Rung Nhĩ: Những điều Người Bệnh Tim Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
- Bảo hiểm y tế
- Đào tạo
- Kiến thức y khoa
- Tư vấn bác sĩ
- Góc tri ân
- Tấm lòng vàng
- Danh mục
- Nhận tin từ bệnh viện
- Gửi Email
- Tìm kiếm
- Giới thiệu Giới thiệu
Giới thiệu tổng quan
Sơ đồ tổ chức
Lịch sử hình thành
Kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện
Danh sách Khoa/Phòng
Danh sách bác sĩ theo các chuyên khoa
Danh mục kỹ thuật
- Tin tức & Hoạt động
- Dịch vụ khám bệnh Dịch vụ khám bệnh Quy trình khám bệnh
Khám bảo hiểm
Khám bình thường
Khám dịch vụ
Giới thiệu các dịch vụKhám V.I.P - Doanh nhân
Phòng Tâm lý Trị liệu
Khám bệnh trong giờ
Khám bệnh hẹn giờ
Khám sức khỏe tổng quát
Khám sức khỏe chuyên khoa
Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe cho công ty
Dịch vụ thẩm mỹ
Dịch vụ chủng ngừa
Quản lý chất lượng bệnh viện
Dịch vụ đặc biệtDịch vụ nuôi bệnh tại bệnh viện, tại nhà
Danh mục kỹ thuậtDanh mục phân tuyến kỹ thuật
- Chăm sóc khách hàng Chăm sóc khách hàng
Trả lời câu hỏi - Tư vấn sức khỏe:
(028) 38.683.496 - 1900 09.99.83Gửi câu hỏi
- Lịch khám
- Bảng giá Bảng giá
Bảng giá khám bệnh
Bảng giá phòng các loại
Bảng giá dịch vụ y tế
Bảng giá vật tư y tế
Giá thuốc
Bảng giá dịch vụ cận lâm sàng
- tuyển dụng
- thông báo
Kiến thức y khoa
In ấn 01/05/2018 16:29 Rung nhĩ: Những điều người bệnh tim cần biết Buổi sinh hoạt CLB bệnh nhân của khoa Tim mạch tổng quát chia sẻ những điều cần biết về rung nhĩ như: thế nào là rung nhĩ, yếu tố nguy cơ, triệu chứng của rung nhĩ, nguy cơ đột quỵ của người bị rung nhĩ, cách dùng thuốc chống đông, bệnh nhân rung nhĩ nên ăn uống thế nào? Buổi sinh hoạt CLB bệnh nhân của khoa Tim mạch tổng quát diễn ra vào tuần cuối của tháng 4 đề cập tới bệnh rung nhĩ, do BS.CK2 Phạm Tú Quỳnh trình bày.Để mọi người hiểu thế nào là bệnh rung nhĩ, trước hết, BS Tú Quỳnh nói về cấu tạo của trái tim: Trái tim của bạn là một khối cơ rỗng, cơ tim co bóp được là nhờ các xung động điện kích thích đều đặn được phát ra từ chính quả tim. Quả tim có 4 buồng. Hai buồng ở trên là tâm nhĩ. Tâm nhĩ phải nhận máu trở về từ các cơ quan trong cơ thể; tâm nhĩ trái nhận máu từ phổi. Hai tâm thất nằm dưới tâm nhĩ, nhận máu từ các tâm nhĩ tương ứng. Tâm thất phải đưa máu lên phổi để máu trao đổi ôxy. Tâm thất trái bơm máu giàu ôxy (sau khi được tâm thất phải bơm qua phổi để hấp thụ khí ôxy và thải khí cacbonic) đi đến các cơ quan trong cơ thể.Nút xoang là nút chủ nhịp của quả tim. Nó là một tập hợp các tế bào cơ tim biệt hóa đặc biệt nằm ở phía trên tâm nhĩ phải, sát với nơi đổ vào của tĩnh mạch chủ trên. Bình thường nút xoang có khả năng đều đặn phát ra các xung động điện. Những xung động này sau đó được dẫn truyền đến các tế bào cơ tim lân cận và theo hệ thống dẫn truyền lan đi, chỉ huy quả tim co bóp nhịp nhàng.Thông thường mỗi một chu kỳ co bóp của tim, xung động điện lan toả ra tâm nhĩ trước làm cho tâm nhĩ đang chứa đầy máu co lại, tống máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Sau đó xung động điện lại đi theo một hệ thống dẫn truyền tới tâm thất làm cho hai tâm thất co bóp cùng một lúc. Khi tâm thất phải co, máu được đẩy lên phổi. Khi tâm thất trái co, máu đi đến các cơ quan trong cơ thể. Vì thế khi tim co bóp đều đặn, máu được đưa nhịp nhàng đi đến khắp các cơ quan của cơ thể bạn.Những xung động điện này chỉ huy tim của bạn đập đều đặn suốt ngày đêm trong cả cuộc đời. Bình thường, tim đập khoảng 60 - 100 lần/phút khi nghỉ và nhanh hơn khi gắng sức.Nếu quá trình hình thành và lan truyền xung điện của tim hoạt động không bình thường, sẽ dẫn