Rửa Tiền Là Gì? Những Hậu Quả Nghiêm Trọng Của Rửa Tiền - DNSE

Rửa tiền là một hành vi phạm pháp nghiêm trọng, có thể gây ra những hậu quả to lớn. Vậy cụ thể rửa tiền là gì? Nó tạo ra hệ luỵ như thế nào? Hãy cùng DNSE tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mục lục hiện 1 Rửa tiền là gì? 2 Hậu quả nghiêm trọng của hành vi rửa tiền 2.1 Gián đoạn sự ổn định của kinh tế 2.2 Thị trường tài chính – tiền tệ gặp nhiều bất ổn 2.3 Kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực 2.4 Hệ thống tài chính bị “giật dây” 3 Hình phạt đối với hành vi rửa tiền tại Việt Nam 3.1 Trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền đối với cá nhân 3.2 Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân 4 Kết luận

Rửa tiền là gì?

Rửa tiền là gì?
Rửa tiền là gì?

Rửa tiền tiếng Anh là Money Laundering (Money: tiền, Laundering: giặt giũ, rửa).

Rửa tiền là quá trình bất hợp pháp nhằm chuyển đổi một lượng lớn tiền tệ được tạo ra từ các hoạt động vi phạm pháp luật (ví dụ như ăn cướp hoặc lừa đảo) trở thành tiền hợp pháp. Tiền từ các hoạt động phạm tội được coi là bẩn. Quá trình này được sử dụng để khiến nó “sạch” hơn.

Rửa tiền là hành vi phạm pháp nghiêm trọng thường được sử dụng bởi các tội phạm kinh tế. Hầu hết các công ty tài chính đều có chính sách chống rửa tiền để phát hiện và ngăn chặn hoạt động này. 

https://youtu.be/GWaowL63eF8
Video giải thích về rửa tiền

Hậu quả nghiêm trọng của hành vi rửa tiền

Gián đoạn sự ổn định của kinh tế

Không những phá vỡ sự ổn định mà rửa tiền cũng để lại những mối nguy nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Rửa tiền gây ảnh hưởng đến từng cá thể trong nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước mới nổi. Thậm chí, nó còn có thể tàn phá kinh tế của một đất nước bằng việc hợp thức hóa tài sản có nguồn gốc từ các hoạt động phi pháp.

Thị trường tài chính – tiền tệ gặp nhiều bất ổn

Rửa tiền tạo ra sự lưu chuyển của các nguồn tiền tệ trong thế giới ngầm, sinh ra sự đột biến trong nhu cầu tiền tệ và sự không ổn định trong lãi suất cũng như tỷ suất hối đoái. Việc điều hành kinh tế vĩ mô sẽ càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn. 

Kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực

Rửa tiền tạo ra những tác động tiêu cực tới xu hướng đầu tư. Tiền có nguồn gốc không rõ ràng sẽ được đầu tư vào các tài sản mang tính chất che đậy thay vì các khoản đầu tư phát triển kinh tế. Các giao dịch ngầm này có thể làm suy giảm hiệu quả kinh tế của các giao dịch hợp pháp trên thị trường.

Hệ thống tài chính bị “giật dây”

Hệ thống tài chính có thể bị thao túng và nắm thóp bởi một nhóm tội phạm. Rửa tiền khiến ngân hàng mất uy tín, làm giảm chất lượng dịch vụ,… từ đó gây mất cân bằng cơ cấu nguồn vốn của hệ thống các ngân hàng nói chung.

Hình phạt đối với hành vi rửa tiền tại Việt Nam

Trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền đối với cá nhân

Các cá nhân có hành vi rửa tiền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 324 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), cụ thể:

  • Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu thực hiện các hành vi rửa tiền.
  • Người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi thêm một trong những dấu hiệu sau:
    • Có tổ chức;
    • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện rửa tiền;
    • Phạm tội 02 lần trở lên;
    • Có tính chất chuyên nghiệp;
    • Sử dụng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
    • Tiền, tài sản phạm tội có trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
    • Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng;
    • Tái phạm có tính chất nguy hiểm.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
    • Tiền, tài sản phạm tội có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;
    • Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên;
    • Gây ảnh hưởng tiêu cực tới an toàn tài chính, tiền tệ quốc gia.
Thực hiện hành vi rửa tiền sẽ phải đối mặt với hình phạt nghiêm trọng
Thực hiện hành vi rửa tiền sẽ phải đối mặt với hình phạt nghiêm trọng

Người chuẩn bị hoặc có ý định rửa tiền cũng có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, hình phạt bổ sung cũng được áp dụng đối với người phạm tội rửa tiền như sau:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
  • Cấm hành nghề hoặc đảm nhận các công việc liên quan từ 01 đến 05 năm hoặc tịch thu một phần/toàn bộ tài sản.

Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân

Pháp nhân phạm tội rửa tiền bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Khoản 6 Điều 324 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), cụ thể:

  • Pháp nhân phạm tội rửa tiền có thể bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.
  • Với pháp nhân thương mại, mức phạt tiền có thể từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực cụ thể hoặc cấm huy động vốn từ 01 đến 03 năm.

Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ với mục đích phạm tội sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của DNSE về rửa tiền. Mong rằng qua đây, bạn đã hiểu rửa tiền là gì cũng như những hậu quả nghiêm trọng của hành vi này.

Từ khóa » Các Ví Dụ Về Rửa Tiền