Rối Loạn Giấc Ngủ Không Thực Tổn: Nguyên Nhân, Cách điều Trị
Giấc ngủ rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Bởi khi chúng ta ngủ đủ giấc thì tinh thần sẽ sảng khoái, minh mẫn hơn và các hoạt động của cơ thể cũng được tốt hơn. Nhưng khi người bệnh bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn, bệnh sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Hãy cùng bổ sung cho bản thân những kiến thức về căn bệnh này ngay dưới bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
- 1. Thế nào là rối loạn giấc ngủ không thực tổn?
- 2. Nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ dạng này
- 3. Một số loại rối loạn giấc ngủ dạng không thực tổn thường gặp
- 3.1 Mất ngủ không thực tổn
- 3.2 Rối loạn giấc ngủ không thực tổn do ngủ nhiều
- 3.3 Rối loạn nhịp thức – ngủ
- 3.4 Chứng ngủ rũ
- 3.5 Chứng mộng du (miên hành)
- 3.6 Rối loạn giấc ngủ không thực tổn do hoảng sợ khi ngủ
- 3.7 Ác mộng khi ngủ
- 4. Cách chẩn đoán rối loạn giấc ngủ
- 5. Điều trị rối loạn giấc ngủ
- 5.1 Điều trị bằng thuốc, có nên không?
- 5.2 Các biện pháp điều trị cải thiện
- Các biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ:
- Những lưu ý về dinh dưỡng:
1. Thế nào là rối loạn giấc ngủ không thực tổn?
Rối loạn giấc ngủ không thực tổn chính là tình trạng khó đi vào giấc ngủ. Đây đang là một căn bệnh rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Trung bình mỗi người trưởng thành sẽ ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm và ở trẻ nhỏ thời gian này có thể kéo dài hơn. Thế nhưng với những bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ, thời gian ngủ của họ có thể ngắn hơn hoặc dài hơn những người bình thường, kèm theo các triệu chứng khó – mất ngủ.
Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu sau khi ngủ dậy do ngủ không đủ giấc, khó đi vào giấc ngủ. Đặc biệt tình trạng này sẽ xảy ra nhiều hơn với những người hay làm việc vào ca đêm.
Không chỉ thế, người mắc phải bệnh này thường có cảm thấy buồn ngủ ngay cả khi họ đã ngủ đủ giấc. Nếu cứ duy trì tình trạng này sẽ khiến bản thân người bệnh rất mệt mỏi, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công việc hằng ngày.
2. Nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ dạng này
Nếu người bình thường có thể mất ngủ do bị căng thẳng, áp lực thì đối với những người bị rối loạn giấc ngủ dạng không thực tổn thì sự thay đổi bất thường về thời gian, chất lượng giấc ngủ mới là cốt lõi. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là:
– Chấn động tâm lý, căng thẳng, mệt mỏi stress,…
– Ảnh hưởng từ một số bệnh lý về tim mạch như: suy tim,…, bệnh lý về hô hấp, một số bệnh nội tiết như: hạ đường huyết, cushing,…
– Người có tiền sử mắc một số bệnh lý như: hội chứng ngưng thở khi ngủ,…
– Người cao tuổi, người mắc các bệnh lý về rối loạn thần kinh và tổn thương hệ thần kinh,…
– Do yếu tố khác như thay đổi môi trường sống, thay đổi giờ giấc sinh hoạt, làm việc,…
3. Một số loại rối loạn giấc ngủ dạng không thực tổn thường gặp
Có rất nhiều dạng rối loạn giấc ngủ và ở mỗi dạng sẽ có những dấu hiệu nhận biết đặc trưng như:
3.1 Mất ngủ không thực tổn
Là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, họ có thể sẽ ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày, và kéo dài trong 1 tháng.
Tình trạng này xuất hiện không phải do các bệnh lý về tim mạch, hô hấp, tiết niệu,…, cũng không phải do các loại thuốc, hóa chất. Người bệnh cũng không xuất hiện những biểu hiện của bệnh lý về tâm thần.
3.2 Rối loạn giấc ngủ không thực tổn do ngủ nhiều
Khác với mất ngủ không thực tổn, người bệnh thường sẽ ngủ trên 10 tiếng mỗi ngày, thế nhưng họ vẫn luôn cảm thấy buồn ngủ. Tinh thần luôn thiếu tập trung, kém minh mẫn, cơ thể uể oải và thèm ngủ.
Không xuất hiện những triệu chứng của các bệnh lý đi kèm, không phải do sử dụng thuốc gây ra.
