Rối Loạn Ăn Uống Kỳ 2-Chứng Cuồng Ăn Tâm Thần (Bulimia ...
Catherine hiện nay đang 20 tuổi. Cô đã có mối bận tâm về cân nặng và hình dáng cơ thể của mình trong vài năm. Khi còn là thiếu niên, cô cảm thấy mình bụ bẫm và đã ăn kiên thường xuyên, mặc dù cô đang có cân nặng bình thường, tính trong phạm vi về tuổi và chiều cao. Khi lớn hơn một chút, mối bận tâm này ngày càng trầm trọng hơn. Catherine hạn chế lượng thức ăn nạp vào một cách nghiêm khắc và bắt đầu hình phạt luyện tập để đưa mình vào khuôn khổ. Có giai đoạn cô có cân nặng thấp đáng kể. Trợ giúp về mặt y tế giúp cô tăng cân lại, nhưng nhanh chóng xuất hiện hành vi ăn kiêng nhiều hơn nữa, và lần đầu tiên, cô bắt đầu ăn vô độ. Đau khổ khi thấy mình tăng cân và thường xuyên ăn vô độ, Catherine bắt đầu tự gây ói trong nỗ lực tuyệt vọng để giảm cân.
6 tháng vừa qua, Catherine đã bỏ bữa sáng và trưa, ăn cử ăn chiều bình thường với gia đình, nhưng bắt đầu ăn vô độ vào tối trễ, thường từ 2 đến 3 lần một tuần. Cô ăn vô độ như là cách phản hồi đối với cảm xúc căng thẳng và lo lắng. Trong lần ăn vô độ gần nhất, Catherine ăn 4 mẫu bánh mì nướng với bơ và mứt, 6 gói khoai tây chiên, 3 thanh socola lớn, nửa hộp ngũ cốc và một tô kem lớn. Cô có cảm giác mình bị bạn bè từ chối. Catherine uống rất nhiều nước để giúp cô tự gây ói sau khi ăn vô độ. Gần đây cô hay uống từ 30 đến 40 viên thuốc nhuận tràng, cùng việc gây ói. Cô có một lịch tập thể dục khá vất vả, bao gồm 500 cái bật dậy (sit-ups) và tập aerobic mỗi ngày. Thức ăn được chia một cách cứng nhắc thành “tốt” và “xấu”; thức ăn bên cột xấu (như bánh quy, socola và phô mai) không được phép ăn.
Catherine ngày càng tăng cường việc tự nhận thức về bản thân (self-conscious). Cô từ chối việc tăng cân, bỏ hoạt động bơi lội (cô từng là thành viên trong đội bơi lội của trường), và nếu đi mua sắm, cô sẽ không bao giờ thử đồ trừ khi ở một mình. Catherine không thích cơ thể của bản thân, bận tâm về hình thể và báo cáo lại rằng có một giọng nói nhỏ trong đầu liên tục bảo “mày là một đứa mập và xấu xí, tao không thể chịu đựng được khi nhìn mày”. Catherine lo lắng rằng bạn bè sẽ thôi, không nghĩ về cô nữa nếu cô không giảm cân (khi đi chơi với bạn bè, cô tránh việc ăn uống và loại bỏ hết thức ăn trong dạ dày để trông mình gầy hơn). Cô cảm thấy rất tệ về bản thân nếu cô nghĩ mình đã tăng cân (Cooper, Todd, & Wells (2000). Bulimia Nervosa: A Cognitive Therapy Programme. London: Jessica Kingsley Publishers).
