"Rừng Cọ, đồi Chè" ở Phú Thọ

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…

Phú Thọ – Vùng đất tổ không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà nơi đây còn là quê hương của những đồi cọ, đồi chè xanh mát. Hình ảnh đó trở nên thân thuộc đối với bất cứ những con người sống và gắn bó với vùng đất này . Du lịch Phú Thọ, chúng ta hãy cũng chiêm ngưỡng “rừng cọ, đồi chè” nhé.

  • Kinh nghiệm du lịch Phú Thọ từ A đến Z cho những phượt thủ
  • Những lễ hội đặc sắc ở làng Đào Xá, Thanh Thủy (Phú Thọ)
  • Khám phá vẻ đẹp ao giời suối Tiên Phú Thọ
Những cây cọ gắn liền với cuộc sống người dân Phú Thọ
Những cây cọ gắn liền với cuộc sống người dân Phú Thọ

Tháng ba mùa trẩy hội Đền Hùng, xin đừng quên thưởng thức một thứ “đặc sản” có một không hai này của quê hương Phú Thọ . Tuổi thơ tôi đã đùa nghịch giữa những vườn chè xanh bát ngát, căn nhà tôi ở lợp bằng lá cọ đi qua bao mùa mưa nắng. Chè và cọ, hai thứ cây thân quen và gần gũi như một phần cuộc sống đối với mỗi người con miền đất trung du khô cằn sỏi đá.

Dù ai đi ngược về xuôi Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.

Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình. Nỗi nhớ ấy da diệt, cồn cào từ sâu trong trái tim. Cọ xanh mướt mải bên sườn đồi. Cọ lặng lẽ bên những nếp nhà lợp lá cọ màu thời gian nâu trầm. Giữa đồi cọ, những chú bò nhởn nha gặm cỏ, một chú trâu nằm ngủ im lìm giữa hàng trăm lính cọ “canh gác”. Những rừng cọ rộng miên man, người đi trong rừng cọ, giữa trời mưa không ướt áo, trời nắng không tới đầu. Thân cây rêu mốc cao vút lên trời, tít trên ngọn là hàng chục tầu lá tua tủa như hàng trăm mũi tên chĩa lên trời xanh. Cây cọ như thế, đi qua bao đời, gắm với tuổi thơ bao đứa trẻ, trở thành ký ức không bao giờ quên. Có lẽ khó có ở đâu mà cây cọ lại già nua, tuổi tác như những cây cọ miền trung du Phú Thọ. Có người đã ước tính những cây cọ cao hàng chục mét phải có tuổi đến cả trăm năm.

Lá cọ trải rộng che nắng mưa cho người dân Phú Thọ
Lá cọ trải rộng che nắng mưa cho người dân Phú Thọ

” Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi”. Những câu thơ từ thuở ấu thơ ấy cứ theo những đứa trẻ Phú Thọ mỗi chặng đường dài. Dường như luôn nhắc nhở tôi về một vùng quê nghèo khó, xóm làng với những căn nhà lợp lá cọ thấp thoáng trên sườn đồi. Chỉ có những bóng cọ, đồi chè, nương sắn và những người dân thôn quê chân chất, chịu thương chịu khó biết bao nhiêu. Quê hương, tuổi thơ chưa bao giờ nguôi ngoai, quên sao được những buổi đến trường, rồi những hôm đi chăn trâu, cắt cỏ, dù bất kể trời mưa hay nắng, nhưng thấy yên tâm hơn khi có tấm lá cọ tròn xoe che trên đầu… Cọ là loại cây rễ chùm như cây dừa, cây cau, cây tre. Rễ cọ bám vào đất đồi lan toả, tự kiếm tìm dinh dưỡng để nuôi cây lớn lên từng ngày. Mỗi năm cây cọ chỉ cho ra đời đúng 12 lá, ứng với 12 tháng của năm. Thân cọ đẹp khắc khổ, nhưng tất cả những thứ trên cây cọ đều phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của con người.

