Rong Biển: Cực Tốt Và Cực độc, Không Phải Ai ăn Cũng... Bổ
Có thể bạn quan tâm
Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy những con chuột được cho ăn một chế độ ăn giàu chất béo có cholesterol cao được bổ sung bột rong biển đã dẫn đến giảm mức cholesterol toàn phần, mức cholesterol xấu LDL, tăng cholesterol tốt HDL và mức chất béo trung tính.
Hỗ trợ chức năng tuyến giáp
Rong biển là một nguồn cung cấp i-ốt tuyệt vời, một khoáng chất thiết yếu được tuyến giáp sử dụng để sản xuất hormone, có liên quan đến sản xuất năng lượng, sửa chữa các tế bào bị tổn thương, điều chỉnh chức năng cơ và sự trao đổi chất.
Sự thiếu hụt iốt sẽ gây ra các triệu chứng như thay đổi cân nặng, rụng tóc, mệt mỏi và sưng cổ.
Có khả năng kiểm soát ung thư
Các nghiên cứu đã chỉ ra hoạt tính chống ung thư của rong biển. Rong biển có chứa một hợp chất gọi là fucoidan, có tác dụng chống ung thư.
Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy rằng fucoidan ngăn chặn sự phát triển của khối u ác tính, một loại ung thư da.
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Marine Drugs, Thụy sĩ đã báo cáo rằng rong biển có thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết và ung thư vú.
Rủi ro có thể gặp từ rong biển
Mặc dù rong biển được coi là tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, có những rủi ro có thể xảy ra nếu bạn tiêu thụ quá mức. Rong biển rất giàu i-ốt, do vậy, việc sử dụng nó với số lượng quá mức có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và điều này có thể gây ra các triệu chứng như sưng hoặc căng quanh cổ hoặc tăng cân.
Người đang bị mụn nhọt
Rong biển tuy nhiều lợi ích nhưng không phải tất cả mọi người đều thích hợp để ăn. Đặc biệt đối với nhóm người đang bị mụn nhọt, tuy ăn rong biển cũng không quá nguy hại nhưng nó hoàn toàn có thể khiến nội tiết trong cơ thể bạn bị mất cân bằng, làm cho tình hình mụn nhọt tăng nặng thêm và khó điều trị.
Người đang mắc bệnh cường giáp
Nhóm người này cũng không thích hợp ăn rong biển. Do I ốt trong thực phẩm này khá cao có thể làm bệnh tình của bạn nghiêm trọng hơn. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cao tốt nhất người bị bệnh cường giáp nên tránh ăn rong biển.
Thai phụ, người đang cho con bú và trẻ nhỏ cân nhắc ăn với liều lượng hợp lý
Đối với phụ nữ mang thai, sản phụ đang cho con bú và trẻ nhỏ cũng cần lưu ý đến vấn đề sử dụng rong biển hợp lý. Theo khuyến cáo, trẻ nhỏ từ 1- 8 tuổi chỉ nên tiêu thụ 0.09mg I-ốt mỗi ngày. Tương tự, hàm lượng I-ốt được hấp thụ mỗi ngày ở phụ nữ mang thai và cho con dao động ở mức 0.22mg - 0.27mg. Mặt khác, theo nghiên cứu, cứ trong 100g rong biển, chứa 1-1,8mg I-ốt. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, mỗi ngày không nên ăn quá 100g rong biển và chia nhỏ thành nhiều bữa, không nên tập trung ăn quá nhiều cùng một lúc.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, rong biển là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có khả năng tăng sức đề kháng, DHA cho cơ thể và tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, rong biển có tính hàn, giải nhiệt nên không lạm dụng ăn quá nhiều. Một số trường hợp sẽ gây lạnh bụng, thậm chí là tiêu chảy, nhất là đối với trẻ nhỏ, người có tiền sử dị ứng với rong biển và các loại hải sản khác.
Không ăn rong biển liên tục với số lượng nhiều
Xét về nguy cơ gây hại của thực phẩm này, Lương y Vũ Quốc Trung cho hay, rong biển hay bất cứ loại thực phẩm nào cũng sẽ gây hại nhất định nếu lạm dụng ăn quá nhiều. Ví dụ, trong rong biển có chứa hàm lượng I-ốt khá cao. Vì vậy, nếu thường xuyên sử dụng rong biển với số lượng lớn sẽ gây ra tình trạng thừa I-ốt, dẫn đến nguy cơ bị cường giáp. Nếu thiếu I-ốt sẽ gây nhược giáp, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em, khiến trẻ kém thông minh. Tuy nhiên, nếu thừa I-ốt, người dùng dễ bị cường giáp và gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn chuyển hóa.
Những thực phẩm không nên ăn cùng rong biển
Rong biển không nên ăn chung với các nguyên liệu khác như quả hồng, trà, trái cây ngâm chua. Nguyên nhân là do khi kết hợp sẽ sinh ra hợp chất kết tinh khó tan, khiến cho dạ dày, đường ruột không khỏe. Huyết heo và cam thảo cũng nên tránh dùng chung với rong biển vì gây bất lợi cho sự hấp thu và tiêu hóa, dẫn đến táo bón. Ngoài ra, các thực phẩm có tính kiềm như lòng đỏ trứng, phô mai, xúc xích, thịt bò, bánh mì, tiểu mạch v.v… tốt nhất cũng không nên chế biến cùng với rong biển.
WHO 'lo' khả năng chịu đựng của hệ thống y tế trước COVID-19, Việt Nam tăng người cách ly 26/10/2020 Những 'đại kỵ' khi ăn dứa, biết mà tránh khỏi 'rước họa vào thân' 26/10/2020 Nhiều nước tăng kỷ lục ca tử vong vì COVID-19, Việt Nam thêm nhiều người phải cách ly 25/10/2020 Nhiều nước tăng 'khủng' ca mắc mới, Châu Á thành 'điểm nóng' COVID-19 23/10/2020Từ khóa » Trong Rong Biển Có Chất Gì
-
Giá Trị Dinh Dưỡng Của Rong Biển | Vinmec
-
Ăn Rong Biển Sấy Khô Có Tốt Không? | Vinmec
-
Khám Phá Giá Trị Dinh Dưỡng Của Rong Biển đối Với Cho Sức Khỏe
-
Rong Biển: Nguồn Dinh Dưỡng Từ đại Dương - Hello Bacsi
-
Rong Biển Và Những Lợi ích " Không Ngờ" Với Sức Khỏe - VnEconomy
-
Những Lợi ích đến Từ Rong Biển Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Thành Phần Dinh Dưỡng Tự Nhiên Có Trong Rong Biển Là Gì?
-
Ăn Rong Biển Sấy Khô Có Tác Dụng Gì? Tốt Cho Sức Khỏe Không?
-
Lợi Và Hại Khi ăn Nhiều Rong Biển
-
Rong Biển Là Gì? Các Loại Rong Biển Ngon, Món ăn Từ Rong Biển Và ...
-
Công Dụng Của Rong Biển - Hải Sản Xanh
-
Rong Biển Có Tác Dụng Gì? Top 10 Công Dụng Chữa Bệnh Tốt Nhất 2022
-
Điểm Danh Các Tác Dụng Của Rong Biển Ai Cũng Bất Ngờ | VinID
-
Top 10 Tác Dụng Tuyệt Vời Của Rong Biển