đến co bóp của tim sẽ bị rối loạn. Khi xung động không xuất phát từ nút xoang mà thay vào đó xuất phát từ nhiều vị trí khác nhau trong hai buồng tâm nhĩ sẽ dẫn đến kích thích cơ nhĩ liên tục hoạt động ở trạng thái rung rung chứ không co bóp đồng bộ và nhịp nhàng. Tình trạng bệnh lý này được ta gọi là rung nhĩ.Trong rung nhĩ, xung động điện hình thành rất nhanh (thường > 400 lần/phút) và không đều. Hai buồng tâm nhĩ không còn co bóp nhịp nhàng mà “rung lên” nên bơm máu không hiệu quả. Ngoài việc làm rối loạn co bóp cơ ở nhĩ, nếu tất cả những xung động này đều được truyền xuống tâm thất thì cũng sẽ gây hiện tượng tương tự ở nhĩ, làm cho tim không bơm được máu ra khỏi tim, có thể gây tụt huyết áp đột ngột thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng trên thực tế, những xung động này bị chặn một phần khi truyền qua nút nhĩ thất để xuống 2 tâm thất (nằm trong hệ thống dẫn truyền). Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều xung động của rung nhĩ vẫn đi qua được để xuống tới tâm thất và làm cho tâm thất đập nhanh và không đều dù vẫn còn chậm hơn tần số nhịp xung trên tầng nhĩ (thường <160 lần/phút).Yếu tố nguy cơ chính của rung nhĩ- Tuổi trên 60- Tăng huyết áp- Bệnh động mạch vành- Suy tim- Bệnh lý van tim- Tiền sử phẫu thuật tim mở- Ngừng thở khi ngủ- Bệnh lý tuyến giáp- Đái tháo đường- Bệnh phổi mạn tính- Lạm dụng rượu/sử dụng chất kích thích- Nhiễm trùng/bệnh lý nội ngoại khoa nặngTriệu chứng của rung nhĩ như sau:Người bị rung nhĩ có thể không có triệu chứng gì, một số khác lại thấy rất khó chịu. Nếu bạn bị rung nhĩ, bạn có thể có cảm giác như tim đập rất nhanh (đánh trống ngực), khó thở, cảm giác hụt hơi. Choáng váng, vã mồ hôi và đau ngực cũng có thể xảy ra, đặc biệt khi tần số thất rất nhanh.Khi rung nhĩ không được điều trị và tim thường xuyên phải đập rất nhanh, sẽ làm tim giãn ra và tống máu không hiệu quả. Đây là một nguyên nhân gây ra suy tim sung huyết. Nó có thể gây khó thở, cảm giác mệt mỏi, giảm khả năng hoạt động thể lực và phù.Chẩn đoán rung nhĩ- Chẩn đoán bằng điện tâm đồ - đây là một xét nghiệm thường quy. - Có thể được phát hiện nhờ các thiết bị di động theo dõi nhịp tim trong khoảng thời gian dài như Holter điện tâm đồ. - Điều trị rung nhĩ cần được bắt đầu ngay khi xác định được chẩn đoán.Mục tiêu điều trị rung nhĩDự phòng biến chứng do dung nhĩ gây ra: vì dung nhĩ dễ hình thành cục máu đông trong buồng nhĩ, cục máu đông có thể di chuyển theo dòng máu đi khắp cơ thể và gây tắc mạch, hay gặp nhất là mạch não gây đột quỵ não. Để phòng ngừa hình thành cục máu đông, các bệnh nhân bị rung nhĩ dược chỉ định dùng thuốc chống đông máu.Chuyển về nhịp xoang bình thường và kiểm soát nhịp đập của tâm thất:+ Đối với các trường hợp bị rung nhĩ cơn hoặc cấp tính, có thể chuyển về nhịp bình thường nhờ thuốc, sốc điện.+ Khi bị rung nhĩ mạn tính, việc chuyển về nhịp bình thường khó khăn và hay tái phát nếu chuyển nhịp thành công. Còn đa số bệnh nhân bị rung nhĩ mạn tính được dùng thuốc, nhằm mục đính kiểm soát nhịp thất ở trong giới hạn bình thường, bằng các thuốc có tác dụng ngăn chặn các xung động điện từ nhĩ xuống tâm thất. Việc dùng thuốc, dùng biện pháp can thiệp qua da hay phẫu thuật phụ thuộc vào triệu chứng, mức độ bệnh và các bệnh kèm theo của bạn.Chống đông trong rung nhĩ - phòng ngừa đột quỵ- Thuốc chống đông còn gọi là thuốc làm loãng máu ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông.- Thuốc chống đông đã được chứng minh làm giảm có ý nghĩa nguy cơ nhồi máu não.