Chứng Bulimia Nervosa đặc trưng bởi hành vi ăn vô độ không kiểm soát và dùng mọi nổ lực để ngăn chặn tăng cân bằng những phương pháp không phù hợp như tự gây ói mửa và luyện tập cực kì nhiều. Người bệnh thường bắt đầu với ăn uống hạn chế, thúc đẩy bởi mong muốn có thân hình mảnh khảnh. Ở giai những giai đoạn đầu, bệnh nhân ăn kiêng và ăn thức ăn chứa ít calories. Dần dần, sự quyết tâm bắt đầu bị xói mòn, và người bệnh bắt đầu ăn thức ăn “cấm” như khoai tây chiên, pizza, bánh ngọt, kem và socola. Tất nhiên, một số bệnh nhân ăn vô độ bất cứ thức ăn nào có sẵn, bao gồm luôn cả bột bánh qui chưa qua chế biến. Trung bình, trong một bữa ăn vô độ, người rối loạn có thể ăn 4800 calories. Sau khi ăn vô độ, họ nổ lực giải quyết hậu quả của việc suy yếu bản ngã gây nên, và bệnh nhân bắt đầu ói, nhịn ăn, tập luyện quá độ, hay lạm dụng thuốc nhuận tràng. Khuôn mẫu về hành vi bắt đầu dai dẳng, và việc thanh tẩy cơ thể giúp họ giảm bớt nổi sợ tăng cân vì ăn.
Biến chứng y khoa do chứng cuồng ăn tâm thần
Biến chứng y khoa của Bulimia Nervosa ít nghiêm trọng hơn của Anorexia Nervosa, mặc dù vậy thì vẫn có một số mức độ tử vong liên quan xấp xỉ gấp hai lần được phát hiện ở người bệnh có độ tuổi tương đương nhau trong dân số chung (Arcelus & cộng sự, 2011). Bulimia Nervosa cũng đồng thời tạo ra một số vấn đề y tế (Mitchell & Crow, 2010). Hành vi xổ ra có thể làm mất cân bằng điện giải và làm lượng kali xuống thấp, đẩy bệnh nhân vào nguy cơ xuất hiện những bất thường về tim, mặc khác, có thể gây tổn hại đến cơ tim do sử dụng Ipecac Syrup, chất độc gây ói mửa. Thông thường, người bệnh sẽ xuất hiện dấu chai sạn ở tay do thọc tay vào cổ họng để gây ói mửa. Trong trường hợp cực đoan hơn nữa, họ có thể dùng vật nhọn và dài, như bàn chảy đánh răng chẳng hạn, có khả năng gây tổn thương vùng họng.
Vì đa phần trong dạ dày toàn là acid nên người bị rối loạn sẽ gây tổn hại đến răng khi có hành vi ói mửa lặp đi lặp lại, đánh răng sau khi ói mửa càng sinh ra nhiều tổn thương hơn. Loét miệng và sâu răng là hậu quả phổ biến nhất của việc ói mửa liên tục, cũng như có những chấm đỏ nhỏ quanh mắt mà nguyên nhân là do áp lực của việc nôn. Cuối cùng, người mắc rối loạn thường xuyên nuốt tuyến nước bọt do nôn liên tục. Hiện tượng này được gọi là “má sưng tấy” (Puffy Cheeks) hay “má sóc chuột” (Chipmunk Cheeks) ở những người mắc rối loạn bulimia. Việc nuốt không gây bất kì đau đớn nào, chỉ đơn giản là gây sự chú ý ở người khác mà thôi.
Tiêu chuẩn chẩn đoán chứng Bulimia Nervosa
Theo Sổ tay hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn sức khoẻ tâm thần (DSM-V) thì tiêu chí chẩn đoán chứng cuồng ăn tâm thần bao gồm:
A. Giai đoạn định kỳ ăn vô độ. Một giai đoạn của ăn vô độ đặc trưng bởi cả 2 dấu hiệu sau đây:
1. Ăn theo một chu kỳ thời gian rời rạc (ví dụ: Trong 2 giờ ở bất kỳ thời điểm nào), với lượng thức ăn chắc chắn là cao hơn rất nhiều so với một cá thể bình thường trong cùng một thời điểm và cùng một hoàn cảnh có thể ăn.
2. Cảm nhận thiếu sự kiểm soát trong việc ăn quá nhiều khi đang ở giai đoạn ăn vô độ (Ví dụ: Một người cảm thấy không thể dừng việc ăn lại hay kiểm soát ăn cái gì hoặc với lượng bao nhiêu).
B. Những hành vi bù đắp không phù hợp có định kỳ để ngăn chặn tăng cân, như là tự gây ói, lạm dụng thuốc nhuận tràng, lợi tiểu hay những loại thuốc khác; nhịn ăn; hoặc luyện tập cường độ cao.
