Rừng Xà Nu - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo

Rừng xà nu - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý ❮ Bài trước Bài sau ❯

Rừng xà nu - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Rừng xà nu - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Rừng xà nu Ngữ văn lớp 12, bài học tác giả - tác phẩm Rừng xà nu trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Rừng xà nu

Nhân vật chính trong truyện là Tnu – chàng trai của núi rừng Tây Nguyên, người Stra. Anh mồ côi cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ, vợ và con anh bị giặc Mĩ giết chết, bản thân anh cũng bị bọn Mĩ bắt đi tù, bị chúng đốt trụi mười đầu ngón tay, tinh thần đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc, đánh đuổi giặc Mĩ trong anh luôn cháy bỏng và dạo rực vì vậy anh quyết định đi lực lượng, đi theo tiếng gọi của cách mạng. Sau ba năm tham gia cách mạng anh được cho nghỉ phép trở về thăm làng một đêm. Trong đêm Tnu trở về thăm làng Cụ Mết đã kể lại cho dân làng nghe về cuộc đời đầy bất hạnh gian khổ của anh, cũng như quá trình chiến đấu gian khổ, khốc liệt của người dân làng Xô Man. Sáng hôm sau Cụ Mết và Dít đưa Tnu ra rừng xà nu gần con nước lớn. Ba người đứng đó nhìn xa xa không thấy gì khác ngoài những cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến tận chân trời.

Trong cả thiên truyện hình ảnh cây xà nu xuất hiện len lỏi, xuyên suốt trong cuộc sống sinh hoạt, trong lao động chiến đấu, là hình ảnh mở đầu cũng là hình ảnh kết thúc tác phẩm. Cây xà nu là biểu tượng cho nhân vật Tnú cũng chính là biểu tượng cho những thế hệ người dân làng Xô Man. Là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả tác phẩm.

B. Đôi nét về tác phẩm Rừng xà nu

1. Tác giả

- Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

- Ông có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

+ Năm 1950 vào bộ đội làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V. Những năm tháng lăn lội trong cuộc kháng chiến chống Pháp giúp tác giả am hiểu sâu sắc về mảnh đất Tây Nguyên.

+ Đến năm 1962, ông tình nguyện trở về chiến trường miền Nam, hoạt động ở Quảng Nam và Tây Nguyên.

- Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị cho nền văn học dân tộc: Đất nước đứng lên, Rẻo cao (1961), tập truyện và kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969) và tiểu thuyết Đất Quảng (1971-1974)

- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ ông tiếp tục cống hiến cho phong trào văn nghệ của nhà nước. Ông từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ.

2. Tác phẩm

Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965, được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc đây là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trung Thành trong những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

3, Bố cục.

- Có thể chia tác phẩm thành 3 phần:

+ Phần I: Từ đầu đến những đồi xà nu nối tiếp nhau đến chân trời => Đoạn văn miêu tả vị trí và đặc điểm của cánh rừng xà nu.

+ Phần II : Từ ba năm đi lực lượng đến hà... được!=> Sau ba năm tham gia bộ đội Tnu được trở về thăm làng trong sự chào đón hân hoan của những người dân trong làng.

+ Phần 3: Đoạn còn lại => Trong đêm Tnú trở về Cụ Mết đã kể lại câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ nhưng anh dũng của Tnú, đồng thời cũng là kể về quá trình chiến đấu chống đế quốc Mĩ của người dân làng Xô Man.

4, Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề “Rừng xà nu” vừa mang ý nghĩa hiện thực , vừa mang ý nghĩa biểu tượng: ... + Ý nghĩa biểu tượng: Qua sức sống mãnh liệt của cây xà nu, rừng xà nu, nhà văn nói đến nỗi đau và sức sống , phẩm chất kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

5. Giá trị nội dung

- Câu chuyện thứ nhất là câu chuyện về sự giác ngộ lí tưởng cách mạng và cuộc nổi dậy từ tự phát đến tự giác của dân làng Xô Man, với triết lí cách mạng được cụ Mết - trưởng bản, đúc kết "Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo"

- Câu chuyện thứ hai là câu chuyện về cuộc đời của Tnú - một người con của núi rừng Tây Nguyên, của bản làng Xô Man. Tnú lớn lên trong không khí cả làng làm cách mạng nên con người ấy nhanh chóng bén duyên.