3.3 Rối loạn nhịp thức – ngủ
Tình trạng này thường bắt gặp ở những người thường phải làm việc ca đêm, làm việc ở những nơi phải thay đổi múi giờ như: tiếp viên hàng không, phi công,…Nguyên nhân chủ yếu của loại rối loạn này là do tính chất công việc của mỗi người. Họ thường mất ngủ nhiều về đêm, khó ngủ do thói quen, luôn có cảm giác mơ màng, khó chịu,…
3.4 Chứng ngủ rũ
Khác với những loại khác, đây là tình trạng xảy ra nhiều ở độ tuổi trung niên. Đặc biệt là những người mất ngủ nhiều, thiếu ngủ cả ngày nên không thể cưỡng lại những cơn buồn ngủ ập tới. Người bệnh có thể ngủ bất kỳ lúc nào kể cả ngay khi làm việc, hay đang ngồi ghế nói chuyện, hay khi ăn và khi tập thể dục.
Người bị mắc hội chứng này thường bị mất trương lực cơ 2 bên một cách rất đột ngột. Ngoài ra, còn tái diễn các biểu biện của chứng ngủ REM khi chuyển từ trạng thái ngủ sang thức. Hội chứng này không có các bệnh lý đi kèm, cũng không phải do các bệnh lý tâm thần hay do các thuốc gây ra.
3.5 Chứng mộng du (miên hành)
Chứng mộng du này thường xảy ra vào khoảng 1/3 thời gian đầu của mỗi giấc ngủ, người bệnh thường ra khỏi giường và làm nhiều hành động khác nhau. Điều đáng e ngại là người mộng du thường không nhận thức được những hành động của mình và không ghi nhớ được những gì đã xảy ra trong suốt quá trình ấy.
Một số biểu hiện nhận thấy một người đang bị mộng du đó là:
– Nét mặt thường tỉnh bơ, ánh mắt trống rỗng, có thể mở hoặc nhắm mắt, không quan tâm tới những câu hỏi và câu trả lời của những người xung quanh.
– Người bị mộng du thường không nhớ những gì đã xảy ra vào ngày hôm sau
– Không xuất hiện những triệu chứng khác của các bệnh lý khác hay do thuốc gây ra.
Mộng du thường không để lại những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên người bệnh có thể xuất hiện những chấn thương khi bị mộng du, mà những chấn thương này có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể. Vì thế, đây cũng được xem là một căn bệnh khá nguy hiểm do người bệnh không thể kiểm soát được những hành vi của mình.
3.6 Rối loạn giấc ngủ không thực tổn do hoảng sợ khi ngủ
Người bệnh thường xuất hiện những cơn hoảng sợ vào ban đêm. Biểu hiện có thể là tình trạng phát âm to, có hoạt động thần kinh tự trị tăng cao, vận động mạnh,…Giống như mộng du, tình trạng này cũng xuất hiện vào khoảng 1/3 thời gian đầu của mỗi giấc ngủ vào ban đêm. Khi thức dậy người bệnh cũng không nhớ những gì đã xảy ra.
Một vài biểu hiện nhận biết người có chứng hoảng sợ khi ngủ là:
– Người bệnh có thể thức giấc một hoặc rất nhiều lần trong đêm, người vã mồ hôi, hoảng sợ, mạch nhanh, thở gấp, kêu thét như gặp ác mộng,…Ngoài ra còn luôn trong tình trạng lo âu, hồi hộp.
– Những cơn hoảng sợ thường diễn ra và kéo dài trong 1-10 phút. Kết thúc người bệnh sẽ lại thiếp đi và hoàn toàn không nhớ những gì mình đã làm trong cơn hoảng sơ.
3.7 Ác mộng khi ngủ
Người bệnh có thể gặp ác mộng bất kỳ lúc nào khi đang ngủ, những cơn ác mộng có thể xuất hiện vào ban đêm khi ngủ hoặc có thể là ngủ trưa. Khi gặp ác mộng, người bệnh thường khóc, nói nhảm và có thể nhớ hết những gì xuất hiện trong giấc mơ. Ác mộng có thể gây ra các bệnh lý rối loạn tâm thần, rối loạn cảm xúc,…do luôn sợ hãi, ám ảnh. Lâu dần sẽ tiến triển thành bệnh tâm thần.
4. Cách chẩn đoán rối loạn giấc ngủ
Để chẩn đoán chính xác căn bệnh này, người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng, hỏi thăm về tình trạng sức khỏe, gia đình, tính chất công việc, sinh hoạt,…Sau đó sẽ được thực hiện một số các xét nghiệm để đánh giá chính xác mức độ của bệnh lý.
