Rối Loạn Lipid Máu: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và điều Trị - Docosan
Có thể bạn quan tâm
Rối loạn lipid máu hay mỡ máu cao là yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh lý tim mạch. Mỡ máu cao có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Tình trạng mỡ máu cao có thể kiểm soát được trước khi tình trạng này dẫn đến các bệnh lý khác. Để phát hiện sớm bất thường của các loại mỡ trong máu, cần xét nghiệm mỡ máu định kỳ trong khi khám sức khoẻ tổng quát. Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây nhé.
Tóm tắt nội dung
- 1 Rối loạn lipid máu là gì?
- 2 Phân loại rối loạn lipid máu
- 2.1 Nồng độ LDL cao vượt ngưỡng
- 2.2 Nồng độ HDL cao vượt ngưỡng
- 2.3 Nồng độ Triglycerides cao vượt ngưỡng
- 2.4 Nồng độ cholesterol cao vượt ngưỡng
- 3 Triệu chứng rối loạn lipid máu
- 4 Biến chứng rối loạn lipid máu
- 5 Nguyên nhân rối loạn lipid máu là gì?
- 5.1 Bệnh tiểu đường
- 5.2 Suy giáp
- 5.3 Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic Ovary Syndrome – PCOS)
- 5.4 Hội chứng chuyển hóa
- 5.5 Hội chứng Cushing
- 6 Điều trị rối loạn lipid máu
- 7 Phòng tránh rối loạn lipid máu
- 8 Một số phòng khám có xét nghiệm mỡ máu và điều trị rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu là gì?
Rối loạn lipid máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid trong máu bị rối loạn (tăng cholesterol hoặc tăng triglicerid, hoặc tăng LDL-c, hoặc giảm HDL-c…).
Lipid (chất béo) rất quan trọng cho sự sống. Lipid là thành phần quan trọng của các tế bào sống. Lipid được tìm thấy trong màng tế bào, duy trì tính nguyên vẹn của tế bào và cho phép tế bào chất chia thành ngăn tạo nên những cơ quan riêng biệt. Lipid là tiền thân của một số hormon và acid mật, là chất truyền tín hiệu bên trong và bên ngoài tế bào. Các lipoprotein vận chuyển các phức hợp lipid và cung cấp cho tế bào khắp cơ thể. Không những thế, lipid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, tham gia cung cấp 25%-30% năng lượng cơ thể.
Khi một loại hoặc nhiều loại lipid có nồng độ tăng cao bất thường, kéo dài, có thể làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh lý tim mạch.
Dưới đây là nồng độ bình thường của các loại lipid máu của người trưởng thành trên 20 tuổi:
- Cholesterol toàn phần: Dưới 200 mg/dL (5,2 mmol/L)
- HDL cholesterol: 40 mg/dL (1,03 mmol/L)
- LDL cholesterol: Dưới 100 mg/dL; (2.58 mmol/L)
- Triglycerides: Dưới 150 mg/dL (1.7 mmol/L)
Phân loại rối loạn lipid máu
Nồng độ LDL cao vượt ngưỡng
Khi mức cholesterol LDL cao, chất béo tích tụ thành mảng trong các động mạch, mạch máu đưa máu từ tim đi khắp cơ thể. Theo thời gian, các mảng xơ vữa lớn dần, làm thu hẹp lòng các động mạch, tạo ra xơ vữa động mạch (làm cứng động mạch). Điều này có thể gây ra bệnh tim, đau tim, bệnh động mạch ngoại vi (giảm lưu lượng máu ở các chi, thường là chân) hoặc đột quỵ.
Nồng độ HDL cao vượt ngưỡng
Nồng độ HDL thấp và lượng chất béo trung tính cao có thể làm tăng chất béo tích tụ trong động mạch. Tuy nhiên, nồng độ HDL cholesterol cao đóng vai trò bảo vệ hệ tim mạch bằng cách giúp loại bỏ sự tích tụ của LDL cholesterol khỏi động mạch.