- Thuốc chống đông có nguy cơ chảy máuCác loại thuốc chống đông: Thuốc kháng vitamin K; Thuốc kháng đông mới (ức chế trực tiếp Thrombin, thuốc ức chế yếu tố Xa). Mỗi loại thuốc chống đông đều có những lợi ích và nguy cơ khác nhau.Người bệnh rung nhĩ nên có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa:- Có chế độ ăn uống lành mạnh: ít muối và hạn chế chất béo bão hòa có trong thực phẩm chế biến sẵn, bánh ngọt, mỡ động vật; ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh và hạt ngũ cốc như đậu tương, đậu xanh, đậu đỏ, lạc, vừng…- Tập thể dục hàng ngày và tăng cường hoạt động thể chất.- Bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường khói thuốc.- Duy trì cân nặng hợp lý: do béo phì thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim.- Kiểm soát tốt huyết áp và mức cholesterol bằng thuốc, chế độ ăn và lối sống.- Uống rượu vừa phải: Đối với người lớn khỏe mạnh, phụ nữ và người trên 65 tuổi chỉ nên dùng tối đa một ly rượu nhỏ một ngày; ở nam giới tối đa là hai ly.- Theo dõi và khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm và kịp thời khi tình trạng bệnh nặng hơn.Kết thúc nội dung trình bày, BS.CK2 Phạm Tú Quỳnh dặn dò: “Khi uống thuốc chống đông, cô bác chú ý là nên ăn rau đều đặn. Ví dụ mỗi ngày ăn 1 tô rau thì mình cố gắng duy trì mỗi ngày như vậy, chứ không nên ngày ăn ngày không, hôm nay không ăn rau rồi hôm sau ăn bù 2 tô rau là hoàn toàn không nên, cô bác nhé”. Rung nhĩ và nguy cơ đột quỵ Khi bị rung nhĩ, tâm nhĩ đập quá nhanh (chỉ rung rung chứ không co bóp thành từng nhát), nên bơm máu không hiệu quả. Khi máu bị ứ trệ lại trong các buồng nhĩ này dễ có khuynh hướng tạo thành cục máu đông. Nếu cục máu đông vỡ ra, trôi theo dòng máu và đi đến não có thể làm tắc động mạch não gây ra đột quỵ. Các bệnh nhân bị rung nhĩ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần so với những người không mắc rối loạn nhịp này. Tuy đột quỵ không phải sẽ xảy ra ở tất cả các bệnh nhân rung nhĩ nhưng nguy cơ sẽ càng tăng cao hơn nếu bạn trên 65 tuổi. BS.CK2 Phạm Tú Quỳnh |
- Từ khóa:
- rung nhĩ
- thuốc chống đông
- đột quỵ
- vitamin K
- sinh hoạt CLB bệnh nhân
- khoa Tim mạch tổng quát
Đọc nhiều nhất
-
Thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024
Tin mới nhất
-
Thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Bảng giá quy định giá khám bệnh, chữa bệnh
Châm cứu – Những thách thức tiềm ẩn: Câu chuyện của người bệnh T.T.D
Tin đáng chú ý
Bí quyết bảo vệ sức khỏe để kỳ nghỉ lễ trọn vẹn
Sỏi túi mật: Căn bệnh nguy hiểm thầm lặng
Tin cùng chuyên mục
-
Những bước tiến mới trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa tại Bệnh viện Nhân dân 115
-
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong điều trị và hồi sức tim mạch
-
Hướng dẫn giám sát cách ly phòng bệnh sởi
-
Những điều cần biết về bệnh sởi
-
Tiêm vắc xin sởi ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi
-
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em
-
Áp xe gan vì hóc xương cá, trường hợp hiếm gặp đã được cứu sống tại Bệnh viện Nhân dân 115
-
Phẫu thuật điều trị đứt gân gót cấp bằng kỹ thuật ít xâm lấn dưới hướng dẫn của siêu âm
-
Những điều cần biết về bệnh bạch hầu
-
Bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng ngừa
-
Đau cổ vai gáy
-
Bệnh nấm phổi do Aspergillus
-
Một số bệnh thường gặp ngày Tết
-
Cùng nhau ngăn chặn sự đề kháng kháng sinh
-
Thay đổi về hành vi ăn uống trong đại dịch COVID-19 và hệ lụy sức khỏe
Video
Bệnh viện Nhân dân 115 giới thiệu đến Quý khách các thông tin về bệnh viện
Những điều cần biết về bệnh sởi
100 năm ngày ra đời Insulin cuộc sống người bệnh đái tháo đường đã thay đổi thế nào?
