Rừng Trồng Phát Triển Qua 4 Giai đoạn - 123doc
- Trang chủ >
- Nông - Lâm - Ngư >
- Lâm nghiệp >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 65 trang )
13-Mục đích chặt: tạo điều kiện cho cây trồng chính sinh trưởng, phát triểnbình thường;-Đối tượng chặt: những cây cong queo sâu bệnh, những cây sinh trưởng lạchậu, những cây mới xâm nhập;-Số lần chặt: tiến hành chặt làm nhiều lần để không làm phá vỡ hoàn cảnhrừng;-Mùa chặt: chặt vào trước mùa sinh trưởng của cây trồng;-Kỹ thuật chặt: chặt sát gốc và băm ngắn cành nhánh dập sát mặt đất.3.2.5.2 Giai đoạn rừng sàoHình 05: Rừng Bạch đàn 5 tuổi-Đặc điểm: cây rừng cạnh tranh mạnh đặc biệt là về ánh sáng; rừng tập trungsinh trưởng chiều cao và đã có khả năng ra hoa, kết quả;-Mục đích chặt: tạo điều kiện cho cây rừng sinh trưởng mạnh về chiều caosớm đạt được khúc thân dưới cành thẳng và dài nhất;-Đối tượng chặt: những cây cong queo sâu bệnh, cây sinh trưởng lạc hậu, coìcọc và những cây phân bố dày;14-Số lần chặt: chặt nhiều lần để đáp ứng với nhu cầu sinh thái của cây trồng,đảm bảo độ tàn che giữ lại khoảng 0,6;-Mùa chặt: chặt vào trước mùa sinh trưởng của cây trồng;-Kỹ thuật chặt:+ Bài cây (đánh dấu cây chặt, cây chừa): những cây chừa lại nuôi dưỡng dùngsơn đánh một dấu ngang(-) ở độ cao 1,3m; những cây chặt đánh hai dấu “x” ở 2 vịtrí (sát gốc và cách gốc 1,3m).+ Kỹ thuật chặt hạ cây: tuân thủ đúng qui trình chặt hạ cây trong khai thác.3.2.5.3 Giai đoạn rừng trung niên-Đặc điểm: cây rừng cạnh tranh rất mạnh, rừng tập trung sinh trưởng vềđường kính, tán lá; chiều cao sinh trưởng chậm lại, rừng sai quả chất lượngquả tốt.-Mục đích: thúc đẩy cây sinh trưởng mạnh về đường kính và xúc tiến tái sinhrừng.-Đối tượng chặt: những cây cong queo, sâu bệnh, những cây sinh trưởng lạchậu, còi cọc, những cây ở chổ phân bố dày.-Số lần chặt: tiến hành chặt nhiều lần, độ tàn che giữ lại khoảng 0,5.-Mùa chặt: chặt trước mùa sinh trưởng của cây trồng.-Kỹ thuật chặt: (giống giai đoạn rừng sào)15Hình 06: Rừng trồng chƣa chặt nuôi dƣỡng3.2.5.4 Giai đoạn rừng thành thụcGiai đoạn này rừng đã bắt đầu khai thác nên không cần các biện pháp tácđộng lâm sinh mà chỉ tiến hành các biện pháp bảo vệ rừng là chính.B. Câu hỏi và bài tập thực hành1. Câu hỏi đánh giá kiến thứcCâu hỏi tự luận:Câu 1: Trình bày khái niệm nuôi dưỡng rừng trồng? Nuôi dưỡng rừng trồng nhằmđạt được mục đích gì?Câu 2: Để đạt được mục đích nuôi dưỡng rừng cần phải thực hiện tốt nhiệm vụnào?Câu 3: Hãy cho biết các công thức tính cường độ chặt nuôi dưỡng?Câu 4: Nêu các chỉ tiêu nuôi dưỡng rừng?Câu 5: Trình bày kỹ thuật chặt nuôi dưỡng?Câu hỏi trắc nghiệm:Chọn ý trả lới đúng nhất trong các câu dưới đây:16Câu 1: Nuôi dưỡng rừng nhằm mục đích gì?a)- Nâng cao