Rong Nho: Nguồn Gốc, Giá Trị Dinh Dưỡng, Tác Dụng, Cách Chế Biến
Có thể bạn quan tâm
Rong nho sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao, mang nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe người sử dụng, không chỉ góp phần bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe, hỗ trợ cải thiện một số căn bệnh thời đại như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư,… mà còn giúp làm đẹp da, chăm sóc sắc đẹp một cách tự nhiên và an toàn.
Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam vẫn còn ít người biết đến những tác dụng tuyệt vời của rong nho, không biết cách sử dụng rong nho như thế nào để có thể tận dụng tối đa những tác dụng mà nó mang đến.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Zicxa.com tìm hiểu thêm về rong nho để hiểu rõ hơn về “thực phẩm vàng trong làng chăm sóc sức khỏe” này nhé!
Rong nho là gì?
Rong nho (tên khoa học: Caulerpa lentillifera) là một loài rong tảo biển thuộc họ Caulerpaceae, có thể được sử dụng như một loại rau nhưng lại sở hữu giá trị dinh dưỡng cao hơn rất nhiều so với các loại rau củ quả thông thường.
Hình ảnh rong nho
Tên rong nho bắt nguồn từ hình dạng tương tự như chùm nho của loại thực phẩm này. Người Anh gọi rong nho là trứng cá xanh (green caviar), còn người Nhật Bản gọi nó là nho biển (海ぶどう, umi-budō), trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là अंगूर समुद्री शैवाल (angoor samudree shaivaal)
Nguồn gốc và phân bố của rong nho
Trong tự nhiên, rong nho phân bố ở vùng Đông Nam Á, Nhật Bản (xung quanh đảo Okinawa) và các đảo khu vực Thái Bình Dương, những vùng vịnh kín sóng, nước biển trong và có độ mặn cao.
Rong nho phân bố tại những vùng vịnh kín sóng, nước biển trong và có độ mặn cao
Năm 2006, các nhà khoa học thuộc Viện Hải dương học Nha Trang đã tìm thấy rong nho ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, loại rong nho được tìm thấy ở đây lại có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với rong nho ở Nhật Bản hay Philippines. Hiện nay, Việt Nam cũng đã thành công trong việc nuôi trồng loại rong nho có giống từ Nhật Bản tại Đông Hà, Hải Ninh, Hòn Khói, Khánh Hòa.
Đặc điểm của rong nho
Rong nho là một loại tảo biển có hình dáng giống như trứng cá nhưng có màu xanh và mọc thành từng chùm trong nước biển tương tự như chùm nho.
Rong nho có màu xanh và mọc thành từng chùm như chùm nho
Rong nho có cấu tạo bao gồm phần thân và nhánh gắn vào đá, cắt hay nền đáy khác thông qua các sợi rễ nhỏ màu trắng. Từ thân, nhánh của rong nho sẽ mọc ra các lá có hình tròn với đường kính 2mm. Bên trong lá rong nho chứa đầy chất dịch, dạng gel.
Rong nho có mùi vị khá giống nước muối, mềm, giòn và ngon, có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau. Ngoài ra, rong nho có vị tanh nhẹ nên khi sơ chế bạn cần ngâm qua đá lạnh để khử vị tanh.
Tập tính của rong nho
Rong nho sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 22- 28 độ C. Môi trường nhiệt độ dưới 22 độ C có thể khiến rong nho ngừng phát triển.
Rong nho phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 22- 28 độ C
Độ mặn thích hợp để rong nho phát triển từ từ 30% trở lên, pH từ 7.5- 8 đồng thời tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Trong điều kiện môi trường thuận lợi, rong nho tăng trưởng khá nhanh, chỉ sau khoảng 25- 30 ngày nuôi trồng là có thể thu hoạch. Lúc này, kích thước rong nho có thể đạt từ 5cm trở lên.
Phân loại rong nho
Hiện nay trên thị trường rong nho được chia thành 2 loại chính bao gồm rong nho tươi và rong nho tách nước (hay còn được gọi rong nho khô).
