Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Máu Nên ăn Gì ?
Có thể bạn quan tâm
Nguồn gốc rối loạn mỡ trong máu chủ yếu là từ thực phẩm, người bị rối loạn chuyển hóa Lipid máu ngoài việc sử dụng thuốc còn cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Trên thực tế, có nhiều loại thực phẩm khi ăn vào còn có tác dụng giảm lipid máu, đôi khi không cần sử dụng tới thuốc nếu bị rối loạn lipid máu nhẹ. Dưới đây là một số thực vật, hoa quả chúng ta nên dùng khi mỡ máu cao:
1. Tỏi
Tỏi có thể làm tăng HDL-Cholesterol, có tác dụng giảm cholesterol, triglycecid, LDL-Cholesterol máu và dự phòng xơ vữa động mạch, ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông, là một gia vị rất có giá trị trong việc dự phòng các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, ăn tỏi không đúng cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, thường xuyên ăn tỏi dễ dẫn đến viêm mí mắt hoặc viêm kết mạc. Ngoài tính kích thích tỏi còn có tính ăn mòn, nếu ăn quá nhiều có thể tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày. Do đó, bệnh nhân có bệnh dạ dày và các chứng viêm ở mắt không nên dùng.
2. Quả cà
Khi được tiêu hóa ở ruột non, các chất chuyển hóa từ cà có thể gắn với cholesterol để đào thải ra khỏi cơ thể. Vỏ cà chứa hàm lượng vitamin P cao có tác dụng tốt trong việc giảm cholesterol máu. Ngoài ra vitamin P có thể làm tăng tính đàn hồi mao mạch, cải thiện vi tuần hoàn, có tác dụng hoạt huyết thông mạch.
3. Hành tây
Hành tây không chỉ có tác dụng giảm cholesterol máu, cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch còn có tác dụng giảm độ nhớt của máu tương tự như aspirin. Người trưởng thành mỗi ngày dùng 60 gam, hành tây có tác dung dự phòng cholesterol máu tăng cao.
4. Đậu tương
Nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn 100g đậu tương mỗi ngày, cholesterol máu có thể giảm khoảng 20%, đặc biệt là giảm rất rõ nồng độ LDL- cholesterol. Hơn nữa, đậu tương còn là nguồn bổ sung protein rất tốt cho cơ thể và ít chất béo nên rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
5. Dưa leo
Dưa leo có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi niệu. Dưa leo chứa rất nhiều chất xơ làm cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng đào thải và giảm hấp thu cholesterol. Có thể làm giảm quá trình chuyển hóa từ đường thành chất béo và có tác dụng giảm béo.
6. Rong biển
Rong biển là thực phẩm rất có ích đối với sức khỏe, cũng là một vị thuốc chữa bệnh. Rong biển chứa nhiều iod và magie, có tác dụng trong việc ngăn ngừa hình thành mảng lắng đọng cholesterool thành mạch. Trong rong biển còn có thành phần laminaria polysaccharide có thể làm giảm cholesterol toàn phần và triglycerid.
7. Ớt
Ớt có hàm lượng vitamin C cao nhất trong các loại thực vật, vitamin C có ích trong việc cải thiện vi tuần hoàn của cơ thể. Đồng thời vitamin C còn có thể làm giảm lượng cholesterol máu, là một loại thực vật giảm mỡ máu tự nhiên.
8. Súp lơ (Bông cải)
Súp lơ gồm súp lơ xanh và trắng, hai loại đều có thành phần dinh dưỡng cơ bản tương đồng. Súp lơ nhiệt lượng thấp, hàm lượng chất xơ rất cao, ngoài ra còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là flavonoid. Flavonoid là một chất làm sạch lòng mạch, có hiệu quả trong việc tiêu trừ cholesterol lắng đọng trên thành mạch, ngoài ra còn có thể ngăn chặn ngưng tập tiểu cầu, giảm thiểu các bệnh tim mạch phát sinh.
9. Mướp đắng
Mướng đắng rất giàu vitamin B1, vitamin C và nhiều loại khoáng chất. Mướp đắng có tác dụng trong việc giảm mỡ máu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra mướp đắng còn có thể kích thích bài tiết insulin, có tác dụng trong việc giảm lượng đường trong máu.
10. Cần tây
Cần tây tính mát, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và rất nhiều chất xơ làm tăng cường nhu động ruột, có tác dụng thông lợi đại tiện, giúp loại trừ mỡ thừa khi tiêu hóa trong đường ruột. Những người thường xuyên ăn cần tây, hàm lượng cholesterol trong cơ thể giảm rõ rệt, đồng thời cũng có tác dụng giảm huyết áp.