năng suất và chất lượng rừng;- Rút ngắn chu kỳ kinh doanh;- Tăng tỷ lệ lợi dụng rừng;- Phát huy các chức năng của rừng một cách lâu dài và liên tục;b)- Nâng cao chất lượng rừng;- Rút ngắn chu kỳ kinh doanh;- Tăng tỷ lệ lợi dụng rừng;- Phát huy các chức năng của rừng một cách lâu dài và liên tục;c)- Nâng cao năng suất ;- Rút ngắn chu kỳ kinh doanh;- Tăng tỷ lệ lợi dụng rừng;- Phát huy các chức năng của rừng một cách lâu dài và liên tục;d)- Nâng cao số cây rừng và chủng loại cây;- Rút ngắn chu kỳ kinh doanh;- Tăng tỷ lệ lợi dụng rừng;- Phát huy các chức năng của rừng một cách lâu dài và liên tục;Câu 2: Tác dụng của nuôi dưỡng rừng?a)- Tăng mật độ cây, điều hoà nhiệt độ cho lâm phần, thay đổi tiểu khí hậu củarừng và tăng hoạt động của vi sinh vật;- Tăng sản lượng và chất lượng gỗ thông qua điều chỉnh tổ thành rừng vàmật độ rừng;b)- Tăng lượng phân bón, điều hoà nhiệt độ cho lâm phần, thay đổi tiểu khíhậu của rừng và tăng hoạt động của vi sinh vật;17- Tăng sản lượng và chất lượng gỗ thông qua điều chỉnh tổ thành rừng vàmật độ rừng;c)- Tăng độ chiếu sáng dưới tán rừng, điều hoà nhiệt độ cho lâm phần, thay đổitiểu khí hậu của rừng và tăng hoạt động của vi sinh vật;- Tăng sản lượng và chất lượng gỗ thông qua điều chỉnh tổ thành rừng vàmật độ rừng;d)- Tăng độ chiếu sáng dưới tán rừng, điều hoà độ ẩm, thay đổi tiểu khí hậucủa rừng và tăng hoạt động của vi sinh vật;- Tăng sản lượng và chất lượng gỗ thông qua điều chỉnh tổ thành rừng vàmật độ rừng;Câu 3: Nguyên tắc chọn cây chặt trong nuôi dưỡng như thế nào?a) Chặt những cây bụi dây leo;b) Chặt những cây phẩm chất kém (cây sâu bệnh, rỗng ruột, mục, cong queo);c) Chặt những cây nhỏ dưới tán;d) Chặt những cây lớn để tận dụng gỗ;Câu 4: Đối tượng chặt nuôi dưỡng giai đoạn rừng mới khép tán rừng trồng?a) Những cây cong queo sâu bệnh, những cây sinh trưởng lạc hậu, những cây xâmnhập;b) Những cây cong queo sâu bệnh, sinh trưởng lạc hậu, sinh trưởng coì cọc vànhững cây phân bố dày;c) Những cây cong queo sâu bệnh, những cây sinh trưởng lạc hậu, còi cọc, nhữngcây chủ yếu ở nơi phân bố dày;2. Bài tập rèn luyện kỹ năngBài tập 1: Hãy thực hiện các thao tác kỹ thuật để chặt nuôi dưỡng rừng Bạch đànhoặc rừng Thông?C. Ghi nhớ:-Kỹ thuật luỗng phát cây bụi, dây leo;-Lựa chọn cây bài và bài cây chặt nuôi dưỡng;-Kỹ thuật chặt nuôi dưỡng;-Vệ sinh rừng sau chặt nuôi dưỡng.18BÀI 2PHÒNG VÀ CHỮA CHÁY RỪNGMã bài: MĐ 02-02Giới thiệu bài:Phòng và chữa cháy rừng là công việc thường xuyên từ khi rừng bắt đầutrồng cho đến khi khai thác. Nội dung chủ yếu là làm đường băng cản lửa (băngcây xanh hoặc băng trắng), kỹ thuật chữa cháy rừng và các biện pháp tuyên truyềnđể mọi người cùng tham gia phòng và chữa cháy rừng.Mục tiêu bài dạy:Học