Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Sinh Và Cách Khắc Phục

Sau khi sinh xong, nội tiết tố của phụ nữ còn chưa ổn định, cơ thể chưa khỏe mạnh hoàn toàn. Do đó rối loạn kinh nguyệt xảy ra là vấn đề rất dễ gặp phải ở nhiều chị em phụ nữ.

1. Rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Sau sinh người mẹ thường sẽ mất kinh nguyệt tạm thời. Thay vào đó là sự xuất hiện một loại dịch tiết từ âm đạo gần giống kinh nguyệt, được gọi là sản dịch, nó sẽ tiết ra liên tục trong vòng 2 – 4 tuần sau khi sinh. Một số trường hợp tiếp tục ra dịch sản trong vài tuần tiếp theo, tối đa 45 ngày sau sinh. Đối với những chị em cho con bú bằng sữa ngoài, kinh nguyệt có khoảng 2 – 3 tháng sau sinh. Trong khi đó, những người con bú bằng sữa mẹ, kinh nguyệt sẽ xuất hiện sau khoảng 6 – 8 tháng. Còn đối với những mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa thì thời gian có kinh trở lại có thể sẽ lâu hơn. Tuy vậy, ngay cả khi kinh nguyệt đã trở lại, nó vẫn chưa ổn định.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

2. Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt

- Vòng tuần hoàn của chu kỳ kinh nguyệt khác thường Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là số ngày ra kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 – 32 ngày. Thời gian một chu kỳ kinh là từ 3 – 7 ngày tùy vào cơ địa từng người. Vì thế, chu kỳ kinh ít hơn 28 hoặc nhiều hơn 32 ngày, thời gian chảy máu ít hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày là biểu hiện của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau sinh.

- Máu kinh bị vón cục hoặc có màu đen khác thường Hiện tượng máu kinh vón cục hoặc có màu đen kết hợp với kinh nguyệt xuất hiện muộn, tháng có tháng không cũng có thể là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.

- Sau khi sinh mất kinh quá lâu Đối với phụ nữ sinh mổ thì sau 2 – 3 tháng có kinh trở lại, sinh thường thì lâu hơn là 6 tháng – 1 năm. Nếu như 1 – 2 năm sau sinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì chắc chắn mẹ đang bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh.

- Đau bụng dữ dội Phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt thường có biểu hiện đau bụng ở trước và trong ngày đầu tiên. Phụ nữ sau khi sinh chịu đau khá nhiều sau cuộc vượt cạn thì có lẽ đau bụng kinh không còn đáng sợ nữa. Vì thế, mẹ nào cảm thấy đau vật vã, dữ dội, quằn quại không thể làm gì thì đó cũng là dấu hiệu của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh.

- Đau đầu vú Đau đầu vú hay căng tức đầu vú là biểu hiện của rối loạn nội tiết, nó đồng nghĩa với việc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Đây là biểu hiện chung cho người bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt chứ không riêng chỉ phụ nữ sau khi sinh. Ngoài ra, khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi bạn sẽ không thiết tha làm gì, đau lưng, đau đầu kèm theo.

3. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau sinh

- Rối loạn nội tiết tố Trong quá trình mang thai và sinh con, nội tiết tố của người phụ nữ liên tục có sự thay đổi. Cụ thể hai hormone là estrogen và progesterone tăng lên hoặc giảm đi đột ngột. Trong khi đó các hormone này quyết định trực tiếp tới chu kỳ rụng trứng, kiểm soát kinh nguyệt.

- Do căng thẳng, mệt mỏi Trạng thái tinh thần căng thẳng sau khi sinh cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn kinh nguyệt. Phụ nữ sau khi sinh rất nhạy cảm, dễ buồn phiền, dễ lo âu bởi những chuyện xung quanh. Việc chăm sóc con cái và gia đình cùng lúc cũng gây ra áp lực lớn. Sự căng thẳng này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới các vấn đề sức khỏe, trong đó có chu kỳ kinh nguyệt.

- Tác dụng phụ của thuốc tránh thai Ngoài ra, thuốc tránh thai cũng là một nguyên nhân không thể không kể đến. Thuốc tránh thai có cơ chế gây ức chế quá trình rụng trứng, ngăn chặn quá trình thụ thai. Trong quá trình ức chế rụng trứng, thuốc tránh thai tác động đến hormone nội tiết, lâu ngày có thể gây ra sự rối loạn về kinh nguyệt ở phụ nữ. Những người lạm dụng thuốc tránh thai, uống thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên cũng có thể phải chịu tác dụng phụ của loại thuốc này.

4. Làm thế nào để có thể khắc phục tình trạng trên?

- Cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý - Tích cực tập thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập yoga nhẹ nhàng để giúp tinh thần thoải mái, giảm cân sau sinh - Tránh để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, stress. Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, trò chuyện với con và người thân trong gia đình nhiều hơn để giúp sản phụ phòng chống bệnh trầm cảm sau sinh - Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tránh thai vì nó có nhiều tác dụng phụ có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh của bạn - Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,… - Bổ sung nội tiết tố estrogen trực tiếp sẽ giúp điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh nhanh hơn. Việc bổ sung nội tiết tố cho cơ thể phải đúng cách, đúng liều lượng. Vì thế bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. - Đi khám phụ khoa: Tình trạng rối loạn kinh nguyệt nếu diễn ra quá lâu có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Trong trường hợp cần thiết, tốt nhất các bạn nên tìm đến các cơ sở y tế hoặc các phòng khám phụ khoa để được khám và tư vấn đầy đủ.

Nhóm Admin ST

Từ khóa » Sinh Xong 2 Tháng Có Kinh