Rụng Lông Mi – Nguyên Nhân, Biện Pháp Khắc Phục Mi Gãy Rụng

Nội dung chính

Toggle
  • Những điều cần biết về lông mi
    • Giai đoạn tăng trưởng Anagen
    • Giai đoạn chuyển tiếp Catagen
    • Giai đoạn nghỉ ngơi Telogen
  • Nguyên nhân rụng lông mi
    • Người mắc chứng Trichotillomania
    • Bị dị ứng mascara
    • Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể
    • Bị rụng lông mi do viêm bờ mi mắt
    • Ảnh hưởng của thuốc điều trị bệnh
    • Lười tẩy trang
    • Rụng lông mi vì thói hay dụi mắt
    • Do quá trình phát triển tự nhiên
  • Cách chăm sóc lông mi
    • Luôn tẩy trang, vệ sinh sạch sẽ trước khi đi ngủ
    • Thường xuyên chải mi hàng ngày
    • Sử dụng các tinh chất dưỡng mi
    • Tích cực bổ sung thực phẩm giàu vitamin
  • Lông mi rụng có mọc lại không
  • Cách làm lông mi dài và cong

Rụng lông mi là một trong những nỗi phiền muộn của không ít chị em phụ nữ. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn mang theo cảm giác khó chịu cho đôi mắt. Vậy nguyên nhân tại sao lông mi bị rụng? Và cách chăm sóc hiệu quả để ngăn chặn tình trạng này là gì?

Những điều cần biết về lông mi

Lông mi là những sợi nhỏ với thành phần cấu tạo từ 97% keratin và 3% nước. Chúng bắt đầu được hình thành từ lớp ngoại bì khi con người còn ở dạng bào thai (khoảng từ tuần 22 – 26 của thai kỳ) và mọc xếp ngay ngắn trên mí mắt. Thông thường, ở mí trên có khoảng 90 – 150 sợi, mí dưới có khoảng 70 – 80 sợi

Những điều cần biết về lông mi

Tuổi thọ của lông mi trung bình kéo dài khoảng từ 3 – 5 tháng thì rụng xuống và sẽ mất tối thiểu khoảng 2 tháng để mọc trở lại hoàn toàn. Chu trình sống của lông mi trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn tăng trưởng Anagen

Giai đoạn lông mi phát triển tích cực, kéo dài từ 30 – 45 ngày. Thông thường chỉ có khoảng 40% lông mi trên và 15% của lông mi dưới phát triển trong giai đoạn Anagen ở cùng thời điểm. Mỗi sợi lông mi phát triển đến 1 độ dài nhất định rồi dừng lại.

Giai đoạn chuyển tiếp Catagen

Ở thời kỳ này, các sợi lông ngừng phát triển và các nang lông co lại. Nếu bạn nhổ lông mi vào lúc này, nó sẽ không mọc lại ngay được mà cần phải đợi cho các nang lông hoàn thành giai đoạn chuyển tiếp này rồi mới chuyển sang giai đoạn sau. Trung bình, giai đoạn Catagen kéo dài 2 – 3 tuần.

Giai đoạn nghỉ ngơi Telogen

Đây là lúc lông mi ngừng phát triển hoàn toàn. Thông thường, nó sẽ kéo dài hơn 100 ngày trước khi lông mi rụng ra ngoài và lông mi mới bắt đầu mọc lại. Trung bình, sẽ mất khoảng 4 – 8 tuần để thay mới hoàn toàn 1 hàng lông mi mới.

Với những thông tin này, hẳn là chúng ta cũng phần nào biết được rụng lông mi là một trong những quy luật tự nhiên. Nhưng liệu ngoài nguyên nhân này, vấn đề đó liệu còn do tác nhân nào khác không? Sau đây, hãy cùng Yumi Academy tìm hiểu cụ thể các lý do khiến lông mi có thể bị rụng nhé.