11. Mầm đậu xanh
Đậu xanh bản thân là thực vật có tác dụng rất tốt trong việc giảm cholesterol máu, sau khi nảy mầm, hàm lượng vitamin C có thể tăng cao gấp 6-7 lần. Mầm đậu xanh tính ngọt mát, chứa vitamin C, chất xơ..., có lợi trong việc loại trừ chất thải trong cơ thể, nó có thể kết hợp với chất béo trong ruột để thải loại ra ngoài. Đồng thời cũng làm tăng sự chuyển hóa thành acid mật và bài trừ ra ngoài, từ đó làm giảm cholesterol máu, giảm sự lắng đọng cholesterol ở thành động mạch. Là một loại thực phẩm quý trong việc giảm cân và điều chỉnh mỡ máu.
12. Cà rốt
Cà rốt chứa nhiều carotene và nhiều loại vitamin. Ngoài ra còn chứa 9 loại acid amin, hơn 10 loại enzym, nhiều loại khoáng chất và chất xơ. Các thành phần này rất tốt đối với người bị bệnh mạch vành. Trong cà rốt còn chứa quercetin, là một loại flavonoid, đã được chứng minh có tác dụng tăng cường lưu lượng máu động mạch vành, giảm mỡ máu, xúc tiến tổng hợp hormon tuyến thượng thận, từ đó có tác dụng hạ huyết áp.
13. Các loại nấm, nấm hương, linh chi, mộc nhĩ
Có tác dụng trong việc giảm cả cholesterol và triglycerid máu.
14. Sơn tra
Sơn tra chủ yếu chứa crataegic acid, citric acid, lipolytic acid, vitamin C, flavonoids, carbohydrates và proteins. Có tác dụng giãn mạch, cải thiện vi tuần hoàn, hạ huyết áp, làm tăng quá trình bài tiết cholesterol từ đó làm giảm mỡ máu. Nhưng do sơn tra có vị chua, dùng lâu dài có thể xuất hiện ợ chua, khó chịu ở dạ dày hoặc đau dạ dày, buồn nôn, đi lỏng, có thể tăng mức độ của bệnh viêm loét dạ dày, đại tràng. Cho nên dùng sơn tra tốt nhất là sau bữa ăn, không nên dùng lúc đói.
15. Táo
Táo có tác dụng giảm mỡ máu do chứa nhiều pectin, là một loại chất xơ tan trong nước, pectin đã được chứng minh là làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Cơ chế xuất hiện là tăng độ nhớt trong đường ruột, dẫn đến một sự giảm hấp thụ cholesterol từ mật hoặc thực phẩm. Nhưng trong táo cũng chứa nhiều đường, nên bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không nên dùng quá nhiều.
16. Chuối
Chuối vị ngọt tính hàn, tác dụng chủ yếu là thanh lọc trường vị, trị táo bón, ngoài ra còn thanh nhiệt nhuận phế, giảm phiền khát, giải độc rượu...Cuống quả chuối có tác dụng giảm cholesterol.
17. Kiwi
Kiwi chứa nhiều arginine, có tác dụng tăng cường lưu thông máu trong hệ tuần hoàn, hạn chế hình thành các cục máu đông, có tác dụng giảm tỷ lệ phát sinh một số bệnh tim mạch như: bệnh mạch vành,xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim... Kiwi còn chứa nhều vitamin C,E,K, là một loại quả ít chất béo nhưng chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ.
BS. Trần Văn Chiển - Khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Từ khóa » Tìm Hiểu Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Máu
-
Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Máu - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid | Vinmec
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Bạn Bị Rối Loạn Lipid Máu | Vinmec
-
Rối Loạn Lipid Máu - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tổng Quan Về Chuyển Hóa Lipid - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Người Bị Mắc Chứng Loạn Lipid Máu Cần Biết Những Gì? | Medlatec
-
Tất Tần Tất Những Vấn đề Liên Quan đến Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid
-
Rối Loạn Lipid Máu Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Rối Loạn Lipid Máu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Nguyên Nhân Rối Loạn Lipid Máu, Yếu Tố Nguy Cơ Và Cách Phòng Ngừa
-
Các Biến Chứng Rối Loạn Lipid Máu Nguy Hiểm Như Thế Nào?
-
Rối Loạn Lipid Máu: Nguyên Nhân, điều Trị Và Biến Chứng Nguy Hiểm
-
Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Máu
-
Rối Loạn Lipid Máu: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và điều Trị - Docosan