Một số các xét nghiệm phải làm như:
– Thực hiện một số xét nghiệm như: xét nghiệm công thức máu và sinh hóa máu.
– Xét nghiệm để xác định các chỉ số nước tiểu
– Thực hiện siêu âm Dopller mạch máu não, lưu huyết não,…
– Chụp CT scaner, MRI sọ não, điện tâm đồ và X-quang tim phổi
– Thực hiện một số bài test trắc nghiệm về tâm lý
Ngoài ra sẽ thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa khác.
5. Điều trị rối loạn giấc ngủ
5.1 Điều trị bằng thuốc, có nên không?
Sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tìm ra được nguyên nhân chính của chứng rối loạn giấc ngủ này, sau đó sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Đặc biệt đối với căn bệnh này, chúng ta không nên quá lạm dụng thuốc ngủ để tránh những tác hại không mong muốn sẽ xảy ra. Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc an thần, chống trầm cảm nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
5.2 Các biện pháp điều trị cải thiện
Người bệnh có thể điều trị song song nhiều biện pháp khác nhau như: cải thiện chất lượng giấc ngủ, sử dụng biện pháp tâm lý, hóa dược,…Trong đó việc cải thiện giấc ngủ là rất cần thiết, từ đó hình thành những thói quen tốt để điều trị bệnh mà không cần dùng đến thuốc.
Các biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ:
– Sắp xếp thời gian biểu với những công việc phải làm theo từng khung giờ. Nên ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và thức dậy đúng giờ. Tránh làm sai với đồng hồ sinh học hoạt động tự nhiên của mỗi cơ thể.
– Không nên sử dụng các chất chứa nhiều cafein, rượu, chè,…vào buổi chiều, tối bởi chúng sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương.
– Không nên ăn những loại thực phẩm gây khó tiêu vào buổi tối, cũng không ăn thực phẩm quá mặn hay quá ngọt. Nên ăn bữa tối trước giờ đi ngủ từ 3-4 tiếng đồng hồ.
– Không nên xem những bộ phim có tính chất rùng rợn gây ám ảnh hay những chương trình có tính kích động cao. Bởi có thể sẽ gây ám ảnh tới người xem.
– Cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giữ đầu óc luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress,…
– Nên ngủ ở những nơi yên tĩnh, tránh sự ồn ào. Nên ngủ nhiều vào ban đêm, ban ngày chỉ nên ngủ không quá 1 tiếng đồng hồ.
Những lưu ý về dinh dưỡng:
Những người mắc bệnh này cần tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cơ thể đang thiếu hụt như các loại thực phẩm giàu sắt, vitamin B12,… Điều này cũng rất có ích trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Các biện pháp trên đây chỉ mang tính tham khảo, hỗ trợ chứ không thể thay thế các chẩn đoán và điều trị y khoa. Để điều trị chứng mất ngủ một cách hiệu quả nhất, bạn nên chủ động thăm khám sớm tại chuyên khoa nội thần kinh để được chẩn tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về căn bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Hãy chủ động điều trị sớm trước khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi đây là một căn bệnh diễn ra trong âm thầm và có thể để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Từ khóa » F51 Là Bệnh Gì
-
Bệnh Rối Loạn Giấc Ngủ Và Những điều Cần Biết
-
F51: Rối Loạn Giấc Ngủ Không Thực Tổn
-
BÀI 20 HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC RỐI LOẠN ...
-
Rối Loạn Giấc Ngủ - Bệnh Viện Tâm Thần Ban Ngày Mai Hương
-
Rối Loạn Giấc Ngủ Của Nguyên Nhân Vô Cơ (F51) - ICD 10
-
Thế Nào Là Rối Loạn Giấc Ngủ Không Thực Tổn? | Vinmec
-
Rối Loạn Giấc Ngủ Không Thực Tổn: Bệnh Lý Hay Gặp ở Người Thức ...
-
Rối Loạn Giấc Ngủ - Triệu Chứng Và Cách Phòng Bệnh
-
F51: Rối Loạn Giấc Ngủ Không Thực Tổn - NongDanMo
-
Triệu Chứng, điều Trị Bệnh Rối Loạn Phân Liệt Cảm Xúc, Loại Hưng Cảm ...
-
Mất Ngủ Không Thực Tổn - Health Việt Nam
-
Rối Loạn Giấc Ngủ - Chứng Bệnh Thường Gặp Nhưng Khó điều Trị Tại ...
-
Các Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Và Phân Loại Rối Loạn Giấc Ngủ
-
Nghĩa Của Từ F51 - F51 Là Gì - Ebook Y Học - Y Khoa