RỐN TRẺ SƠ SINH BỊ LỒI: SẼ TỰ KHỎI HAY CẦN ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên nhân của thoát vị rốn
Trong thời kỳ mang thai, dây rốn đi qua một lỗ nhỏ ở cơ bụng của thai nhi và lỗ này sẽ đóng lại ngay sau khi sinh. Trong trường hợp các cơ thành bụng không kết hợp hoàn toàn với nhau để đóng kín lỗ rốn, rốn trẻ sơ sinh bị hở thì sẽ xảy ra hiện tượng thoát vị rốn xuất hiện khi sinh hoặc sau này trẻ lớn lên.
2. Triệu chứng của thoát bị rốn
Bố mẹ có thể nhìn thấy khối thoát vị rõ nhất khi trẻ khóc, ho hoặc trẻ đang rặn để đi vệ sinh. Do các hành động này làm tăng áp lực lên ổ bụng nên đẩy khối thoát vị ra rốn. Khối thoát vị có thể nhỏ đi hoặc biến mất khi trẻ được thư giãn hoặc ngủ. Thông thường thì trẻ không cảm thấy khó chịu do thoát bị rốn không gây đau. Thoát vị rốn diễn ra phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh - đặc biệt là trẻ sinh non và trẻ sinh nhẹ cân. Các triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu nghiêm trọng của thoát vị rốn, do đó, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức:
·Trẻ bị đau
·Trẻ đột nhiên nôn ói
·Chỗ rốn lồi rất mềm, sưng hoặc đổi màu
3. Biến chứng của thoát vị rốn
Đối với trẻ em thì rất hiếm khi xảy ra các biến chứng của thoát vị rốn. Biến chứng có thể xảy ra khi ruột nhô ra bị kẹt ở lỗ thoát vị và không thể đẩy trở lại vào khoang bụng. Khi bị kẹt, sẽ làm giảm lượng máu cung cấp cho phần ruột bị mắc kẹt và có thể dẫn đến đau rốn và tổn thương mô. Nếu phần ruột bị mắc kẹt và cắt đứt hoàn toàn khỏi nguồn cung cấp máu (thoát vị nghẹt) thì sẽ bị hoại tử dần dần. Cuối cùng dẫn đến nhiễm trùng và có thể lan rộng khắp khoang bụng, đe dọa đến tính mạng của trẻ. 4. Điều trị
Hầu hết thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh sẽ tự đóng khi trẻ từ 1 đến 2 tuổi. Bác sĩ thậm chí có thể đẩy túi phình trở lại vào bụng trong khi khám cho trẻ, tuy nhiên bố mẹ không nên thực hiện điều này. Mặc dù một số người cho rằng thoát vị rốn có thể được khắc phục bằng cách dùng đồng xu đặt lên chỗ khối thoát vị hoặc dùng băng dính dán lên, nhưng các chuyên gia khuyến cáo, cách này không có bất kỳ lợi ích nào và có thể khiến vi trùng tích tụ dưới băng, gây nhiễm trùng rốn.
Đối với trẻ em có khối thoát vị rốn thì phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp:
·Trẻ có đau ở khối thoát vị
·Khối thoát vị có đường kính lớn hơn 1 đến 2 cm
·Khối thoát vị lớn và không giảm kích thước trong hai năm đầu đời
·Khối thoát vị không biến mất khi 4 tuổi
·Ruột bị mắc kẹt trong khối thoát vị
Bs Lê Nguyễn Bá Hùng ( nguồn sưu tầm báo SKĐS)
Khoa Khám bệnhTừ khóa » đau Rốn ở Trẻ Sơ Sinh
-
Các Bệnh Về Rốn ở Trẻ Sơ Sinh
-
Những Bệnh Lý Về Rốn ở Trẻ Sơ Sinh - Vinmec
-
Dấu Hiệu Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Nhiễm Trùng - Vinmec
-
Các Vấn đề Về Rốn ở Trẻ Sơ Sinh | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
-
Rụng Rốn ở Trẻ Sơ Sinh Xảy Ra Khi Nào? Dấu Hiệu Bất Thường Cần ...
-
Bác Sỹ Khoa Nhi Nói Về Những Bất Thường ở Trẻ Sơ Sinh Sau Khi Rụng ...
-
Bệnh Lý Về Rốn Trẻ Sơ Sinh
-
Cách Chăm Sóc Rốn Trẻ Sơ Sinh Tránh Nhiễm Trùng
-
THOÁT VỊ RỐN Ở TRẺ SƠ SINH - Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
TRẺ BỊ NHIỄM TRÙNG RỐN: BỐ MẸ PHẢI LÀM SAO? - AIH
-
CÁCH CHĂM SÓC RỐN SƠ SINH - Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Rốn Trẻ Sơ Sinh: Bệnh Lý Về Rốn, Chăm Sóc, Vệ Sinh Rốn Rụng Nhanh
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Tồn Tại Chồi Rốn Trẻ Sơ Sinh
-
Cách Phát Hiện Chứng Thoát Vị Rốn ở Trẻ Sơ Sinh | TCI Hospital
-
Thoát Vị Rốn ở Trẻ Sơ Sinh Những điều Phụ Huynh Cần Nắm Rõ
-
Nhiễm Trùng Rốn Và Chăm Sóc Rốn Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Rốn Trẻ Sơ Sinh: Những Vấn đề Liên Quan