C. Ăn vô độ và hành vi bù đắp không phù hợp xảy ra đồng thời. Trung bình, ít nhất một lần một tuần trong 3 tháng.
D. Sự tự đánh giá bị ảnh hưởng quá mức bởi hình thể và cân nặng.
E. Sự nhiễu loạn không xảy ra duy nhất khi trong giai đoạn của rối loạn Anorexia Nervosa (tức cả 2 rối loạn có thể xảy ra bất kỳ).
Đến đây, một số bạn sẽ thắc mắc rằng “vậy chứng rối loạn này khác quái gì dạng 2 (The binge – eating/ purging type – Xem lại kì 1) của Anorexia Nervosa”. Thật vậy, một số nhà nghiên cứu đã tranh luận rằng kiểu ăn vô độ của Anorexia Nervosa nên được xem là một dạng khác của Bulimia Nervosa. Như đã nói ở kì 1, sự khác nhau giữa một bệnh nhân mắc Bulimia Nervosa và một bệnh nhân thuộc kiểu “ăn vô độ/xổ ra” của Anorexia Nervosa chính là “cân nặng”. Theo định nghĩa, bệnh nhân mắc Anorexia Nervosa có cân nặng thấp nghiêm trọng, điều này, lại không đúng đối với bệnh nhân Bulimia Nervosa. Vì thế, kết quả là, nếu một người có biểu hiện ăn vô độ hoặc xổ ra nhưng với chuẩn đoán Anorexia Nervosa, kết luận rối loạn sẽ là Anorexia Nervosa (với dạng ăn vô độ/xổ ra) chứ không phải là Bulimia Nervosa.
Nói cách khác, chuẩn đoán Anorexia Nervosa đã “thắng” chuẩn đoán của Bulimia Nervosa. Điều này khá lạ bởi có mối liên kết mức độ đạo đức rất lớn đối với Anorexia Nervosa hơn là Bulimia Nervosa (vì Anorexia Nervosa có tỉ lệ tử vong cao hơn do các rối loạn thể chất kèm theo khi cân nặng quá thấp – xem lại kì 1). Người mắc chứng Bulimia Nervosa thông thường có cân nặng bình thường hoặc đôi khi là quá cân một chút.
Phương pháp can thiệp cho người mắc BN
- Can thiệp y khoa:
Hiện nay, khá phổ biến khi bệnh nhân Bulimia Nervosa được trị liệu với thuốc chống trầm cảm. Các nhà nghiên cứu đã cân nhắc sử dụng những loại thuốc này sau khi biết rõ rằng rất nhiều người bệnh đồng thời cũng chịu đựng những rối loạn khí sắc (Mood Disoders). Nói một cách tổng quát thì (và ngược lại với bệnh nhân Anorexia Nervosa), bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm có biểu hiện tốt hơn hẳn những ai chỉ được nhận trị liệu giả dược. Phản hồi tích cực thường rõ ràng hơn trong vòng 3 tuần đầu. Những người không thể hiện sự cải thiện sớm (trong vòng 3 tuần) thì ít có khả năng nhận được lợi ích từ trị liệu về lâu về dài, với cùng một loại thuốc (Sysko & cộng sự, 2010). Ngạc nhiên là, thuốc chống trầm cảm làm giảm tần suất ăn vô độ cũng như cải thiện khí sắc và tái kiểm soát lại hình dáng, cân nặng.
2. Can thiệp tâm lý:
Trị Liệu Nhận Thức – Hành vi (CBT) là phương pháp trị liệu hàng đầu đối với Bulimia Nervosa là CBT. Đa phần, các phương pháp tiếp cận hiện tại đều dựa trên công trình của Fairburn và đồng nghiệp tại Oxford, England. Một loạt các nghiên cứu có kiểm soát bao gồm hậu trị liệu (posttreatment) và kết quả giám sát dài hạn chứng thực lợi ích lâm sàng của CBT đối với Bulimia Nervosa.
Phần trị liệu về “hành vi” của CBT tập trung chủ yếu vào việc bình thường hóa khuôn mẫu ăn uống, bao gồm lên kế hoạch bữa ăn, giáo dục về dinh dưỡng, và kết thúc chu kỳ ăn vô độ và xổ ra bằng cách hướng dẫn người bệnh ăn ít thức ăn thường xuyên hơn.