Cuộc chạy đua với thời gian cứu não của bác sĩ đột quỵ Việt Nam, thế giới nhìn nhận thế nào?
Các dịch vụ
- Khám V.I.P - Doanh nhân
- Phòng Tâm lý Trị liệu
- Khám bệnh trong giờ
- Khám bệnh hẹn giờ
- Khám sức khỏe tổng quát
- Khám sức khỏe chuyên khoa
- Khám sức khỏe định kỳ
- Khám sức khỏe cho công ty
- Dịch vụ thẩm mỹ
- Dịch vụ chủng ngừa
- Quản lý chất lượng bệnh viện
- Giá viện phí TT04
Các chuyên khoa
- Khoa Tim mạch Can thiệp
- Khoa Tim mạch tổng quát
- Khoa Nhịp tim học
- Cải cách hành chính
- Khoa Phẫu thuật Tim - Lồng ngực mạch máu
- Khoa Nội Tiêu hóa
- Khoa Nội Thần kinh tổng quát
- Khoa Ngoại Thần kinh
- Khoa Nội tiết
- Khoa Bệnh lý mạch máu não
- Khoa Truyền nhiễm
- Khoa Cơ xương khớp
- Khoa Hô hấp - Hồi sức tim mạch
- Khoa Ngoại Niệu - Ghép thận
- Khoa Nội Thận - Miễn dịch ghép
- Khoa Cấp cứu
- Khoa Hồi sức tích cực và chống độc
- Khoa Gây mê hồi sức
- Khoa Ngoại tổng hợp
- Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình
- Khoa Tai mũi họng
- Khoa Răng Hàm Mặt - Mắt
- Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng
- Khoa Điều Trị Theo Yêu Cầu - Y Học Thể Thao
- Khoa Khám bệnh
- Khoa Khám và Điều trị theo yêu cầu
- Khoa Xét nghiệm
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh
- Khoa Giải phẫu bệnh
- Khoa Nội soi
- Khoa Dinh dưỡng
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
- Khoa Dược
- Khoa Ung bướu
- Đơn vị Nhà thuốc
- Phòng Tổ chức Cán bộ
- Phòng Kế hoạch Tổng hợp
- Phòng Điều dưỡng
- Phòng Chỉ đạo tuyến
- Phòng Tài chính - Kế toán
- Phòng Hành chính Quản trị
- Phòng Vật tư, Thiết bị y tế
- Phòng Công nghệ thông tin
- Phòng Quản lý chất lượng
- Phòng Công tác xã hội
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Giới thiệu tổng quan
- Sơ đồ tổ chức
- Lịch sử hình thành
- Danh sách Phòng/Khoa
- Danh sách bác sĩ theo các chuyên khoa
- Tin tức & Hoạt động
- Dịch vụ khám bệnh
- Quy trình khám bệnh
- Khám bảo hiểm
- Khám bình thường
- Khám dịch vụ
- Giới thiệu các dịch vụ
- Phòng Tâm lý Trị liệu
- Khám bệnh trong giờ
- Khám sức khỏe tổng quát
- Khám Sức Khỏe Chuyên Khoa
- Khám sức khỏe định kỳ
- Khám sức khỏe cho công ty
- Dịch vụ thẫm mỹ
- Dịch vụ đặc biệt
- Dịch vụ nuôi bệnh tại bệnh viện, tại nhà
- Chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Trả lời câu hỏi - Tư vấn sức khỏe
(08) 38.620.011 - 0902.768.115
hoặc
Gửi câu hỏi - Lịch khám
- Bảng giá
- Bảng giá
- Bảng giá khám bệnh
- Bảng giá phòng các loại
- Bảng giá dịch vụ y tế
- Bảng giá vật tư y tế
- Giá thuốc
- Bảng giá dịch vụ cận lâm sàng
- Bảng giá phẫu thuật - thủ thuật
Bệnh viện nhân dân 115
Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 028 3865 2368 - 028 3865 4139 - 028 3865 5110, Fax 028 3865 5193
Copyright © 2017, bản quyền thuộc về BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115.
