Rủi Ro Tín Dụng Là Gì? Nguyên Nhân Và Biện Pháp Xử Lý Rủi Ro Như Thế ...

Trong hoạt động tín dụng thì các rủi ro tín dụng xảy ra là không tránh khỏi đồng thời gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho cả ngân hàng và người đi vay. Vậy rủi do tín dụng là gì? Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và ảnh hưởng như thế nào đến người đi vay? Những biện pháp nào giúp bạn phòng tránh?

Cùng BANKCREDIT đi tìm câu trả lời nhé!

Xem thêm:

  • Tra cứu cmnd online mới nhất.
  • Tra cứu mã số thuế cá nhân.

Rủi Ro Tín Dụng Là Gì?

Rủi do tín dụng là rủi ro xảy ra khi một khách hàng hay một tổ chức doanh nghiệp đi vay. Mà không chi trả đủ khoản nợ cho Ngân hàng hay Công ty Tài Chính cho vay. Trong hoạt động Tài Chính Ngân hàng rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn với mức độ nguy hiểm nhất. Luôn có trong mỗi hợp đồng vay và có thể gây hậu quả nặng nề cho cả Khách hàng lẫn Ngân hàng hay Tổ chức tài chính.

Khái quát về rủi ro tín dụng
Khái quát về rủi ro tín dụng

Phân Loại Rủi Ro Tín Dụng

Rủi ro tín dụng gồm có: rủi ro danh mục (Portfolio risk) và rủi ro giao dịch (Transaction risk). Trong đó, rủi do danh mục được chia làm 2 loại đó là: rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập trung (Concentration risk).

  • Rủi ro nội tại được hiểu xuất phát từ mỗi cá nhân đi vay.
  • Rủi ro tập trung được hiểu mức dư nợ còn lại cho mỗi cá nhân.

Rủi ro giao dịch được chia làm 3 phần: rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ:

  • Rủi ro lựa chọn: liên quan đến thẩm định, phân tích tín dụng
  • Rủi ro đảm bảo là rủi ro xuất phát từ các tiêu chí đảm bảo.
  • Rủi ro nghiệp vụ: liên quan đến các hoạt động quản trị cho vay.

Nguyên Nhân Dẫn Đến Rủi Ro Tín Dụng

Một rủi ro xảy ra luôn có nguyên nhân từ nhiều phía. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân từ phía Khách hàng đi vay. Các nguyên nhân khách quan bên ngoài dẫn đến việc xảy ra rủi ro trong tín dụng.

Nguyên Nhân Từ Khách Hàng

  • Người đi vay sử dụng vốn vay vào các mô hình có rủi ro cao  hoặc phát sinh vấn đề tiêu cực về sức khỏe, công việc. Mâu thuẫn gia đình dẫn đến việc mất cân bằng trong quản lý tài chính cá nhân. Từ đó khác hàng không có khả năng chi trả khoản nợ vay cho Ngân hàng.
  • Cá nhân khách hàng vay mua sắm tiêu dùng vào tiêu sản. Nhưng không có khả năng cân bằng giữa thu nhập cá nhân mang tính ổn định. Các khoản chi tiêu thiết yếu dẫn đến việc hao hụt tài chính gây khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

Tham khảo:

  • Kiểm tra nợ xấu cá nhân.
  • Cách tra cứu số sổ BHXH.
  • Doạnh nghiệp vay mở rộng sản xuất hoặc đầu tư lĩnh vực khác nhưng không tìm hiểu kỹ thị trường. Tham nhũng trong nội bộ. khả năng lãnh đạo và xử lý biến cố còn non trẻ dẫn đến việc hao hụt tài sản thậm chí doanh nghiệp phá sản gây khó khăn trong việc trả nợ đủ và đúng kỳ hạn.
  • Do bản thân cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp có mục đích chủ ý giả mạo các thông tin. Chứng từ nhằm chiếm dụng vốn của Ngân hàng hoặc Tổ chức tài chính.

Nguyên Nhân Khách Quan

Bên cạnh những nguyên nhân từ chính người vay gây ra thì cũng có những nguyên nhân khách quan dẫn đến như:

  • Sự thay đổi bất thường của hệ thống pháp lý trong ngành Tài chính – Ngân hàng. Hoặc các chính sách bổ sung tại từng thời điểm của chính phủ các nước.
  • Do bão lũ thiên tai, dịch bệnh xảy ra gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu khiến lạm phát tăng cao người dân không thể ứng phó kịp với thị trường.
  • Cũng có thể do hệ thống pháp lý trong ngành còn nhiều kẽ hở. Chưa có tính răn đe trong việc xử lý nợ xấu nợ quá hạn.

Hậu Quả Của Việc Rủi Ro Tín Dụng

Thông thường người đi vay ít khi để ý đến hệ quả này. BANKCREDIT sẽ liệt kê cho bạn hệ quả của nó. Giúp bạn kiểm soát được mức độ rủi ro tín dụng.

Rủi Ro Tín Dụng Ảnh Hưởng Gì Đến Khách Hàng

Rủi ro xảy ra khi khách hàng không thanh toán đúng hạn. Hoặc không thanh toán đủ số tiền phải trả theo quy định trong Lịch trả nợ của khoản vay. Khi đó Ngân hàng hoặc Công ty tài chính sẽ cập nhật báo cáo nợ chậm của khách hàng theo phân loại các Nhóm nợ trên CIC khác nhau lên hệ thống quản lý lịch sử tín dụng cic của ngân hàng nhà nước để có hình thức thu hồi nợ thích hợp.