xong bài này người học có khả năng:-Trình bày được nguyên nhân, tác hại của cháy rừng, các yếu tố ảnh hưởngđến cháy rừng và đề xuất các biện pháp phòng, chữa cháy rừng ;-Thực hiện được công việc làm băng trắng, băng xanh, băng đốt trước có điềukhiển;-Thành thạo kỹ thuật chữa cháy rừng bằng công cụ thủ công;-Nâng cao ý thức phòng chữa cháy rừng và vận động mọi người cùng thựchiện.A. Nội dung1. Khái niệm cháy rừngCháy rừng là sự lan truyền không định hướng của ngọn lửa trong rừng gâytổn thất cho rừng và môi trường.Hình 07: Cháy rừng192. Nguyên nhân cháy rừngNguồn lửa là nguyên nhân cơ bản của cháy rừng. Nguồn lửa gây cháy rừngcó nhiều, nhưng có thể chia ra làm hai nhóm: lửa do hiện tượng tự nhiên và lửa docác hoạt động của con người gây ra.2.1. Lửa do các hiện tƣợng tự nhiênNguồn lửa do các hiện tượng tự nhiên gây ra như sấm sét, núi lửa, động đấthoặc đá đổ gặp điều kiện nắng nóng kéo dài có thể gây cháy rừng. Ở Việt Namhiện tượng sấm sét gây cháy rừng rất ít gặp.Hình 08: Sét có thể là nguyên nhân cháy rừngHình 09: Rừng trong mùa hanh khô202.2 Lửa do hoạt động của con ngƣờiPhần lớn số vụ cháy rừng xảy ra đều do hoạt động của con người trực tiếphoặc gián tiếp gây ra.* Cháy rừng do con ngƣời trực tiếp gây ra:-Do đốt nương làm rẫy để lửa cháy lan trong rừng;-Do đốt thực bì để trồng rừng làm lửa cháy lan sang khu rừng bên cạnh;-Do đốt rừng để săn bắt chin thú, lấy mật ong ;-Do đốt rừng để làm đồng cỏ chăn nuôi gia súc;-Do người sử dụng lửa thiếu ý thức như đốt than, nấu ăn, hút thuốc trongrừng.Hình 11: Đốt rẫy gây cháy rừng* Cháy rừng do chƣa trú trọng đến công tác phòng cháy chữa cháy rừng:-Do chưa coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, tổ chức cho quần chúngnhân dân ở trong rừng và gần các khu vực có rừng ký các cam kết về phòngcháy và chữa cháy rừng.;-Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa chủ rừng và các cơ quan chức năngvới chính quyền địa phương về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;21-Kinh phí đầu tư chưa tương xứng với yêu cầu bảo vệ rừng(thiết bị, dụng cụchữa cháy...);-Chưa có sự động viên, khen thưởng kịp thời đối với tập thể và cá nhân cóthành tích trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng;-Sự phối hợp và phát huy lực lượng tại chỗ các biện pháp phòng và chữa cháyrừng thiếu chặt chẽ.3. Tác hại của cháy rừng3.1. Thiệt hại về kinh tế-Cháy rừng sẽ làm tiêu huỷ diện tích rừng hiện có một cách nhanh chóng, gâythiệt hại to lớn về kinh tế, thất thoát các nguồn thu từ rừng (gỗ, động vật,nguồn dược liệu… )-Thiệt hại kinh phí tạo rừng bao gồm chi phí về cây giống, phân bón và côngtrồng rừng, chăm sóc tu bổ rừng, khoanh nuôi tái sinh, quản lý và bảo vệrừng hàng năm;Hình 12: Cháy rừng