Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Là Bệnh Gì? Có Chữa được Không?
Có thể bạn quan tâm
Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh thường gặp. Để biết mình có mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật hay không, bệnh nhân cần quan sát triệu chứng và đi khám với bác sĩ Thần kinh khi cần thiết.
Rối loạn hệ thần kinh thực vật là gì?
Bộ phận của hệ thần kinh kiểm soát các hoạt động nội tạng của cơ thể gọi là thần kinh thực vật. Chức năng thực vật chỉ huy các hoạt động tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết, mồ hôi... Ðó là các hoạt động tự động không theo ý muốn của con người.
Chức năng thực vật được chia thành chức năng giao cảm và chức năng phó giao cảm. Hai chức năng này hoạt động đối lập nhau, tuy nhiên chúng ở trạng thái cân bằng động. Khi một trong hai chức năng bị ức chế, giảm hoạt động thì chức năng kia sẽ có biểu hiện hoạt động trội lên dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật.
Rối loạn thần kinh thực vật gây ra tình trạng chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng như:
- Nhịp tim
- Huyết áp
- Mồ hôi
- Tiêu hóa...
Rối loạn hệ thần kinh thực vật tuy không phải bệnh nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, suy giảm sức khỏe từ đó khiến tâm lý không ổn định.
Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật
Đây không phải là một bệnh cụ thể mà chỉ là những rối loạn hoạt động hệ thần kinh tự động. Bệnh làm giảm hoạt động hoặc bất thường một hay nhiều chức năng tự động của cơ thể, gây ra các triệu chứng như:
- Đau đầu (cảm giác nặng đầu, tê rần quanh đầu), giảm trí nhớ, giảm sự chú ý
- Hồi hộp, đánh trống ngực, lo lắng, sợ hãi
- Nhịp tim nhanh hoặc chậm, huyết áp thay đổi thất thường, thiểu năng mạch vành
- Khó thở, khó ngủ
- Tê tay, tê chân, đau nhức xương khớp khi trở trời
- Rối loạn tiết niệu, rối loạn đi tiểu, đại tiện, nặng hơn có thể bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Rối loạn tình dục, rối loạn cương cứng ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở nữ. Nam có hiện tượng xuất tinh sớm, nữ bị khô âm đạo và khó đạt sự hưng phấn.
- Toát mồ hôi, lúc nóng, lúc lạnh, rối loạn nhiệt độ cơ thể
- Mất bĩnh tĩnh trong giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
- Choáng váng , mất thăng bằng khi đứng
- Rối loạn tiêu hóa do chức năng co bóp của dạ dày bị rối loạn, khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn, cảm giác đầy bụng, ăn không ngon, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa và ợ nóng...
- Có một số biểu hiện rụng tóc, khô da, mạch ngoài da bị co giãn
- Phản ứng chậm với ánh sáng, khó khăn khi lái xe vào ban đêm
Nguyên nhân gây Rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật có thể là một biến chứng của một số bệnh hay tác dụng phụ của một số thuốc. Một số nguyên nhân như:
- Do bệnh lý: Bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm virus (viêm não, viêm màng não), bệnh về thoái hóa thần kinh (teo não, Parkinson, Alzheimer), bệnh mạn tính (tiểu đường, tăng huyết áp, loét dạ dày), dùng chất kích thích (thuốc phiện, cần sa, ma túy đá),...
- Do căng thẳng, Stress và suy nhược cơ thể kéo dài, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, các rối loạn loạn thần, rối loạn tâm sinh lý…
- Do thuốc: Thuốc điều trị các bệnh lý tim mạch, nội tiết, thần kinh; hóa chất trong điều trị ung thư; tình trạng dị ứng thuốc; các thuốc điều trị tâm thần...
- Do di truyền
- Do các bộ phận của cơ thể bị tổn thương, chấn thương sọ não, tủy sống
Trong tất cả các nguyên nhân trên, nguyên nhân thường gặp nhất gây ra rối loạn thần kinh thực vật là do căng thẳng, stress và suy nhược cơ thể kéo dài.
Chẩn đoán Rối loạn thần kinh thực vật
Thông thường, để điều trị bệnh hiệu quả cần phải xác định chính xác nguyên nhân. Với rối loạn thần kinh thực vật, điều này trở nên khó khăn hơn vì hiện vẫn chưa có hình ảnh hay xét nghiệm nào có thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật dựa theo dấu hiệu và triệu chứng tiêu biểu.
Bên cạnh đó, một số xét nghiệm chức năng cũng được áp dụng để chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật là:
- Test mồ hôi điều nhiệt.
- Nghiệm pháp bàn nghiêng.
- Test phản xạ sợi trục tiết mồ hôi định tính.
- Kiểm tra chức năng hệ thần kinh thực vật.
- Xét nghiệm kiểm tra bất thường hệ tiêu hóa.
- Xét nghiệm phân tích nước tiểu và chức năng bàng quang.