Nguyên nhân rụng lông mi

Hẳn là ai cũng muốn sở hữu một hàng lông mi dài và cong vút để đôi mắt thêm phần long lanh. Tuy nhiên, trong thực tế điều đó không hề dễ dàng. Nhất là khi bạn phải đối mặt với những lý do khiến hàng mi thường xuyên bị rụng như:

Người mắc chứng Trichotillomania

Hội chứng Trichotillomania chỉ những người thích giật tóc là đối tượng hàng đầu của tình trạng lông mi thưa, rụng. Nguyên nhân là bởi cảm giác luôn muốn bứt tóc, bứt lông mày, thậm chí cả lông mi một cách khó kiểm soát. Và đó là lý do làm hàng mi của bạn mất dần theo thời gian.

Người mắc chứng Trichotillomania

Trong thực tế, đây không phải là thói quen bẩm sinh. Thay vào đó, nó thường được phát triển từ thói quen xoắn tóc, vuốt mi, vuốt mày. Những đối tượng này khi rơi vào tình trạng stress dễ phát sinh hành vi kéo, nhổ tóc, bứt lông mi như một cách thức giải tỏa. Song điều đó thường gây hói đầu, trụi lông mi, lông mày rất ảnh hưởng thẩm mỹ chứ hoàn toàn không giúp ích gì cho bản thân. Vậy phải làm sao để đối phó vấn đề này?

Tốt nhất, bạn nên sớm phòng ngừa thói quen xấu trên. Hãy tập thể dục, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ngồi thiền để giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng và luôn mạnh khỏe, lạc quan nhé.

Bị dị ứng mascara

Mascara là một trong những dụng cụ làm đẹp quen thuộc của chị em phụ nữ. Nó có thể giúp bạn sở hữu một hàng mi dài, dày và cong vút để đôi mắt trở nên hút hồn hơn. Tuy nhiên, đồng thời mascara cũng mang theo rủi ro đe dọa an toàn cho hàng mi của bạn.

Bị dị ứng mascara

Thành phần cấu tạo của mascara có rất nhiều chất hóa học. Chúng có thể tác động khiến lông mi yếu hơn và bị rụng. Thêm vào đó, quá trình tẩy trang sau khi trang điểm cũng là một nguyên nhân làm lông mi gãy.

Để tránh những trường hợp đó, tốt nhất chúng ta nên hạn chế và không sử dụng mascara quá nhiều. Nếu cần sử dụng, hãy chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín và phù hợp với đặc điểm cơ thể. Chú ý tuyệt đối không dùng mascara hết hạn sử dụng. Đặc biệt, luôn ghi nhớ phải uốn cong mi trước khi chuốt để giảm nguy cơ làm mi khô và gãy rụng.

Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể

Các chứng rối loạn tuyến giáp, cường giáp, suy giáp là nguyên nhân điển hình gây tác động đến nang lông và có thể làm rụng lông mi. Ngoài ra, nếu bạn mắc rối loạn tự miễn dịch rụng tóc từng vùng thì cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.

Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể

Để đối phó với tình huống không mong đợi đó, bạn có thể tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia sức khỏe để bổ sung dưỡng chất cho tóc vào chế độ ăn uống, dùng kết hợp các loại dầu gội thảo dược, massage da đầu nhẹ nhàng,… Nếu kiên trì thực hiện nghiêm túc, chắc chắn sẽ có hiệu quả rõ rệt.

Bị rụng lông mi do viêm bờ mi mắt

Một trong những bệnh phổ biến khác có thể làm rụng mi mắt có thể kể đến tình trạng viêm bờ mi mãn tính. Đây là căn bệnh do sự phát triển quá mức của vi khuẩn thường xuất hiện trên da. Bên cạnh đó, nếu bạn hay bị dị ứng da hay tắc nghẽn tuyến đầu mí mắt cũng có thể làm mí mắt sưng đỏ, ngứa ngáy kéo theo tình trạng rụng mi.

Bị rụng lông mi do viêm bờ mi mắt

Trong trường hợp này, bạn nên chủ động đi bác sĩ để được thăm khám điều trị. Chú ý không nên dùng tay dụi mắt, chà xát gãi ngứa vì có thể gây tình trạng bệnh nặng hơn, thậm chí là lây lan và nhiễm trùng.