Thông3.2. Ảnh hƣởng đến hệ sinh thái-Cháy rừng là nguyên nhân làm phá vỡ cân bằng hệ sinh thái, làm giảm tínhổn định của rừng;-Cháy rừng làm ảnh hưởng đến việc tái sinh phục hồi của các loại cây có giátrị kinh tế cao, cháy rừng tạo nên những khu đất trống, đồi núi trọc;22-Cháy rừng sẽ làm thay đổi số lượng thành phần các loại động vật hoang dã,chim muông, côn trùng… vì có thể bị tiêu diệt hoặc di cư nơi khác.Hình 13: Súc vật chết do cháy rừng3.3. Cháy rừng ảnh hƣởng đến môi trƣờng-Trong quá trình rừng bị cháy một lượng lớn các loại khí như CO2, CO3, N2,NO2 và các loại tro bụi sẽ thải vào bầu không khí gây ô nhiễm đến môitrường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người.-Cháy rừng cũng làm mất đi tác dụng điều hoà nguồn nước, rừng mất khảnăng giữ nước, gây lũ lụt trong mùa mưa, hạn hán vào mùa khô.-Làm biến đổi tiểu vùng khí hậu, tác dụng điều hoà nhiệt độ, độ ẩm của rừngbị mất dần đi. Khí hậu trở nên ngày càng gay gắt, khắc nghiệt hơn. Về mùahè, nhiệt độ ở những vùng có rừng bị cháy tăng lên từ 3 – 40C, độ ẩm giảm từ15 – 20% ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống trong vùng.Hình 14: Cháy rừng ảnh hƣởng môi trƣờng233.4 Ảnh hƣởng đến tài nguyên đấtCháy rừng phá vỡ cấu tượng đất, gây nên các hiện tượng xói mòn, rửa trôi,bạc màu của đất, làm cho quá trình sa mạc hoá ngày càng cao;Hình 15: Cháy rừng ảnh hƣởng đất đai3.5 Ảnh hƣởng đến tính mạng và tài sản của con ngƣờiNgoài những thiệt hại trên, cháy rừng có thể sẽ gây cháy lan đến các khudân cư, nhà máy, kho tàng, ruộng vườn thậm chí thể gây chết người.Hình 16: Cháy rừng làm thiệt nhà cửa
Xem ThêmTài liệu liên quan
- Giáo trình nuôi dưỡng và bảo vệ rừng mđ02 trồng và khai thác rừng
- 65
- 743
- 0
- Các món ăn việt nam truyền thống
- 160
- 855
- 3
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(2.39 MB) - Giáo trình nuôi dưỡng và bảo vệ rừng mđ02 trồng và khai thác rừng-65 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Khép Tán Là Gì
-
Rừng Khép Tán Là Rừng Gì Câu 2: Tại Sao Phải Trồng Và Chăm Sóc Cây ...
-
Giải Thích Thuật Ngữ, Nội Dung Và Phương Pháp Tính Một Số Chỉ Tiêu ...
-
Khép Tán Là Gì? định Nghĩa
-
Từ điển Việt Pháp "khép Tán" - Là Gì?
-
Câu 1: Rừng Khép Tán Là Rừng Gì Câu 2: Tại Sao Phải Trồng Và Chăm ...
-
Khép Tán Là Gì, Nghĩa Của Từ Khép Tán | Từ điển Việt - Pháp
-
Khép Tán Trong Tiếng Pháp Là Gì? - Từ điển Số
-
Khép Tán/ Trong Tiếng Pháp Là Gì? - Từ điển Số
-
Rừng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Áp Dụng Các Biện Pháp Kỹ Thuật Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Rừng Trồng ...
-
Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Rừng Trồng Sản Xuất
-
Bài 27: Chăm Sóc Rừng Sau Khi Trồng, Hỏi đáp - Hoc24