Với đa số trường hợp, khách hàng trả chậm từ 10 ngày theo hệ thống cic của ngân hàng nhà nước sẽ ghi nhận tại nợ từ nhóm 2 khiến khách hàng. Và người thân cùng hộ khẩu không thể đi vay tại bất cứ hệ thống Ngân hàng. Hoặc Công ty tài chính nào khác nữa.

Rủi Ro Tín Dụng Ảnh Hưởng Gì Đến Nền Kinh Tế Đất Nước

Ngày nay, Khi ngành Tài chính Ngân hàng đóng vai trò không nhỏ trong việc điều hòa dòng tiền quốc gia thì ngân hàng càng có vai trò quan trọng trong việc rót vốn cho nền kinh tế thị trường. Điều này khiến sự ảnh hưởng tiêu cực trong hệ thống tiền tệ sẽ gây ảnh hưởng chuỗi dây chuyển tới tất cả các ngành nghề khác trong nền kinh tế có thể đe dọa không nhỏ tới nền kinh tế vĩ mô của Đất nước.

Tham khảo:

  • Lợi nhuận ròng.
  • Lãi suất chiết khấu.

Cách Xử Lý Rủi Ro Tín Dụng Là Gì?

Dưới đây là những biện pháp xử lý phòng tránh rủi ro tín dụng sẽ giúp ích cho bạn.

Những giải pháp giúp bạn quản trị rủi ro tín dụng
Những giải pháp giúp bạn quản trị rủi ro tín dụng

Gia Hạn Nợ

Nhận thấy Khách hàng có khả năng khôi phục tình hình kinh doanh trong thời gian gần. Hoặc khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh đầu tư nhưng có giải pháp tái thiết lập mô hình mới có tính khả thi trong tăng trưởng dài hạn thì ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp gia hạn nợ nhằm kéo dài thêm thời gian trả nợ gốc. Và lãi so với thời gian quy định ban đầu trên hợp đồng vay.

Thanh Lý Tài Sản Thế Chấp

Khi nhận thấy khách hàng không còn khả năng khắc phục tình hình kinh doanh hoặc doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản thì các biện pháp thanh lý tài sản đảm bảo được tiến hành. Lúc này Ngân hàng sẽ thuyết phục khách hàng tự bán tài sản đã thế chấp trong hồ sơ vay hoặc Ngân hàng tự phát mãi tài sản theo quy định.Hoặc dùng các điều lệ pháp lý can thiệp để thu hồi lại nợ.

Bán Nợ

Giải pháp này diễn ra khi khoản vay của khách hàng không có tài sản đảm bảo. Lúc đó Ngân hàng sẽ chuyển nhượng khoản nợ cho bên thứ 3 và nhận thanh toán từ bên mua nợ. Khi này quyền chủ nợ đã được trao lại cho bên mua nợ. Khách hàng sẽ bị thu hồi nợ từ một bên mua nợ mới.

Xóa Nợ

Khi khách hàng gặp rủi ro như thiệt mạng, mất tích hoặc sau khi ngân hàng đã dùng các giải pháp trên để thu hồi nợ nhưng không hiệu quả thì giải pháp xóa nợ bắt buộc dùng đến. Lúc này các khoản nợ (gốc, lãi) của khách hàng được ngân hàng xóa bỏ.

Nhìn chung Rủi ro tín dụng luôn tồn tại trong bất kỳ một Hợp đồng tín dụng nào. Có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cá nhân khách hàng, tới Ngân hàng cho vay và cả nền kinh tế tài chính của đất nước. Nhưng để giảm thiểu rủi ro một cách thấp nhất thì thì bản thân khách hàng cần có các kế hoạch về tài chính cá nhân. Tài chính doanh nghiệp và định hướng đầu tư kinh doanh đúng đắn khi đi vay. Cùng với đó là sự ứng biến linh hoạt về sự dịch chuyển dòng tiền trong xuyên suốt quá trình trả nợ định kỳ cho ngân hàng. Và đồng ý rằng sẽ chấp nhận rủi ro khi tài sản bị phát mãi tài sản đó để thanh lý trừ nợ.

Quy Trình Quản Lý Và Xử Lý Rủi Ro Tín Dụng

  • Bước 1: Tính toán xác định rủi ro tín dụng
  • Bước 2: Lượng hóa rủi ro
  • Bước 3: Giám sát và quán lý rủi ro
  • Bước 4: Phân tích và các phương pháp giải quyết rủi ro cần thiết.

Xem thêm: Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp

Phần Kết

Hi vọng với những thông tin được chúng tôi cung cấp trên sẽ giúp bạn có cái nhìn khách hơn về rủi ro tín dụng. Ngoài ra, chúng tôi còn cập nhật thêm rất nhiều về tin tức tài chính – ngân hàng, đến với Bankcredit để tìm hiểu chi tiết thêm nhé!

Thông tin được biên tập bởi: Bankcredit.vn

BANKCREDIT là website chuyên cập nhập thông tin tin tài chính – ngân hàng. Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ cho bạn vay tiền trả góp lãi suất thấp. Nếu bạn không đủ điều kiện vay ngân hàng. Chúng tôi hỗ trợ bạn vay tiền nhanh chỉ cần CMND xét duyệt trong ngày.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Các Biện Pháp Xử Lý Rủi Ro Tín Dụng