Ảnh hưởng của thuốc điều trị bệnh

Từ kết quả nghiên cứu của một số chuyên gia cho thấy một số loại thuốc có thể tác động và làm mi bị rụng. Điển hình như thuốc ngừa mụn, thuốc chống đông máu, thuốc giảm cholesterol, thuốc cân bằng tuyến giáp,…

Ảnh hưởng của thuốc điều trị bệnh

Ở một số trường hợp đặc biệt, lông mi có thể bị mất khi bạn đang trong quá trình xạ trị, điều trị ung thư. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì thường là sau khi nhưng dùng thuốc, mi mắt sẽ mọc trở lại. Nếu muốn mi mọc nhanh hơn, dài hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm một số khoáng chất có lợi nhé.

Lười tẩy trang

Tẩy trang sạch sẽ, giải phóng toàn bộ khuôn mặt là khuyến cáo của mọi chuyên gia dành cho chúng ta sau khi trang điểm. Tuy nhiên, vẫn có những người xem nhẹ điều đó. Thậm chí, tình trạng để nguyên lớp make-up đi ngủ cũng không hiếm gặp.

Lười tẩy trang

Điều này khiến cho không chỉ làn da mà cả mi mắt của bạn đều đứng trước nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn tích tụ trên lớp trang điểm. Bởi vậy, nếu muốn có làn da khỏe và hạn chế tình trạng rụng lông mi, tốt nhất bạn nên chú ý tẩy trang thật sạch trước khi đi ngủ. Với vùng mắt, hãy lựa chọn sản phẩm tẩy trang nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Như vậy, bạn sẽ không phải chà mạnh tay – điều đại kỵ đối với lông mi.

Rụng lông mi vì thói hay dụi mắt

Rụng lông mi vì thói hay dụi mắt

Dụi mắt thường xuyên, dụi mắt quá mạnh cũng có thể làm lông mi của bạn bị rụng. Đây là một thói quen xấu mà không ít người mắc phải. Nếu chẳng may đi bụi, mắt bị ngứa hay dặm, tốt nhất đừng nên dùng tay dụi. Thay vào đó bạn hãy dùng thuốc nhỏ mắt để làm sạch bụi nhé.

Do quá trình phát triển tự nhiên

Cũng như các loại lông khác trên cơ thể, lông mi cũng có tuổi thọ nhất định. Và thông thường, chúng sẽ rụng sau khoảng 3 – 5 tháng rồi mọc lại. Trong trường hợp này thì bạn không phải lo lắng nhé. Chỉ cần chú ý bảo vệ mắt khi ra ngoài bằng cách đeo kính chắn bụi, chống nóng. Về nhà thì vệ sinh sạch sẽ, rửa mặt bằng nước sạch là được rồi.

Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm các khoáng chất kích thích mi mọc nhanh và dài hơn. Ví dụ như vitamin E.

Cách chăm sóc lông mi

Để có được một hàng mi khỏe mạnh, long lanh, bên cạnh việc hạn chế những tác nhân gây mi rụng thì bạn cũng phải lưu tâm về chế độ chăm sóc phù hợp.

Sau đây, chuyên gia của Yumi Academy sẽ chia sẻ đến bạn một số bí quyết giúp mi dài hơn, dày hơn và khỏe mạnh hơn nhé.

Luôn tẩy trang, vệ sinh sạch sẽ trước khi đi ngủ

Luôn tẩy trang, vệ sinh sạch sẽ trước khi đi ngủ

Rõ ràng rồi. Như trên chúng ta vừa nói, thói quen lười tẩy trang là 1 trong những nguyên nhân chính khiến mi hay bị rụng. Bởi thế nên bạn tuyệt đối không được quên nhé.

Thường xuyên chải mi hàng ngày

Thường xuyên chải mi hàng ngày

Bạn nên dùng cây mascara sạch để chải mi hàng ngày. Nó sẽ giúp lưu thông máu và kích thích sự tăng trưởng của lông mi để mi phát triển khỏe mạnh, dày dặn hơn. Tuy nhiên, cũng chú ý không nên chuốt quá lâu và chuốt mạnh tay nhé. Vì phần mi rất nhạy cảm, nếu bạn làm như thế có thể khiến chúng gãy rụng đấy.