Rối loạn thần kinh thực vật có chữa được không? Phương pháp điều trị
Rối loạn thần kinh thực vật thường tự khỏi trong vòng khoảng 2 - 3 năm và rối loạn này không có gì nghiêm trọng đe dọa cuộc sống người bệnh.
Tuy nhiên, rối loạn thần kinh thực vật có thể làm hạn chế những hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của người bệnh từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng.
Việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật là điều trị triệu chứng dựa theo nguyên nhân gây bệnh, có thể cần điều trị lâu dài, cụ thể như sau:
- Với nhóm nguyên nhân do thuốc, có thể lựa chọn đổi thuốc.
- Nguyên nhân do rượu, thuốc lá và các chất tác động tâm thần, cần ngừng sử dụng chất.
- Nguyên nhân do stress và suy nhược, cần có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện và thư giãn hợp lý.
Hiện nay, điều trị rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu theo 2 phương pháp:
- Nội khoa: Có thể dùng các nhóm thuốc làm giảm nhịp tim, thuốc chống trầm cảm, vitamin nhóm B, canxi, thuốc an thần gây ngủ hoặc châm cứu, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu...
- Ngoại khoa: Đốt hoặc cắt hạch giao cảm nếu tiết mồ hôi quá nhiều ở tay, làm ảnh hưởng đến việc cầm nắm và lao động. Tuy nhiên, khi hủy hạch giao cảm, có thể làm cường chức năng phó giao cảm, hoặc có thể làm tăng tiết mồ hôi ở các vùng khác trên cơ thể.
Rối loạn thần kinh thực vật do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Vì vậy, người bệnh nên tìm tới những bệnh viện, phòng khám thần kinh uy tín để được các bác sĩ Thần kinh giỏi và nhiều kinh nghiệm để được thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời.
Biện pháp khắc phục Rối loạn thần kinh thực vật
Các bác sĩ khuyên rằng mỗi người cần có suy nghĩ tích cực, duy trì thể dục và có lối sống lành mạnh. Không lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, cà phê, trà đặc,...
Bệnh nhân không nên quá căng thẳng, cần biết cách thư giãn, kiểm soát căng thẳng và tâm trạng của bản thân. Sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, bạn đọc có thể áp dụng thêm một số tip dưới đây:
- Thay đổi tư thế: Để giảm chóng mặt khi đứng, hãy thử đứng từ từ trong các giai đoạn. Cũng có thể uốn cong bàn chân và bám chặt vào bàn tay một vài giây trước khi đứng lên để tăng lưu lượng máu. Sau khi đứng lên, cố gắng căng cơ bắp chân trong khi bước vài lần để làm tăng huyết áp.
- Nâng cao đầu giường: Nâng cao chân (30 cm) và ngồi với hai chân lủng lẳng bên cạnh giường trong vài phút trước khi ra khỏi giường.
- Tiêu hóa: Nếu có triệu chứng tiêu hóa, hãy thử ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên. Tăng lượng nước uống, và chọn thức ăn ít chất béo và chất xơ, cải thiện tiêu hóa.
- Quản lý bệnh tiểu đường: Cố gắng giữ cho lượng đường trong máu càng gần bình thường càng tốt nếu có bệnh tiểu đường. Kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu sẽ làm giảm triệu chứng, cũng có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn các vấn đề mới phát triển.
Rối loạn thần kinh thực vật rất dễ nhầm với các bệnh lý khác nên nhiều người mắc không được chẩn đoán xác định đúng bệnh dẫn tới việc điều trị không đúng. Thông qua nội dung bài viết trên đây, BookingCare hy vọng đã cung cấp những nội dung và kiến thức hữu ích xung quanh Rối loạn thần kinh thực vật.
Tài liệu tham khảoLưu ý khi sử dụngGóp ý về bài viết / Rối loạn thần kinh thực vậtTừ khóa » Thần Kinh Giao Cảm Là Gì
-
Hệ Thần Kinh Giao Cảm: Cấu Trúc Và Chức Năng - YouMed
-
Hệ Thần Kinh Giao Cảm Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Hạch Thần Kinh Giao Cảm Là Gì Và Liên Quan Thế Nào Tới Chứng Tiết Mồ ...
-
Hệ Thần Kinh Giao Cảm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổng Quan Về Hệ Thần Kinh Tự Chủ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tìm Hiểu Hệ Thần Kinh Giao Cảm Là Gì?
-
So Sánh Hệ Thần Kinh Giao Cảm Và Phó Giao Cảm
-
Cường Giao Cảm Là Dấu Hiệu Bệnh Gì, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Cường Giao Cảm Là Bệnh Gì? ⋆ Hồng Ngọc Hospital
-
Chặn Hệ Lụy Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật
-
Đại Cương Và Phân Loại Hệ Thần Kinh Thực Vật - Health Việt Nam
-
Giới Thiệu Về đặc điểm Giải Phẫu, Chức Năng Của Hệ Thần Kinh Thực Vật
-
Hội Chứng Loạn Dưỡng Thần Kinh Giao Cảm Phản Xạ Là Gì? | BvNTP