Rửa Tiền Là Gì? Hành Vi Rửa Tiền ở Việt Nam Sẽ Bị Xử Lý Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
2.2. Mặt khách quan:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ luật hình sự năm 2015, thì một người phạm tội rửa tiền khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:
– Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
– Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
– Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
– Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có”.
Có thế thấy, Điều 324 Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung dấu hiệu “do mình phạm tội mà có” và sửa đổi dấu hiệu “biết rõ là do phạm tội mà có” thành “biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có” vào cấu thành của tội phạm. Việc bổ sung dấu hiệu “do mình phạm tội mà có” cho thấy người thực hiện tội phạm nguồn cũng là chủ thể của tội phạm này (tức hành vi tự rửa tiền). Như vậy, với việc sửa đổi, bổ sung dấu hiệu của hành vi khách quan quy định tại Điều 324 Bộ luật hình sự năm 2015, có thể xác định chủ thể của Tội rửa tiền bao hàm cả người thực hiện tội phạm nguồn (hành vi tự rửa tiền) và người không thực hiện tội phạm nguồn (là người giúp người thực hiện tội phạm nguồn che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do phạm tội mà có). Quy định mới này về Tội rửa tiền của Bộ luật hình sự năm 2015 cho thấy bước tiến mới trong việc tiếp cận gần hơn những quy định của quốc tế về hành vi rửa tiền.
Nếu như Điều 251 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định dấu hiệu “biết rõ tài sản là do phạm tội mà có” là dấu hiệu căn bản để quy kết hành vi phạm tội, thì Điều 324 Bộ luật hình sự năm 2015 đã sửa đổi thành “biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có”. Rõ ràng mức độ “biết” quy định tại Điều 324 Bộ luật hình sự năm 2015 thấp hơn với mức độ “biết” quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự năm 1999. Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30/11/2011 hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và Tội rửa tiền đã có giải thích như thế nào là “biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có”. Vậy có thể căn cứ vào giải thích này để hiểu “biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có” nhưng với mức độ thấp hơn hay chỉ cần hiểu theo đúng nghĩa đơn giản của biết hoặc có cơ sở để biết tài sản đó là do người khác phạm tội mà có là đã có thể xác định có hành vi phạm tội rửa tiền hay không? Đây là một dấu hiệu quan trọng để xác định ý thức chủ quan của người phạm tội, cần có hướng dẫn cụ thể để việc áp dụng được thống nhất và có hiệu quả trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
2.3. Các tình tiết định khung hình phạt:
Khoản 2 Điều 251 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định 09 tình tiết định khung hình phạt, bao gồm: Có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội nhiều lần, có tính chất chuyên nghiệp, dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; tiền, tài sản phạm tội có giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn; gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm. Khoản 2 Điều 324 Bộ luật hình sự năm 2015 bỏ tình tiết định khung gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, những tình tiết trước đây quy định mang tính định tính như “nhiều”, “lớn”, “rất lớn”, “đặc biệt lớn”, “rất nghiêm trọng”, “đặc biệt nghiêm trọng” ở khoản 2 và khoản 3 Điều 251 Bộ luật hình sự năm 1999, thì đã được quy định cụ thể, mang tính định lượng ở khoản 2 và khoản 3 Điều 324 Bộ luật hình sự năm 2015 như: Phạm tội 02 lần trở lên; tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng…
2.4. Về hình phạt:
– Đối với cá nhân: Mức hình phạt khởi điểm (thấp nhất) và mức hình phạt tối đa (cao nhất) của Điều 251 Bộ luật hình sự năm 1999 và Điều 324 Bộ luật hình sự năm 2015 là như nhau, đều có mức thấp nhất là từ 01 năm tù và mức cao nhất là 15 năm tù. Cả hai bộ luật đều chỉ quy định 01 loại hình phạt chính đối với Tội rửa tiền đó là hình phạt tù có thời hạn, thể hiện đường lối xử lý nghiêm khắc đối với loại tội phạm này. Ngoài ra, cũng đều quy định về hình phạt bổ sung như phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tuy nhiên, từ khoản 2 thì mức hình phạt khởi điểm của từng khung hình phạt là khác nhau. Theo đó khoản 2 Điều 251 Bộ luật hình sự năm 1999 là từ 03 năm tù đến 10 năm tù, nhưng khoản 2 Điều 324 Bộ luật hình sự năm 2015 lại từ 05 năm tù đến 10 năm tù; khoản 3 Điều 251 Bộ luật hình sự năm 1999 là từ 08 năm tù đến 15 năm tù, khoản 3 Điều 324 Bộ luật hình sự năm 2015 lại từ 10 năm đến 15 năm tù. Như vậy, Điều 324 Bộ luật hình sự năm 2015 không có sự giao thoa (gối đầu) hình phạt giữa các khung hình phạt như Điều 251 Bộ luật hình sự năm 1999.
Ngoài ra, Điều 324 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định mức hình phạt áp dụng đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội là từ 06 tháng tù đến 03 năm tù. Đây là quy định hoàn toàn mới so với Điều 251 Bộ luật hình sự năm 1999.
– Đối với pháp nhân thương mại: Lần đầu tiên Bộ luật hình sự Việt Nam truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, do đó ngoài hình phạt tiền, thì hình phạt chính và hình phạt bổ sung quy định tại khoản 6 Điều 324 Bộ luật hình sự năm 2015 đối với pháp nhân thương mại phạm tội này đều là những hình phạt mới. Cụ thể hình phạt chính gồm phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; hình phạt bổ sung gồm: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn và phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính).
Tuy nhiên, vẫn cần có hướng dẫn cụ thể việc kết án một người phạm tội rửa tiền không phụ thuộc vào việc tội phạm nguồn đã bị kết án hay chưa. Việc điều tra, xét xử tội phạm nguồn và tội phạm rửa tiền có thể tiến hành chung trong một vụ án, sẽ giúp làm rõ tính chất, mức độ nguy hiểm của các hành vi phạm tội.
Từ khóa » Các Ví Dụ Về Rửa Tiền
-
Ví Dụ Về Rửa Tiền - Luật Hoàng Phi
-
Rửa Tiền Là Gì: Kiến Thức Bạn Cần Biết Năm 2022
-
Tìm Hiểu Về “con La Tiền” để Phát Hiện Và Chứng Minh Tội Phạm Rửa Tiền
-
Thế Nào Là Rửa Tiền ? Tội Rửa Tiền Bị Phạt Tù Bao Nhiêu Năm ? Cách ...
-
Rửa Tiền – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cần Hiểu Về Hoạt động Rửa Tiền để Phòng Tránh
-
"Điểm Mặt" Những Chiêu Trò Rửa Tiền Tội Phạm Thường Dùng
-
[PDF] Giải Pháp Phòng Chống Rửa Tiền Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt ...
-
Những Thủ đoạn Và Phương Thức Rửa Tiền Chủ Yếu - Tạp Chí Tài Chính
-
Rửa Tiền Là Gì? Những Hậu Quả Nghiêm Trọng Của Rửa Tiền - DNSE
-
Rửa Tiền - Luật Trần Và Liên Danh
-
Rửa Tiền Và Toàn Cầu Hóa (26/12/2005 14:23) - Chi Tiết Tin
-
Tiếp Tục Rà Soát Các Nội Dung Trong Dự Thảo Luật Phòng Chống Rửa ...