sẽ đóng, thường dùng để kết nối với đèn hay còi báo động khi có sự cố xảy ra.

Nguyên lí hoạt động rơ le nhiệt

Khi dòng điện quá tải hoặc thiết bị điện hoạt động liên tục sẻ sinh ra một nhiệt lượng rất lớn tác động lên thanh kim loại của rơ le dẫn đến hiện tượng bị giãn nở, quá trình này sẻ làm hở đoạn mạch và đồng thời ngắt điện

Khi dòng điện có sự thay đổi đột ngột, nhiệt độ sẻ tác độ trực tiếp lên thanh kim loại khiến nó uốn cong, độ cong của thanh kim loại phụ thuộc và độ dài và độ dày mỏng

Nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt

Trong thành phần cấu tạo nên rơ le nhiệt, miếng kim loại đóng vai trò vô cùng quan trọng cho thiết bị hoạt động hiệu quả, miếng kim loại này được làm từ chất liệu đồng thau và sau đó ghép thành 2 miếng kim loại có chỉ số giãn nở khác nhau

Theo nguyên tắc thì thanh kim loại có hệ số giãn nở ít hơn và thường dùng invar (gồm 36% Ni + 64% Fe), thanh kim loại thứ 2 có chỉ số giãn nở lớn hơn khoảng 20 lần invar

>> Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lí làm việc ELCB

Rơle nhiệt có tác dụng gì ?

+ Chế tạo làm thiết bị tự động ngắt điện khi vượt mưc nhiệt độ cho máy bơm nước, tủ lạnh, nồi cơm điện, bình nóng lạnh, bàn là

+ Giúp cách li mạch điện quá tải hoặc mạch được cấp điện AC khỏi mạch điện DC

+ Relay giúp chuyển đổi mạch nhiều dòng điện hoặc điện áp sang các tải khác nhau nhờ sử dụng một tín hiệu điều khiển

+ Giám sát toàn bộ hệ thống thiết bị điện công nghiệp và đồng thời ngắt điện nếu gặp sự cố

+ Rơ le nhiệt thường được tích hợp trên các thiết bị như máy bơm nước, bình nước nóng, nồi cơm điện, bình thủy điện, lò nướng, tủ lạnh, bàn là hơi nước, máy xay sinh tố… giúp bảo vệ động cơ khi hoạt động quá tải

Phân loại rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt là thiết bị rất đa dạng và được phân chia thành nhiều nhóm khác nhau:

+ Dựa vào tiêu chí kết cấu Relay nhiệt được phân thành hai loại: Rơ le hở và rơ le kín

+ Theo yêu cầu sử dụng: Rơ le nhiệt một cực và hai cực

+ Dựa vào phương thức đốt nóng gồm: Rơ le đôt nóng trực tiếp, gián tiếp và rơ le đốt nóng hỗn hợp

+ Ngoài ra, rơ le nhiệt còn được phân loại thành rơ le nhiệt 1 pha và 3 pha

Rơ le nhiệt 1 pha

Rơ le nhiệt một pha được sử dụng cho dòng điện có động cơ 220V, mọi thiết bị điện trong gia đình bạn có thể sử dụng rơ le 1 pha. Nó giúp giám sát mọi quá trình hoạt động, ngăn chặn mọi rủi ro có thể gây ra sự cố chập cháy động cơ bên trong

Rơ le một pha
role nhiet

Rơ le nhiệt 3 pha

Rơ le nhiệt 3 pha được sử dụng cho những thiết bị điện 3 pha có công suất lớn từ 3Kw, 4Kw , 4.5Kw và đa phần là những dòng thiết bị công nghiệp

Rơ le nhiệt ba pha
Rờ le 3 pha

Khi gặp sự cố, rơ le nhiệt có nhiệm vụ tác nguồn điện lực ra khỏi động cơ, tránh được sự cố hư hỏng ngoài ý muốn