Nồng độ Triglycerides cao vượt ngưỡng
Cơ thể con người chuyển năng lượng dư thừa thành triglycerides và dự trữ trong các tế bào mỡ. Nguồn năng lượng dự trữ này sẽ được cơ thể sử dụng khi cạn kiệt nguồn năng lượng từ glucose. Tuy nhiên, khi lượng triglycerides trong máu tăng quá ngưỡng bình thường, sẽ tạo ra mảng bám trên thành mạch và sau đó là gây hẹp và bít tắc động mạch, xơ vữa động mạch. Không những thế, nồng độ triglyceride cao còn gây nên tình trạng viêm tuỵ cấp.
Nồng độ cholesterol cao vượt ngưỡng
Cholesterol là một chất rất cần thiết trong cấu trúc tế bào Nồng độ cholesterol tăng cao làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch của bệnh nhân.
Triệu chứng rối loạn lipid máu
Hầu hết bệnh nhân bị mỡ máu cao không có triệu chứng gì đặc trưng. Phần lớn triệu chứng lâm sàng của rối loạn lipid máu chỉ được phát hiện khi nồng độ các thành phần lipid máu cao kéo dài hoặc gây ra các biến chứng ở các cơ quan khác như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, các ban vàng ở mi mắt, khuỷu tay, đầu gối, hoặc viêm tụy cấp. Thông thường, rối loạn lipid máu chỉ được phát hiện tình cờ bằng kết quả xét nghiệm máu, vì vậy, xét nghiệm máu định kỳ rất có ý nghĩa trong việc giúp phát hiện sớm tình trạng mỡ máu cao.
Rối loạn lipid máu trở nên nghiêm trọng vì không được điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng, bao gồm bệnh động mạch vành và bệnh động mạch ngoại vi. Cả hai bệnh lý này đều có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Các triệu chứng phổ biến của những biến chứng này bao gồm:
- Đau chân, đặc biệt là khi đi bộ hoặc đứng
- Tức ngực
- Khó tiêu
- Khó ngủ và kiệt sức vào ban ngày
- Chóng mặt
- Tim đập nhanh
- Đổ mồ hôi lạnh
- Nôn và buồn nôn
- Xuất hiện các nốt ban vàng dưới da, không đau, không ngứa
- Ngất xỉu
Những triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi vận động hoặc căng thẳng và thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Tốt nhất, khi bị đau ngực không rõ nguyên nhân, bạn cần đi khám nội khoa. Bạn phải đi cấp cứu khi cảm thấy đau ngực dữ dội và khó thở.
Biến chứng rối loạn lipid máu
Nếu tăng lipid máu (mỡ máu cao) không được phát hiện sớm, bệnh nhân sẽ bắt đầu có các triệu chứng do biến chứng gây ra, chẳng hạn như
- Một số triệu chứng ở ngoại vi: cung giác mạc, nổi ban vàng ở mi mắt, u vàng ở gân khủy tay, đầu gối, bàn tay, gót chân, …
- Ảnh hưởng đến nội tạng: nhiễm lipid võng mạc, gan nhiễm mỡ, viêm tụy cấp
- Xơ vữa động mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tổn thương động mạch hai chi dưới gây thiếu máu hoại tử bàn chân
Nguyên nhân rối loạn lipid máu là gì?
Có nhiều lý do gây rối loạn chuyển hóa lipid máu. Một số nguyên nhân phổ biến nhất là thừa cân hoặc béo phì, tiểu đường, suy giáp (lượng hormone tuyến giáp thấp), hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), rối loạn nội tiết, hội chứng chuyển hóa, hội chứng Cushing, di truyền hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường thường tăng triglycerid máu do hoạt tính enzyme lipoprotein lipase giảm. Ngoài ra lượng đường trong máu cao thường xuyên còn làm tăng nguy cơ tổn thương các mạch máu nhỏ. Do đó việc giữ cho lượng đường trong máu gần mức bình thường và ổn định có ý nghĩa quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng về mạch máu.