Sử dụng các tinh chất dưỡng mi

Sử dụng các tinh chất dưỡng mi

Sau khi vệ sinh sạch sẽ, bạn có thể nhỏ vài giọt dầu dưỡng mi rồi chải nhẹ lên. Tinh chất trong dầu dưỡng sẽ giúp kích thích mi mọc nhanh và khỏe mạnh hơn. Nếu kiên trì dùng thường xuyên, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Tích cực bổ sung thực phẩm giàu vitamin

Tích cực bổ sung thực phẩm giàu vitamin

Các thực phẩm giàu vitamin A, C, E rất tốt cho sức khỏe và hàng mi của bạn. Vậy thì chẳng có lý do gì để chúng ta từ chối chúng đúng không? Nếu bạn chưa biết, vậy thì hãy lưu lại ngay trong danh sách cần bổ sung hàng ngày của mình đi nhé.

Lông mi rụng có mọc lại không

Lông mi rụng tự nhiên có thể mọc lại sau khoảng 2 tháng. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên nhổ lông mi hoặc lông mi bị rụng do tác động của thuốc, của bệnh viêm nhiễm trùng thì có thể làm chúng không mọc lại được nữa. Nếu có mọc lại cũng sẽ mất rất nhiều thời gian. Vì thế, chúng ta cần hết sức chú ý chăm sóc và nuôi dưỡng mi đúng phương pháp.

Trong trường hợp có các dấu hiệu viêm nhiễm, tốt nhất hãy chủ động đi gặp bác sĩ sớm để được điều trị. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về nhà bôi vì chúng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.

Cách làm lông mi dài và cong

Sở hữu một hàng mi dài và cong chắc hẳn là niềm ao ước của bất cứ chị em phụ nữ nào. Và trong thực tế, điều đó cũng không hẳn là quá khó khăn. Nếu bạn biết phương pháp và kiên trì, chắc chắn sẽ nhận thấy sự thay đổi tích cực rõ rệt như mong muốn.

Sau đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số cách làm lông mi dài và cong đơn giản, an toàn mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà nhé.

Cách làm lông mi dài và cong

Sử dụng các tinh chất dầu dưỡng

Dầu dừa, dầu ô liu,… đều có thành phần nuôi dưỡng và kích thích mi mọc dài và dày hơn. Bạn có thể dùng mascara sạch để chuốt tinh dầu dưỡng lên mi mắt trước khi đi ngủ. Sau khoảng vài tuần, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi kì diệu của đôi mắt đấy.

Dùng mật ong dưỡng mi

Mật ong là một loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và đặc biệt là đôi hàng mi của bạn. Cũng tương tự nhu dùng dầu dưỡng, bạn có thể chải mật ong lên mi trước khi đi ngủ mỗi đêm nhé.

Dùng vitamin E nuôi dưỡng mi

Vitamin E thì từ lâu đã được ví như thần dược của những chị em muốn sở hữu một hàng mi cong vút, dày dặn. Bạn có thể mua loại vitamin E dạng con nhộng, chiết tinh dầu bên trong ra để thoa đều lên mi mắt hàng đêm.

Nha đam giúp mi dài và cong

Nhựa nha đam cũng là một loại tinh chất dưỡng tự nhiên an toàn và tốt cho lông mi. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn chỉ nên bôi một lớp mỏng và phải rửa sạch trước khi ngủ. Bởi nha đam sẽ không tự tiêu được như các loại dầu dưỡng hay vitamin E mà bạn dùng đâu nhé.

Một số cách làm lông mi dài và cong khác

Ngoài các biện pháp trên, bạn có thể tham khảo một số bí quyết khác như dùng phấn rôm hay chải mi thường xuyên,… Đây cũng là những cách giúp lông mi nhanh mọc dài và dày hơn khá hiệu quả đấy.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đền rụng lông mi và biện pháp khắc phục. Yumi Academy hi vọng, dựa vào đây bạn sẽ có thể tự cân nhắc và tìm được cho mình cách chăm sóc hàng mi tốt nhất.

Trong trường hợp cần được tư vấn thêm, vui lòng gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn MIẾN PHÍ tại: 098 366 24 39.

Trân trọng!

Từ khóa » Trụi Lông Mi