Rối Loạn Giấc Ngủ - Triệu Chứng Và Cách Phòng Bệnh

Rối loạn giấc ngủ - triệu chứng và cách phòng bệnh

Ngọc Khanh và cộng sự

Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng - Phó viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, rối loạn giấc ngủ (RLGN) thường diễn biến như sau: Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến suy nhược nặng và nguy cơ tử vong có thể xảy ra sự suy giảm trầm trọng khả năng điều hoà nhiệt độ của cơ thể. Mất ngủ mãn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, rối loạn nhận thức, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hàng ngày.

Hình ảnh Rối loạn giấc ngủ

Việc chẩn đoán rối loạn giấc ngủ theo ICD-10 năm 1992 rối loạn giấc ngủ không thực tổn được biệt định F51 (F51.0-F51.9) và G 47, bao gồm các triệu chứng sau:

  • Mất ngủ
  • Ngủ nhiều
  • Rối loạn nhịp thức ngủ
  • Giấc ngủ thất thường: đi trong lúc ngủ, hoảng sợ khi ngủ, ác mộng
  • Các rối loạn giấc ngủ không thực tổn khác
  • Rối loạn giấc ngủ không thực tổn, không biệt định

Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ theo dịch tễ: Rối loạn giấc ngủ là thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính do áp lực của đời sống hiện đại. Tại Mỹ (2002) thấy 35 - 40% người Mỹ trưởng thành có vấn đề về giấc ngủ. Tại Việt Nam cho thấy 80% số bệnh nhân đến khám được phát hiện rối loạn giấc ngủ liên quan đến sự căng thẳng trong cuộc sống. Biểu hiện chủ yếu là mất ngủ, rối loạn nhịp thức ngủ, ác mộng, ... Trong số đó 5% - 6,7% bệnh nhân mất ngủ nặng có trầm cảm – lo âu, 14,6% trong trầm cảm cơ thể.

Chẩn đoán RLGN theo biểu hiện lâm sàng: Mất ngủ là một trạng thái không thoả mãn về mặt số lượng hoặc chất lượng của giấc ngủ tồn tại trong một thời gian dài (ít nhất là một tháng). Ngủ nhiều không thực tổn là một trạng thái ngủ ngày quá mức và có những cơn ngủ (mà không giải thích được bởi tình trạng thiếu ngủ) hay một trạng thái chuyển tiếp kéo dài quá mức từ lúc mới thức sang trạng thái tỉnh táo hoàn toàn.

Ngoài ra, rối loạn nhịp thức ngủ không thực tổn: là thiếu tính đồng bộ giữa nhịp thức ngủ của cá nhân và nhịp thức ngủ mong muốn đối với môi trường. Đi trong giấc ngủ là một trạng thái biến đổi ý thức, trong đó hiện tượng thức và ngủ kết hợp nhau, thường xảy ra trong phần ba đầu giấc ngủ đêm. Hoảng sợ khi ngủ là những cơn hoảng sợ và sợ hãi tột độ về ban đêm. Ác mộng

Mất ngủ không thực tổn là một trạng thái không thoả mãn về mặt số lượng hoặc chất lượng của giấc ngủ tồn tại trong một thời gian dài (ít nhất là một tháng). Than phiền khó đi vào giấc ngủ hoặc chất lượng ngủ kém. Rối loạn giấc ngủ xảy ra ít nhất 3 lần trong 1 tuần trong thời gian ít nhất một tháng. Có sự bận tâm về giấc ngủ và lo lắng quá mức về hậu quả ban đêm và ban ngày của nó. Số lượng và hoặc chất lượng giấc ngủ không thoả mãn gây ra đau khổ lớn hoặc gây trở ngại hoạt động xã hội và nghề nghiệp.