1. Rong nho tươi
Là loại rong nho được thu hoạch và bảo quản lạnh ngay sau đó, có thời sử dụng tương đối ngắn. Thời gian thích hợp để sử dụng rong nho là trong vòng 3-5 ngày kể từ khi thu hoạch. Với rong nho tươi, bạn nên bảo quản bên ngoài tủ lạnh vì rong nho còn sống và cần quang hợp.
Hình ảnh rong nho tươi
Bên cạnh đó, với công nghệ bảo quản hiện nay thì một số đơn vị đã sản xuất được rong nho tươi đông lạnh. Vẫn là rong nho tươi, còn nguyên nước nhưng được cấp đông. Mặc dù giá trị dinh dưỡng và độ thơm ngon, tươi giòn không bằng rong tươi nhưng thời gian sử dụng lại dài hơn, có thể lên đến 3-4 tuần.
2. Rong nho tách nước (rong nho khô)
Là loại rong nho đã được sơ chế để tách nước, được đóng gói trong túi chân không, cho thời gian sử dụng lên đến 6-8 tháng trong điều kiện không cần trữ lạnh. Với rong nho khô, khi chế biến bạn sẽ phải ngâm nước để rong nở và ngấm nước. So với rong nho tươi, rong nho khô vẫn giữ được nguyên độ giòn, ngon, tuy nhiên giá trị dinh dưỡng sẽ giảm bớt hơn.
Giá trị dinh dưỡng của rong nho
Rong nho chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khoẻ người sử dụng
Theo kết quả phân tích của phòng Hóa phân tích, phân viện khoa học vật liệu Nha Trang, rong nho sở hữu hàm lượng cao các dưỡng chất tốt cho sức khỏe người sử dụng. Cụ thể:
– Hàm lượng cao các khoáng đa lượng Ca, Mg, K, Na, P đặc biệt các khoáng đa lượng cần thiết cho cơ thể là Canxi (chiếm 2,1%) và Magie (chiếm 1,2 %)
– Chứa nhiều khoáng vi lượng, trong đó có đầy đủ các khoáng vi lượng cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là Iod, Đồng, Kẽm, Sắt, Mangan, Coban,… Trong đó, Iod và Sắt là 2 vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đóng vai trò giúp ngăn ngừa vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng thiếu hụt 2 vi chất này như thiếu máu, bướu cổ, sa sút trí tuệ,…
– Rong nho được đánh giá là một trong số ít thực phẩm chứa hàm lượng Iod cao (470µg.g-1, tương đương với hàm lượng Iod trong các loại rong mơ- Sargassum và cao hơn nhiều lần so với hàm lượng Iod có trong các loại thực phẩm khác, bao gồm cả những thực phẩm có nguồn gốc từ biển như muối hạt : 5.5 µg.g-1, cá tươi : 2.4 µg.g-1 , cá khô 13.6 µg.g-1,mắm ruốc 3-15 µg.g-1, nước mắm : 9.5 µg.g-1, rau cải xoong : 0.45 µg.g-1)
– Rong nho có chứa Protein (chiếm 7,4%), Lipid (1,2%). So với nhiều thực phẩm khác, hàm lượng protein có trong rong nho chưa phải là vượt trội, nhưng tương tự như các loại rong biển khác, trong rong nho có chứa khoảng 20 axit amin, trong đó có 10 loại axit amin cần thiết cho con người như Histidine, Isoleusine, Leusine, Methionine, Lysine, Phenylalannne, Trypthophan, Threonine, Valine, và Glutamic acid, Aspartic acid…
– Hàm lượng cao các vitamin thiết yếu cho cơ thể con người như vitamin A, vitamin C. Bên cạnh đó là hàm lượng các axit béo không bão hòa AA, LA, DHA, EPA và ALA
– Đặc biệt trong rong nho còn chứa Fucoidan, một chuỗi phân tử cao Polysaccharide với thành phần chính là Sulfate Fucose và cùng các Galactose, Manose, Xylove, Axit Uronic,… được xem như một chất chống ung thư tự nhiên.