Rơle nhiệt nồi cơm điện

Đây là thiết bị có công dụng đóng ngắt dòng điện khi nhận thấy dấu hiệu quá tải, loại này hoạt động dựa trên nguyên lí giãn nở của các thanh kim loại khi đốt nóng

role-nhiet-noi-com-dien

Rơle nhiệt nồi cơm điện được thiết kế theo hình tròn nhỏ gắn ở giữa của mâm nhiệt, mặt dưới của rơle sẻ gắng với lò xo

Khi nhiệt độ đạt đến mức giới hạn tức là cơm chính, cảm biến trong rơle sẻ tự động ngắt theo chế độ nấu cơm

Rơle nhiệt máy bơm nước

Thiết bị này cũng có tác dụng bảo vệ máy bơm nước khi hoạt động quá tải. Tức là khi không có nước, bơm sẻ hoạt động liên tục, lúc này nhiệt độ sẻ nóng lên đồng thời rơle bắt đầu giãn nở và ngắt điện. Đây là cách bảo vệ động cơ khỏi bị chập cháy

role-may-bom

Rơle nhiệt bàn là

Khi nhiệt độ tăng, băng kép cong và làm ngắt mạch điện, nhiệt độ giảm thì băng kép thẳng và nối mạch điện đốt nóng bàn là lên. Cho nên nhiệt độ sẻ duy trì trong phạm vi sử dụng

role-nhiet-ban-la

Như ta có thể thấy đấy, để tăng hay giảm nhiệt độ bàn là thì bạn có thể sử dụng ốc điều chỉnh

Rơle nhiệt bình nóng lạnh

Role nhiệt bình nóng lạnh cũng không cho nước trong bình vượt đến nhiệt độ giới hạn. Tức là khi nhiệt độ quá cao, rơle sẻ kích hoạt làm ngắt điện tới sợi đốt và ngược lại nhiệt độ giảm thì rơle sẻ kích hoạt đốt nóng

Rơle bình nóng lạnh bị hỏng

Thiết bị này cũng tương tự với bàn là, bạn có thể tăng giảm nhiệt độ theo yêu cầu thông qua nút điều chỉnh

Hướng dẫn cách đấu rơ le đúng kĩ thuật

Hiện tại có rất nhiều hướng dẫn cách đấu rơ le nhiệt nhưng dưới đây là cách thực hiện đúng tiêu chuẩn nhất mà bạn cần quan tâm

Cách đấu rơ le một pha

Đối với rơ le nhiệt sẻ được thiết kế với 3 cực độc lập cho 3 pha, nhưng khi bạn sử dụng cho điện 1 pha mà chỉ có 2 cực thì sẻ phải đấu như thế nào để đảm bảo an toàn cho động cơ

Xem video hướng dẫn cách đấu chi tiết:

Cách đấu rơ le nhiệt 3 pha

Với thiết bị sử dụng điện 3 pha thì công suất sẻ rất lớn nên hiện tượng mất pha, thấp áp hay quá áp thường xuyên xảy ra, nếu không có rơ le nhiệt thì máy móc rất dễ bị hư hỏng

Cách đấu rơ le nhiệt 3 pha thường được chia thành 2 dòng: Bảo vệ nguyên lí điện áp và bảo vệ điện áp dòng, nhưng cách đấu lắp sẻ giống nhau như sau:

Cách đấu rơ le 3 pha

Trong đó:

  • MC bên trái có nghĩa là 3 tiếp điểm động lực của khởi động từ
  • MAC bên phải được biết là tiếp điểm A1-A2 của cuộn hút khởi động từ
  • Vị trí R, S, T sẽ được đấu vào 3 pha Load có nghĩa là tải (thiết bị sử dụng)

Hướng dẫn cách chọn Rơ le nhiệt phù hợp

Rơ le nhiệt là thiết bị bảo vệ đông cơ máy móc, do đó bạn cần phải chọn rơ le phù hợp với đồng cơ thì mới có tác dụng bảo vệ.