Bên cạnh đó, điều chỉnh huyết áp và mức lipid đặc biệt quan trọng để giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Kiểu rối loạn lipid điển hình nhất trong bệnh tiểu đường là nồng độ triglyceride cao, HDL thấp và các hạt LDL-c nhỏ, dày đặc, dễ bám vào thành động mạch. Kiểu rối loạn này có liên quan đến tình trạng béo bụng và kháng insulin.
Suy giáp
Hormone tuyến giáp điều hoà sự trao đổi chất trong cơ thể và ảnh hưởng đến gần như mọi cơ quan trong cơ thểNó cũng đóng một vai trò trong việc điều chỉnh lipid. Suy giáp (giảm sản xuất hormone tuyến giáp) có thể khiến nhiều chức năng của cơ thể bị chậm lại.
Chẩn đoán sớm bệnh suy giáp là rất quan trọng vì những người bị suy giáp không được điều trị có mức lipid bất thường có thể dẫn đến bệnh tim mạch. Những bệnh nhân này có nồng độ LDL trong máu cao, và một số có lượng triglycerid cao. Suy giáp được điều trị bằng thuốc hormone tuyến giáp. Điều trị thường giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn lipid máu.
Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic Ovary Syndrome – PCOS)
PCOS liên quan đến sự rối loạn chức năng phóng noãn hoặc không phóng noãn và thừa androgen với nguyên nhân không rõ ràng. Phụ nữ bị tình trạng này thường có nhiều nang nhỏ trong buồng trứng. Các triệu chứng bao gồm kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt, vô sinh, các vấn đề về cân nặng, mụn trứng cá, lông trên mặt và cơ thể, hói đầu, rụng tóc. Hầu hết phụ nữ bị PCOS đều bị kháng insulin và thừa cân.
Rối loạn lipid máu thường gặp ở phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang. Họ thường bị tăng tăng triglyceride, tăng LDL, giảm HDL, tăng vòng bụng. Những rối loạn lipid này khiến phụ nữ bị PCOS có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn về sau này. PCOS không thể chữa khỏi triệt để, nhưng có thể được kiểm soát bằng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục.
Hội chứng chuyển hóa
Thuật ngữ hội chứng chuyển hóa dùng để chỉ một nhóm các yếu tố nguy cơ trên một người bệnh như tình trạng béo bụng, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, kháng insulin và rối loạn đông máu. Những người mắc hội chứng chuyển hóa có nguy cơ phát triển các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim mạch và tiểu đường. Nguyên nhân chính xác của hội chứng chuyển hóa vẫn chưa được xác định, nhưng các yếu tố di truyền, sự tích tụ quá nhiều chất béo trong cơ thể (đặc biệt là vùng quanh eo) và lối sống lười vận động góp phần gây ra hội chứng này.
Theo Tổ chức y tế Thế giới áp dụng chẩn đoán khi người bệnh có từ 3 yếu tố trở lên trong các yếu tố sau:
- Chu vi vòng eo vượt ngưỡng bình thường: Nam có vòng bụng ≥ 90 cm, nữ có vòng bụng ≥ 80cm
- HDL-C < 40mg/dL (nam) và <50mg/dL (nữ)
- Triglycerid máu ≥ 150 mg/dl
- Tăng huyết áp: ≥ 130/85 mmHg
- Đường huyết cao: Đường huyết lúc đói ≥ 100mg/dL.
