Rối Loạn Kinh Nguyệt Tiền Mãn Kinh Dấu Hiệu & Cách Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là vấn đề lớn mà tất cả các chị em phụ nữ qua độ tuổi trung niên phải đối diện. Vậy rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có triệu chứng như thế nào và ảnh hưởng ra sao? Những thông tin này sẽ được bác sĩ chuyên gia sản phụ khoa chia sẻ đến các chị em qua bài viết dưới đây.
Tóm Tắt Tin Sức Khỏe [Hiện]Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Mãn kinh là một giai đoạn phát triển bình thường trong cơ thể người phụ nữ. Một số phụ nữ có thể xảy ra sớm hơn nhưng một số người có thể chậm hơn những người khác mà không có sự đồng nhất về độ tuổi.
Ở độ tuổi trung bình từ 45 đến 55, hoạt động của buồng trứng có sự giảm sút, hai loại hormone nữ giới là estrogen và progesterone cũng giảm sút làm nội tiết tố nữ mất cân bằng trầm trọng. Do đó, hiện tượng rụng trứng diễn ra thất thường và làm cho kinh nguyệt bị rối loạn.
Một số yếu tố thúc đẩy giai đoạn tiền mãn kinh xảy ra nhanh hơn, bao gồm:
- Sử dụng chất kích thích: Hút thuốc lá và uống rượu bia…
- Yếu tố di truyền: Những người phụ nữ trong một gia đình có xu hướng trải nghiệm giai đoạn tiền mãn kinh ở độ tuổi như nhau.
- Không sinh con.
- Ngoài ra còn một số những yếu tố ngoại khoa khác như: Điều trị ung thư thời trẻ hoặc phẫu thuật cắt bỏ tử cung…
Dấu hiệu triệu chứng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Rối loạn về chu kì kinh
Vòng kinh của chị em thay đổi, có thể là kéo dài và thưa dần: Thay vì chu kỳ kinh thường là 1 tháng một lần đều đặn như trước, có thể tăng lên tháng rưỡi hoặc hai đến ba tháng mới có kinh một lần. Một số trường hợp phụ nữ gặp phải hiện tượng chu kì kinh ngắn hơn, xuống dưới 3 tuần nếu như nang noãn sớm trưởng thành, giai đoạn tiền mãn kinh được rút ngắn.
Hiện tượng mất kinh
Chị em bị mất kinh khi hoạt động của buồng trứng suy giảm, chu kì kinh không xảy ra phóng noãn. Mất kinh được tính khi chị em không có kinh trong vòng 3 tháng trở lên.
Rong kinh
Rong kinh là hiện tượng chảy máu kéo dài trên 7 ngày trong chu kì kinh. Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh gây ra hiện tượng rong kinh cơ năng. Hiện tượng rong kinh cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý ở tử cung hay buồng trứng như polyp tử cung, u xơ tử cung và viêm niêm mạc tử cung. Trường hợp này được xếp vào dạng rong kinh thực thể, cũng thường gặp ở những chị em trong độ tuổi tiền mãn kinh.
Cường kinh
Cường kinh là một biểu hiện khác của rối loạn kinh nguyệt hay gặp ở chị em U40 và U50. Cường kinh xảy ra khi thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày với tổng lượng máu kinh ra trên 200ml.
Cường kinh là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tổn thương thực tể ở tử cung và buồng tử cung khiến cho bộ phận tử cung không hoạt động tốt và suy giảm khả năng cầm máu. Hiện tượng này cũng hay mắc ở những phụ nữ bị rối loạn đông máu hoặc tăng huyết áp.
Các triệu chứng đi kèm khác
Cơ thể nóng bừng và gặp trục trặc với giấc ngủ: 65-75% chị em ở giai đoạn tiền mãn kinh gặp phải hiện tượng này.
Tâm trạng thay đổi thất thường: Có thể dẫn đến trầm cảm.
Suy giảm khả năng sinh sản: Ở độ tuổi tiền mãn kinh, hoạt động của buồng trứng và tử cung thất thường, dẫn đến rụng trứng thất thường và khả năng mang thai giảm. Chị em độ tuổi tiền mãn kinh mà muốn mang thai thực sự rất khó khăn, tuy nhiên miễn là có kinh thì chị em vẫn có khả năng mang thai.