Tác dụng của rong nho đối với sức khỏe và làm đẹp
Sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao, điều mà không phải thực phẩm tự nhiên nào hiện nay cũng có, rong nho được đánh giá có hiệu quả cao:
1. Bồi bổ cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch
Rong nho với hàm lượng cao các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe sẽ là thực phẩm tuyệt vời giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tật.
Ngoài ra, nguồn dinh dưỡng có rong nho còn giúp gia tăng các hoạt động tổng thể, từ đó giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ cho người sử dụng.
2. Nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe
Hàm lượng protein, canxi và axit béo không bão hòa có trong nhóm omega 3 (DHA, EPA, ALA) dồi dào có trong rong nho được đánh giá có khả năng mang đến tác dụng kháng viêm cũng như làm giảm các biểu hiện của bệnh xương khớp.
Sử dụng rong nho bồi bổ sức khỏe không chỉ giúp bạn có một hệ xương khớp dẻo dai hơn mà còn góp phần ngăn ngừa, làm giảm nguy cơ loãng xương khi tuổi tác ngày càng tăng cao.
3. Tốt cho thị lực
Hàm lượng sắt và vitamin A có trong rong nho cũng là những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe đôi mắt của bạn, giúp tăng cường chức năng hệ thần kinh thị giác, cải thiện thị lực cũng như phòng ngừa các vấn đề về mắt như khô mắt, quáng gà,…
4. Tốt cho tim mạch
Rong nho với các axit béo không bão hòa AA, LA, DHA, EPA và ALA có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, tăng tính co giãn của mạch máu.
Ngoài ra, các axit béo có trong rong nho còn góp phần ngăn ngừa quá trình oxy hóa, duy trì cấu trúc collagen của động mạch, từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ. Duy trì một hệ tim mạch khỏe mạnh cho người sử dụng.
5. Tốt cho tuyến giáp
Với hàm lượng iod cao hơn hẳn các loại thực phẩm khác, bao gồm cả những thực phẩm có nguồn gốc từ biển, rong nho chắc chắn là một trong những thực phẩm không thể bỏ qua trong chế độ ăn uống của người bệnh bướu cổ hay chế độ ăn uống giúp phòng ngừa, cải thiện tình trạng bướu cổ hiệu quả.
6. Phòng ngừa tiểu đường
Vitamin C có trong rong nho được đánh giá có khả năng kiểm soát lượng đường và hoạt động của các gốc tự do trong cơ thể, làm giảm sự tích tụ sorbitol nội bào đồng thời ức chế sự gắn kết của glucose và protein.
Trong khi đó sự tích tụ sorbitol và sự glycosyl hóa có liên quan trực tiếp đến các biến chứng tiểu đường, đặc biệt là các biến chứng về thần kinh và thị lực của người bệnh. Sử dụng rong nho đều đặn có thể giúp bạn phòng ngừa và cải thiện tiểu đường hiệu quả.
7. Phòng ngừa ung thư
Ăn rong nho ngừa ung thư rất hiệu quả
Thành phần Fucoidan có trong rong nho được đánh giá có khả năng phòng ngừa cũng như cải thiện sức khỏe cho người bệnh ung thư.
Một số nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chỉ ra rằng Fucoidan có khả năng khiến các tế bào ung thư bước vào cơ thể tự tiêu diệt, phân hủy. Ngoài ra, Fucoidan cũng được chứng minh có khả năng tăng cường miễn dịch và làm giảm lượng cholesterol trong máu.
8. Hạn chế táo bón
Rong nho với hàm lượng calo và đường thấp có thể giúp các vi khuẩn trong hệ tiêu hóa dễ dàng tiêu hóa thức ăn tốt hơn đồng thời thúc đẩy khả năng bài tiết của cơ thể. Đây cũng chính là lý do tại sao rong nho thường được khuyến khích sử dụng cho tình trạng táo bón, tiêu hóa kém ở cả người lớn và trẻ em.