Hội chứng Cushing
Hội chứng Cushing là bệnh lý nội tiết do rối loạn chức năng vùng vỏ tuyến thượng thận, gây tăng hormon glucocorticoid. Bệnh lý này thường gặp ở nữ giới tuổi từ 25 đến 40 với các triệu chứng như thay đổi hình dáng, rậm lông và nhiều mụn trứng cá, tăng huyết áp… Bệnh nhân Cushing có tình trạng giảm dị hóa các lipoprotein do giảm hoạt tính enzyme lipoprotein lipase. Tình trạng này càng rõ hơn trong trường hợp kèm kháng insulin và đái tháo đường.
Điều trị rối loạn lipid máu
Điều trị rối loạn lipid máu cần có sự kết hợp giữa thay đổi lối sống và dùng thuốc. Cụ thể là người bệnh được khuyến cáo nên vận động khoảng 30 phút mỗi ngày ngày, đa số các ngày trong tuần, nhất là những người ngồi nhiều như nhân viên văn phòng. Song song với vận động thể chất, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng và tính chất công việc. Khẩu phần ăn cần cân đối giữa glucid, lipid và protid.
Khi thay đổi lối sống sau 2-3 tháng mà không đem lại hiệu quả như mong muốn thì bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị với các loại thuốc hạ lipid máu như nhóm statin, nhóm fibrate hay resin.
Phòng tránh rối loạn lipid máu
Thay đổi lối sống: Cholesterol cao thường có thể tốt hơn khi thay đổi lối sống.
- Tập thể dục
- Chế độ ăn uống
- Cố gắng giảm cân nếu bị béo phì hoặc thừa cân
- Giảm dần và cai thuốc lá, rượu bia
Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu bằng thuốc cần có chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ như tăng men gan, giảm chức năng thận, … Tránh lạm dụng thuốc, dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ, tự mua thuốc và uống thuốc theo quảng cáo mà không có hướng dẫn từ bác sĩ.
Rối loạn lipid máu không có biểu hiện sớm và dễ nhận biết nhưng đem đến cái chết âm thầm bằng các biến chứng bệnh lý tim mạch, đột quỵ, suy thận mãn tính. Việc xét nghiệm mỡ máu mỗi 6 tháng một lần có ý nghĩ quan trọng trong việc phát hiện sớm tình trạng và điều trị sớm để phòng ngừa những biến chứng không mong muốn.
Ngoài ra, người đái tháo đường cũng nên tham khảo sản phẩm DIAVIT. Với công thức tiên tiến chứa 7 vitamin và 3 khoáng chất thiết yếu, DIAVIT hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ biến chứng như bệnh tim mạch, thần kinh ngoại biên và suy thận. Sản phẩm giúp người dùng năng động hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.
Một số phòng khám có xét nghiệm mỡ máu và điều trị rối loạn lipid máu
- Phòng khám Đa khoa Saigon Healthcare – Quận 10
- Phòng khám DHA Healthcare – Quận 3
- Phòng khám Quốc tế Golden Healthcare – Quận Tân Bình
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
- Dyslipidemia – Hormone.org
- Bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu là gì? – Bệnh viện đa khoa Hòa Bình
Từ khóa » Tìm Hiểu Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Máu
-
Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Máu - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid | Vinmec
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Bạn Bị Rối Loạn Lipid Máu | Vinmec
-
Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Máu Nên ăn Gì ?
-
Rối Loạn Lipid Máu - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tổng Quan Về Chuyển Hóa Lipid - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Người Bị Mắc Chứng Loạn Lipid Máu Cần Biết Những Gì? | Medlatec
-
Tất Tần Tất Những Vấn đề Liên Quan đến Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid
-
Rối Loạn Lipid Máu Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Rối Loạn Lipid Máu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Nguyên Nhân Rối Loạn Lipid Máu, Yếu Tố Nguy Cơ Và Cách Phòng Ngừa
-
Các Biến Chứng Rối Loạn Lipid Máu Nguy Hiểm Như Thế Nào?
-
Rối Loạn Lipid Máu: Nguyên Nhân, điều Trị Và Biến Chứng Nguy Hiểm
-
Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Máu