Phát triển bởi AloBacsi.vn
Kết nối với chúng tôi
TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH028 1080
Gửi Email
Email của bạn: Tiêu đề: Nhập nội dung email: Hủy Gửi email }Đăng ký nhận thông tin từ bệnh viện
Địa chỉ email: Đăng kýHướng dẫn khai báo y tế trước khi vào bệnh viện
Để được tiếp đón và phục vụ tốt hơn.
Bước 1: Truy cập địa chỉ khai báo: https://kbyt.khambenh.gov.vn hoặc quét mã QR code
Bước 2: Khai báo đầy đủ thông tin.
Bước 3: Chụp màn hình điện thoại và lưu kết quả khai báo.
Bước 4: Đưa Nhân viên y tế kiểm tra và dán tem sàng lọc
Lưu ý: Tất cả người vào bệnh viện đều phải khai báo y tế
- Gửi Email
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Giới thiệu tổng quan
- Sơ đồ tổ chức
- Lịch sử hình thành
- Danh sách Phòng/Khoa
- Danh sách bác sĩ theo các chuyên khoa
- Tin tức & Hoạt động
- Dịch vụ khám bệnh
- 1. Quy trình khám bệnh
- Khám bảo hiểm
- Khám bình thường
- Khám dịch vụ
- 2. Giới thiệu các dịch vụ
- Khám V.I.P - Doanh nhân
- Phòng Tâm lý Trị liệu
- Khám bệnh trong giờ
- Khám bệnh hẹn giờ
- Khám bệnh tại nhà
- Khám sức khỏe tổng quát
- Khám sức khỏe chuyên khoa
- Khám sức khỏe cho công ty
- Dịch vụ thẩm mỹ
- Dịch vụ chủng ngừa
- Quản lý chất lượng bệnh viện
- 3. Dịch vụ đặc biệt
- Dịch vụ nuôi bệnh tại bệnh viện, tại nhà
- Chăm sóc khách hàng
-
Trả lời câu hỏi - Tư vấn sức khỏe:
(028) 38.683.496 - 0906.336.115Gửi câu hỏi
-
- Lịch khám
- Bảng giá
- Bảng giá
- Bảng giá khám bệnh
- Bảng giá phòng các loại
- Bảng giá dịch vụ y tế
- Bảng giá vật tư y tế
- Giá thuốc
- Bảng giá dịch vụ cận lâm sàng
- Bảng giá phẫu thuật - thủ thuật
- Tấm lòng vàng
- Góc tri ân
- Bác sĩ tư vấn
- Kiến thức y khoa
- Đào tạo
- Bảo hiểm y tế
- tuyển dụng
- thông báo
Từ khóa » Pha Nhĩ Co Là Gì
-
Tâm Nhĩ Là Gì? Chức Năng Và Các Vấn đề Thường Gặp | Vinmec
-
Van Tim Có Vai Trò Gì? Có Mấy Loại Van Tim? | Vinmec
-
Tâm Nhĩ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giải Phẫu Tim
-
Tổng Quan Về Rối Loạn Nhịp Tim - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Thông Liên Nhĩ (ASD) - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Video: Chu Kỳ Tim - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Thông Liên Nhĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Bệnh Tim Bẩm Sinh: Dấu Hiệu Nhận Biết, Tầm Soát Và điều Trị
-
Tim Của Bạn đã Từng Lỗi 1 Nhịp? Tất Cả Về Chứng Rối Loạn Nhịp Tim
-
Thiểu Sản Thất Trái Thai Nhi Là Gì? Có điều Trị được Không? | Medlatec
-
[PDF] CHỨC NĂNG BƠM MÁU CỦA TIM - UMP
-
Những điều Cần Biết Về Thông Liên Nhĩ Kiểu Lỗ Thứ Hai | TCI Hospital