Tác hại của rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi tiền mãn kinh
Có thể thấy chị em ở độ tuổi tiền mãn kinh bị hai ảnh hưởng trực tiếp nhất là nội tiết tố nữ thay đổi và các triệu chứng khác thường đi kèm như nóng ran, khó ngủ hoặc mất ngủ, khô âm đạo. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của chị em:
- Tâm trạng thay đổi thất thường.
- Suy giảm ham muốn quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến đời sống gối chăn và hạnh phúc vợ chồng. Một số chị em bị khô âm đạo ở độ tuổi tiền mãn kinh làm cho giao hợp đau đớn.
- Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý ở độ tuổi tiền mãn kinh đe dọa sức khỏe của chị em.
Bị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh nên làm gì?
Tiền mãn kinh là một giai đoạn mà bất cứ phụ nữ nào cũng đều trải qua trong đời. Do đó, bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Thành Đức khuyên nhủ chị em nên bình tĩnh đối diện, chuẩn bị tốt tinh thần và không bị hoang mang khi nó xảy đến. Bởi rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra nhưng sẽ không kéo dài lâu và hoạt động sinh lý của các cơ quan trong cơ thể chị em sẽ đi vào ổn định dần sau đó.
Một số giải pháp đưa ra nhằm giảm triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh, có tác dụng tích cực đến chị em trong độ tuổi tiền mãn kinh được khuyến khích như sau:
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Giành nhiều thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt sau những ngày làm việc dài.
- Chế độ luyện tập thể thao: Tập thể dục từ 30 đến 45 phút mỗi ngày bằng các môn thể thao nhẹ nhàng như dưỡng sinh, yoga, hoặc thậm chí là đi bộ.
- Chế độ ăn uống: Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng, chị em tuổi mãn kinh nên ăn những thức ăn giàu canxi, ưu tiên thức ăn chứa nhiều axit béo trong khẩu phần ăn như dầu cá, vừng, óc chó, đậu nành, hướng dương, các thực phẩm họ đậu, rong biển… Tránh xa các chất kích thích.
- Giảm căng thẳng: Yếu tố tâm lý rất quan trọng để phòng tránh bệnh tật và duy trì một sức khỏe tốt.
- Khám sức khỏe: Định kì 6 tháng/lần bao gồm cả khám tầm soát ung thư cổ tử cung để phòng ngừa những bệnh lý ở tử cung. Chị em gặp phải hiện tượng rối loạn kinh nguyệt kéo dài trên 6 tháng nên liên hệ ngay với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có giải pháp điều trị thích hợp.
Rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi tiền mãn kinh có thể là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng khi nó đi cùng với các triệu chứng khác như máu kéo dài, đau bụng và dịch tiết sinh dục,… gây trở ngại cho cuộc sống, chị em cần liên hệ ngay với phòng khám phụ khoa theo số điện thoại 0379544317. Các bác sĩ chuyên gia phụ khoa luôn sẵn sàng giúp đỡ chị em.
Có thể bạn quan tâm: Rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì?
Từ khóa » độ Tuổi Trung Niên Tiền Mãn Kinh
-
Tiền Mãn Kinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Tuổi Tiền Mãn Kinh Thường Bắt đầu Từ Bao Nhiêu? | Vinmec
-
Tiền Mãn Kinh Và Mãn Kinh: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
"Điểm Mặt" 10 Sự Thật Về Mãn Kinh Mọi Phụ Nữ Nên Biết - Hello Bacsi
-
Nhận Biết độ Tuổi Tiền Mãn Kinh ở Phụ Nữ Qua Một Vài Dấu Hiệu
-
Phụ Nữ U40 Cần Làm Gì để đối Diện Với Tiền Mãn Kinh?
-
Tuổi Mãn Kinh Của Phụ Nữ Là Bao Nhiêu Và Cách để Kéo Dài?
-
Các Triệu Chứng Tiền Mãn Kinh ở Phụ Nữ Trung Niên - Vinamilk
-
Mãn Kinh Bao Nhiêu Tuổi Là Trễ? Phụ Nữ Mãn Kinh Muộn Có Tốt Không?
-
Phụ Nữ Trung Niên Với Hội Chứng Tiền Mãn Kinh - Tuổi Trẻ Online
-
Mãn Kinh - VnExpress
-
Những điều Cần Biết Khi Phụ Nữ Bước Vào Thời Kỳ Tiền Mãn Kinh Và ...
-
Những Thay đổi Của Cơ Thể Trong Giai đoạn Tiền Mãn Kinh?
-
Mãn Kinh Muộn Có Tốt Không? Làm Sao để Mãn Kinh Muộn?