Buồng cọ sum suê quả
Buồng cọ sum suê quả

Cứ vào khoảng tháng 7, những cây cọ trong rừng bắt đầu ra hoa, kết trái. Đến cuối tháng 10, đầu tháng 11 quả cọ bắt đầu chín, màu vỏ xanh đậm hơi nâu nâu. Những quả cọ ngon là quả được lấy từ cây cọ chưa bao giờ bị chặt lá, vì cọ bị chặt lá một lần thì quả cọ sẽ còi cọc, hạt to và ăn rất chát, mất hết mùi vị đặc trưng của cọ. Mỗi mùa quả cọ chín, lũ trẻ trong xóm lại bắc thang để leo trèo, hái bằng được những quả cọ căng tròn, mang về cho vào nồi ỏm, ăn no bụng thay cơm. Quả cọ chín, lõi vàng ươm, ăn bùi và rất ngậy. Quả cọ ngoài mang ỏm thì người dân quê tôi còn chọn những quả cùi dày, béo rồi mang cạo sạch vỏ đem làm dưa. Dưa cọ có vị mặn của muối, vị ngậy béo bùi bùi của cọ.

Món cọ ỏm thơm bùi béo
Món cọ ỏm thơm bùi béo

Đi giữa những đồi cọ và rồi du khách lại đắm say bởi những đồi chè xanh miên man trong cái nắng, cái gió miền trung du. Du khách đến vùng đất Tổ, ngoài tham quan những di tích lịch sử, khi qua các huyện Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Phù Ninh sẽ không thể nào quên hình ảnh những đồi chè xanh mơn mởn. Với diện tích trồng trên 12.000 ha, từ xa, du khách sẽ nhìn thấy những đồi chè trông như những mâm xôi tầng tầng lớp lớp ngút ngàn tạo nên cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Nhấp nhô trên những nương chè, những cô gái miền Trung du trong những chiếc nón lá trắng, tay thoăn thoắt hái búp chè, miệng luôn tươi cười trò chuyện với nhau tạo nên một bức tranh đồng quê thật thanh bình. Thú vị nhất là khi bạn được nhâm nhi một tách trà đậm đà, cảm giác một chút đắng nhẹ rồi sau đó lan tỏa vị ngọt ngào, thơm ngát, ngồi ngắm cảnh đẹp nơi thôn dã, cảm nhận cuộc sống thật bình yên.

Đồi chè tươi mát xanh tít tận chân trời ở Phú Thọ
Đồi chè tươi mát xanh tít tận chân trời ở Phú Thọ

Điều thú vị là những đồi chè ở đấy cứ quấn tròn lấy những quả đồi. Đồi có độ cao vừa phải nhưng cao hơn lòng máng ở Mộc Châu nên những dải chè uốn lượn, “trèo lên, ngụp xuống” giữa những sườn đồi chứ không mềm mại như nương chè nơi khác. Nếu như món ăn về cọ, nếu như món cọ ỏm bùi, ngọt đã làm nên nét ẩm thực dân dã và đặc trưng của vùng đất trung du thì ấm nước chè là phần không thể thiếu trong mỗi gia đình người dân nơi đây. ” Mênh mông đồi chè/ xanh xanh rừng cọ/Ta mến làng ta đồi nương bát ngát/Biêng biếc cành lá chè xanh trên sườn đồi/Ta mến rừng cây thân vút lên trời/Tán xanh trong gió phất…” Câu nói “rừng cọ đồi chè: đã trở thành tài sản riêng của người dân Phú Thọ, nó như chất liệu cho cuộc sống dân dã, thôn quê, là một phần của tuổi thơ, kỷ niệm và ngày nay trở thành địa chỉ tuyệt vời cho khách du lịch về tham quan, khám phá và thưởng thức.

Tags: phuong tien giao thong, diem du lịch phu tho, khach san phu tho,dac san phu tho

Từ khóa » Cây Cọ ở Vùng đồi Phú Thọ