9. Hạn chế béo phì
Rong nho chứa hàm lượng thấp nhưng lại sở hữu hàm lượng cao canxi, sắt, kẽm, protein thực vật, vitamin C cũng như axit béo không bão hòa, đặc biệt phù hợp với những bạn đang theo chế độ ăn kiêng, giảm cân muốn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhưng lo ngại về tăng cân thừa cân béo phì.
10. Làm đẹp da
Hàm lượng chất béo trong rong nho có tác dụng bảo vệ màng tế bào, cải thiện tính đàn hồi của thành mạch máu, từ đó góp phần làm giảm các biểu hiện khô da.
Bên cạnh đó, các thành phần dưỡng chất có trong rong nho cũng góp phần tăng cường khả năng sản xuất collagen và chất chống oxy hóa, từ đó giúp làm đẹp da, tóc cũng như làm chậm quá trình lão hóa, nuôi dưỡng làn da tươi trẻ và căng mịn hơn.
11. Tạo nền tảng tối ưu cho sự phát triển của trẻ nhỏ
Rong nho là thực phẩm bổ dưỡng cho tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ. Các axit béo không no có trong rong nho như DHA, EPA, ALA đóng vai trò quan trong trọng quá trình phát triển trí não, hệ thần kinh, cơ bắp và thị giác ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin A, vitamin C, kẽm, sắt, canxi và chất đạm dồi dào trong rong nho cũng mang đến nền nàng tối ưu cho sự phát triển và hoàn thiện khả năng miễn dịch của trẻ nhỏ. Ngoài ra, việc sử dụng rong nho thường xuyên còn giúp bé ăn ngon miệng hơn, tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất của cơ thể.
Cách chế biến rong nho
Như đã nói ở trên, hiện nay trên thị trường có 2 loại rong nho chính là rong nho tươi và rong nho khô. Hai loại khác nhau nên cũng có sự khác biệt trong việc chế biến.
– Cách chế biến rong nho tươi
Đối với rong nho tươi, bạn có thể rửa sạch với nước ngọt rồi ngâm trong tô nước đá để làm giảm bớt vị tanh vốn có của rong.
Rong nho sau khi ngâm với nước sẽ bị teo lại sau khoảng 30s nên các bạn chú ý không bỏ hết rong nho vào tô mà chỉ nên lấy một lượng rong nho đủ ăn. Vừa đảm bảo độ giòn nho cho rong nho vừa tránh lãng phí.
– Cách chế biến rong nho khô
Đối với rong nho khô, đầu tiên bạn cần ngâm rong trong tô nước sạch khoảng 3-5 phút để rong từ từ nở ra và tươi trở lại.
Sau đó, bạn đổ bỏ phần nước vừa ngâm rong đi, cho rong nho vào tô nước đá lạnh, tiếp tục ngâm trong khoảng 3 phút. Vừa tương tự như khi chế biến rong nho tươi, bạn ăn bao nhiêu thì ngâm bấy nhiêu, tránh lãng phí.
Rong nho sau khi đã ngâm rong bạn có thể dùng trực tiếp như một loại rau xanh ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương ớt, mù tạc,… hoặc cũng có thể ăn như một món ăn kèm với các loại hải sản như tôm, mực,… đều ngon và hấp dẫn.
Bảo quản rong nho
Bảo quản rong nho đúng cách, kéo dài thời gian sử dụng
Tương như cách chế biến thì với 2 loại rong nho khác nhau chúng ta cũng có những cách bảo quản riêng biệt, rong nho được bảo quản đúng cách sẽ kéo dài được hạn sử dụng.
– Đối với rong nho tươi bạn nên bảo quản ở nơi thoáng mát, không bảo quản trong tủ lạnh và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
– Đối với rong nho khô thì các bạn có thể bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng rong nho
1. Rong nho có vị gì?
Rong nho có vị mằn mặn, ngòn ngọt, giòn giòn cùng chút tanh của biển
Rong nho có vị mằn mặn, ngòn ngọt, giòn giòn cùng chút tanh của biển. Nếu e ngại vị tanh của rong nho thì khi chế biến bạn chỉ cần ngâm rong nho trong đá lạnh khoảng 3-4 phút thì sẽ không còn vị tanh nữa.