Có nhiều trường hợp người dùng chọn rơ le nhiệt theo dòng của Contactor hoặc aptomat là không đúng dẫn đến động cơ bị cháy khi quá tải

Chọn rơle nhiệt theo thông số

  • Dòng làm việc
  • Dòng sản phẩm phẩm (Mỗi rơ le nhiệt sẻ tương ứng với một dòng Contactor)

Ví dụ: 

+ Có tải động cơ 3 pha, 380V, 3kW, tính toán dòng định mức theo công thức sau:

Itt = P/(1.73 x 380 x 0,85) ở đây hệ số cosphi là 0,85.

ta có Itt = 3000/(1,73x380x0,85)=5,4A

+ Dòng rơ le nhiệt ta chọn với hệ số khởi động từ 1,2-1,4 lần Idm, ta chọn dòng rơ le nhiệt là:

Idm = 1,4xItt = 1,4×5,4=7,6A.

>> Vậy dòng của rơ le nhiệt ta chọn là 8A.

Bảng chọn rơle theo công suất
Bảng chọn rơle theo công suất

Lưu ý khi chọn rơ le nhiệt

– Nên chọn rơ le nhiệt có ngưỡng điều chỉnh tương ứng với dải hoạt động của động cơ hoặc mức chênh lệch 10% so với chỉ số ban đầu. Ngưỡng điều chỉnh thấp nhất của Rơ le nên thấp hơn khoảng giữa trong dải hoạt động của động cơ

– Nên chọn một số loại rơ le nhiệt có sẵn chân cắm vào contactor, do đó nó chỉ lắp được đúng loại contactor tương thích với nó. Ví dụ dòng rơ le nhiệt TH-T18 của Mitsubishi chỉ lắp được cho contactor S-T10, S-T12, S-T20 của Mitsubishi.

– Một số dòng rơ le nhiệt cao cấp có tích hợp chức năng bảo vệ mất pha, tuy nhiên loại này không thông dụng do đó nên sử dụng rơ le nhiệt bảo vệ mất pha riêng

Chọn rơle nhiệt theo hãng nổi tiếng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại rơle nhiệt với các thương hiệu khác nhau, nếu là khách hàng thì khó có thể nắm bắt được hãng rơle nào tốt nhất. Dưới đây là các thương hiệu nổi tiếng được nhiều người tin dùng

Rơ le nhiệt Schneider

Scheider là thương hiệu được sản xuất từ công ty thiết bị điện Châu Âu cụ thể là nước Pháp. Với công nghệ sản xuất hiện đại thì Schneider lun tạo ra những dòng sản phẩm mang tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu trong đó phải kể đến rơle nhiệt

role-nhiet-Schneider

Rơ le nhiệt Mitsubishi

Mitsubishi là hãng đến từ Nhật Bản – Một trong những quốc gia uy tín, nghiêm ngặc hàng đầu trong khâu sản xuất.

Rơ le nhiệt Mitsubishi là dòng sản phẩm mang tính chất lượng cao đồng thời giá cả hợp lí. Thiết bị có thể giúp điều chỉnh dòng điện với các kích thước tiêu chuẩn khác nhau, giúp bảo vệ thiết bị trước tính trạng lệch pha, hiện tượng đoản mạch hay quá tải

role-nhiet-mitshubhisi

Rơ le nhiệt LS

LS là thương hiệu đến từ quốc gia Hàn Quốc, sản phẩm này cũng khá phổ biển được phân phối rộng khắp trên toàn cầu

Chất lượng thì ngang tầm với các hãng thương hiệu khác trên thị trường và được ứng dụng rộng rãi trên các thiết bị điện khác nhau

rele-nhiet-ls

Tổng kết: Với những chia sẻ trên chắc hẵn bạn đã nắm bắt được rơle nhiệt là gì ? Đặc điểm cấu tạo và nguyên lí hoạt động. Nếu bạn có điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với điện nước Khánh Trung để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

4.1/5 - (79 bình chọn)

Từ khóa » Các Loại Rơ Le Nhiệt