Đi trong lúc ngủ (chứng miên hành) (Sleep Walking)

Là một tình trạng biến đổi ý thức, trong đó hiện tượng ngủ và thức kết hợp nhau. Theo bác sĩ Dũng thì nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán: Triệu chứng ưu thế là một hoặc nhiều cơn đứng dậy, đi khỏi giường, đi lại, xảy ra trong phần ba đầu của giấc ngủ đêm.

Trong cơn, người bệnh có bộ mặt ngây dại, cố định, không đáp ứng được với người khác muốn thay đổi trạng thái hoặc muốn tiếp xúc với họ, và khó khăn lắm mới thức tỉnh được bệnh nhân. Khi thức dậy (hoặc sau cơn) bệnh nhân không còn nhớ được cơn. Đi trong lúc ngủ (chứng miên hành) (Sleep Walking). Sau cơn không có suy giảm gì về tâm thần và hành vi, mặc dù có thể có lúc ban đầu một thời kỳ lú lẫn và mất định hướng ngắn.

Không có bằng chứng của một rối loạn tâm thần thực tổn như mất trí, động kinh. Chứng miên hành cần phân biệt với cơn động kinh tâm thần vận động và cơn trốn nhà phân ly. Hoảng sợ khi ngủ (Sleep Terrors). Là những cơn hoảng sợ và sợ hãi tột độ về ban đêm, kết hợp với phát âm to, vận động mạnh, và hoạt động thần kinh tự trị tăng cường.

Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng cho biết, nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán dựa vào triệu chứng ưu thế là một hay nhiều cơn thức giấc, bắt đầu bằng tiếng kêu thét, hoảng sợ, và đặc trưng bằng lo âu nhiều, cử động cơ thể, tăng hoạt động thần kinh tự trị như mạch nhanh, thở gấp, đồng tử giãn, vã mồ hôi. Cơn tái diễn điển hình kéo dài 1 – 10 phút và thường xảy ra phần ba đầu của giấc ngủ đêm. Không đáp ứng đối với những tác động của người khác lên hiện tượng hoảng sợ khi ngủ, và những tác động này hầu như gây ra mất định hướng cùng với động tác định hình trong vài phút.

Hoảng sợ khi ngủ (Sleep Terrors): Nhớ lại sự kiện nếu có, chỉ tối thiểu vào một vài hình ảnh tâm thần rời rạc. Không có bằng chứng về một rối loạn cơ thể, như u não, động kinh. Cơn hoảng sợ khi ngủ cần phân biệt với ác mộng. Trong ác mộng, chủ yếu là “giấc mơ xấu” với tiếng kêu và vận động cơ thể có giới hạn. Ác mộng (Nightmares)

Nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán: Thức dậy trong giấc ngủ đêm hoặc giấc ngủ trưa và kể lại chi tiết, đầy đủ các giấc mơ đầy đe dọa đến sự an toàn tính mạng, đến giá trị bản thân; thức giấc có thể xảy ra bất kỳ thời gian nào trong lúc ngủ đêm, điển hình là nữa sau giấc ngủ đêm. Vào lúc thức giấc khỏi giấc mơ đe dọa, bệnh nhân nhanh chóng trở nên nhanh nhẹn và định hướng được. Bản thân nhận cảm giấc mơ, và rối loạn do hậu quả của giấc ngủ gây ra đau buồn rõ rệt đối với bệnh nhân. Phân biệt ác mộng với hoảng sợ ban đêm.

Sau cùng bác sĩ Dũng đưa ra cách phòng RLGN :

  • Tránh các căng thẳng tâm lý mạnh trong cuộc sống.
  • Chủ động giải quyết những sang chấn tâm lý cá nhân có khả năng gây ra rối loạn cảm xúc lo âu trầm cảm, hoặc các rối loạn liên quan đến stress.
  • Phát hiện sớm và điều trị sớm các rối loạn tâm sinh nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ.
  • Chế độ làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý, khoa học.
  • Tránh làm dùng thuốc, các chất kích thích thần kinh trung ương.

Từ khóa » F51 Là Bệnh Gì