Yếu tố “nhận thức” của CBT nhắm chủ yếu vào việc thay đổi nhận thức và hành vi có vai trò khởi nguyên hoặc kéo dài chu kỳ ăn vô độ, thực hiện bằng cách thách thức những khuôn mẫu suy nghĩ rối loạn điển hình hiện diện ở Bulimia Nervosa, như là “ăn hết hoặc không ăn gì cả” hay suy nghĩ lưỡng phân. Ví dụ, CBT thách thức xu hướng người bệnh phân loại thức ăn thành “tốt” và “xấu”, được thực hiện bằng cách cung cấp thông tin về sự thật, cũng như sắp xếp làm sao để có thể minh họa cho bệnh nhân thấy rõ rằng, tiêu thụ thức ăn “xấu” không dẫn đến cái kết không thể tránh khỏi của việc hoàn toàn mất kiểm soát trong ăn uống.
Trị liệu với CBT rõ ràng giúp làm giảm tính nghiêm trọng của triệu chứng ở bệnh nhân. Nhưng, người bệnh với chứng rối loạn hiếm khi hoàn toàn khỏi hẳn khi kết thúc tiến trình trị liệu. Chu kỳ ăn/xổ bị triệt tiêu trong khoảng 30 đến 50% số case bệnh. Thậm chí, mối bận tâm về cân nặng và hình dáng có thể vẫn còn đó sau trị liệu.
Trị liệu gia đình: Trị liệu gia đình cho chứng BN được chuyển thể từ việc trị liệu chứng biếng ăn tâm thần (AN), được thiết kế dành cho lứa tuổi vị thành niên (các bạn có thể xem lại kỳ 1).
Quách Hải Thọ
Nguồn bài viết:
- Hooley, J. M., Butcher, J. N., Nock, M. K., & Mineka, S. (2017). Abnormal psychology (17th edition, Global edition). UK: Pearson Education, pp 331 – 332, 349-351.
- Ciao, A. C., Anderson, K., & Grange, D. L. (2015). Family Approaches to Treatment. In Smolak, L., & Levine, M. P (Eds), The Wiley handbook of eating disorders Assessment, prevention, treatment, policy, and future directions (Vol. 2, pp. 829-830, 833). UK: John Wiley & Sons.
- Fursland, A., & Byrne, S. M. (2015). Cognitive‐behavioral therapy for the treatment of eating disorders. In Smolak, L., & Levine, M. P (Eds), The Wiley handbook of eating disorders Assessment, prevention, treatment, policy, and future directions (Vol. 2, pp. 774). UK: John Wiley & Sons.
- American Psychiatric Association. (2013). Diagnostic and statistical manual of mental disorders (5th ed.). Washington, DC: Author.
Chia sẻ:
Liên quan
Từ khóa » Cuồng ăn Bulimia
-
Chứng Cuồng ăn Bulimia | Vinmec
-
Chứng Cuồng ăn Bulimia Không Chỉ đơn Giản Là ăn Nhiều - Hello Bacsi
-
Rối Loạn Cuồng ăn - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chứng Cuồng ăn Bulimia: Một Rối Loạn ăn Uống Nghiêm Trọng
-
Chứng Cuồng ăn Bulimia Là Gì? Cách Chẩn đoán Và điều Trị
-
Chứng Cuồng ăn Bulimia - LIVESHAREWIKI
-
điều Trị, Triệu Chứng, Dấu Hiệu, Hậu Quả Của Bulimia
-
Chứng Cuồng ăn Bulimia Không Chỉ đơn Giản Là ăn Nhiều
-
Chứng Cuồng ăn Bulimia Là Gì? - 2DEP
-
Chứng Cuồng ăn Bulimia Không Chỉ đơn Giản Là ăn Nhiều • Hello Bacsi
-
Cách để Vượt Qua Chứng Cuồng ăn - WikiHow
-
Chứng Cuồng ăn Bulimia - AFamily
-
Bulimia Nervosa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Hot Blogger Plaaastic: Tôi Đã Sống Với Chứng Cuồng Ăn Bulimia ...