2. Hạn sử dụng của rong nho là bao lâu?
– Đối với rong nho tươi, thời gian thích hợp để sử dụng là trong vòng 3-5 ngày kể từ khi thu hoạch. Với rong nho tươi đông lạnh thì bạn có thể sử dụng trong vòng từ 3-4 tuần.
– Đối với rong nho khô, thời gian sử dụng lên đến 6-8 tháng trong điều kiện không cần trữ lạnh.
Ngoài tuỳ từng sản phẩm rong nho cụ thể, đơn vị sản xuất sẽ quy định về thời gian sử dụng cụ thể, các bạn chú ý thông tin in trên bao bì để xác định chính xác hạn sử dụng rong nho phù hợp.
3. Lưu ý khi sử dụng rong nho?
Người bị mụn nhọt, người bệnh cường giáp không nên sử dụng rong nho
Rong là sản phẩm tốt cho sức khỏe có thể cho cả trẻ nhỏ, người trưởng thành, người già lớn tuổi hay phụ nữ mang thai, đang cho con bú. Nhưng điều này cũng không có nghĩa là ai cũng có thể sử dụng rong nho.
Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì tốt nhất không nên sử dụng rong nho để tránh những tác động không mong muốn có thể xảy ra:
– Người đang bị mụn nhọt:
Rong nho tốt cho sức khỏe nhưng nó cũng có thể khiến nội tiết trong cơ thể bạn bị mất cân bằng, khiến tình hình mụn nhọt tăng nặng thêm và khó điều trị. Vậy nên trong thời gian bị mụn nhọt và đang điều trị tốt nhất bạn không nên sử dụng rong nho để tránh tình trạng mụn tăng nặng hơn.
– Người bệnh cường giáp:
Do hàm lượng iod trong rong nho ở mức khá cao có thể làm tình trạng bệnh cường giáp nghiêm trọng hơn. Các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến cáo người bệnh cường giáp không nên sử dụng rong nho nói riêng và các loại rong biển nói chung.
Lời kết:
Rong nho, thực phẩm bổ dưỡng mang nhiều giá trị sức khỏe cho người sử dụng, phù hợp với mọi thành viên trong gia đình, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Không những sở hữu giá trị dinh dưỡng cao, rong nho còn sở hữu hương vị thanh mát, giòn ngon có thể kết hợp với nhiều món ăn khác nhau, làm phong phú bữa ăn gia đình, tăng cường sức khỏe cho mọi người.
Nếu bạn đang tìm kiếm một thực phẩm vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khoẻ của toàn bộ thành viên trong gia đình thì đừng bỏ qua rong nho nhé!
Từ khóa » đặc điểm Của Rong Nho
-
Rong Nho - Caulerpa Lentillifera - Tép Bạc
-
Đặc điểm Và Công Dụng Của Rong Nho
-
Rong Nho Là Gì? Tìm Hiểu Toàn Bộ Về Cây Rong Nho Việt Nam
-
Rong Nho Là Gì? Rong Nho Giá Bao Nhiêu Và Cách Chế Biến Rong Nho
-
18 Công Dụng Của Rong Nho Khiến Nhiều Chị Em Mê Mẩn
-
Rong Nho Có Tác Dụng Gì? Cách ăn Rong Nho Và Bảo Quản Sao Cho ...
-
Rong Nho – Wikipedia Tiếng Việt
-
Rong Nho Là Gì? Rong Nho Có Tác Dụng Gì? Cách ăn Và Bảo Quản
-
Rong Nho Tươi-Mùi Vị đặc Biệt Và đặc điểm Khác Biệt - DHC Green
-
Rong Nho Là Gì? Cách Chế Biến Rong Nho - HuongNghiepAAu
-
Tác Dụng Và Cách Chế Biến, Bảo Quản Rong Nho
-
Ảnh Hưởng Các Yếu Tố Môi Trường đến Sự Phát Triển Của Rong Nho Biển
-
Rong Nho Biển: Giàu Giá Trị Kinh Tế - Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học