- Cuộc đời của Tnú là cuộc đời của biết bao nhiêu con người, cũng là hình ảnh biểu trưng cho cả đất nước Việt Nam đau thương mà quật cường đứng dậy trong cuộc đọ sức cam go với đế quốc Mĩ.

6. Giá trị nghệ thuật

- Câu chuyện được kể theo hình thức truyện lồng truyện, truyện của một đời người của Tnú lại được kể trong một đêm qua lời kể của cụ Mết

- Xây dựng được không khí sử thi hào hùng, tráng lệ qua lối kể khan của cụ Mết ở nhà ưng tạo nên sự gắn kết giữa quá khứ, hiện tại và truyền thuyết.

- Xây dựng được những hình tượng đặc sắc mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, đó là hình tượng của cây xà nu; hình tượng những thế hệ xà nu - những thế hệ của bản làng Xô Man, của mảnh đất Tây Nguyên; hình tượng người anh hùng Tnú

- Ngôn ngữ đặc sắc, mang đậm chất Tây Nguyên

C. Sơ đồ tư duy Rừng xà nu

a, Sơ đồ tư duy hình tượng nhân vật Tnú.

Rừng xà nu - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

b, Sơ đồ tư duy hình tượng cây xà nu.

Rừng xà nu - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

D. Đọc hiểu văn bản Rừng xà nu

1. Hình tượng cây xà nu.

1.1. Cây xà nu một loài cây mạnh mẽ giàu sức sống của núi rừng Tây Nguyên.

- Loài cây sinh sôi nảy nở khỏe và có sức sống dẻo dai, bền bỉ.

- Ham ánh sáng hướng về mặt trời một cách mạnh mẽ.

- Có màu sắc tươi đẹp và mùi thơm mỡ màng.

1.2. Cây xà nu – một chứng tích tàn bạo của kẻ thù.

- Hàng vạn cây bị trúng đạn đại bác của giặc

- Nhiều cây bị chết, nhất là những cây con.

- Nhiều cây bị thương.

1.3. Cây xà nu – loài cây gắn bó mật thiết với đời sống của người dân làng Xô Man

- Hiện diện trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân làng Xô Man

- Hiện diện trong những sự kiện trọng đại của buôn làng

- Hiện diện trong những thời khắc bi hùng của cuộc đời nhân vật chính.

1.4. Cây xà nu – biểu tượng nghệ thuật cho cuộc sống đau thương và vẻ đẹp phẩm chất của người dân Tây Nguyên.

- Cây xà nu bị chết bị thương chính là những đau thương mất mát của người dân làng Xô Man và đồng bào Tây Nguyên. ( Anh Xút, bà Nhan, mẹ con Mai...).

- Ham ánh sáng luôn hướng về mặt trời chính là niềm khao khát tự do, lòng tin vào cách mạng của người dân làng Xô Man trong cuộc kháng chiến.

- Khả năng sinh sôi, nảy nở khỏe tượng trưng cho sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên (Cụ Mết, Tnú , Mai, Dít, Heng,...)

* Nghệ thuật.

- Bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp tượng trưng.

- Kết cấu vòng tròn

- Phối hợp giữa các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, so sánh.

- Ngôn ngữ, giàu hình ảnh sinh động.

2. Phân tích hình tượng nhân vật Tnú

2.1.Tnú là con người gan góc, dũng cảm, mưu trí.

- Khi cùng Mai xung phong vào rừng nuôi giấu cán bộ.

- Khi Tnu học chữ thua Mai.

- Khi đi liên lạc.

- Khi bị giặc phục kích, bị tra tấn dã man.

2.2. Tnú là người sớm giác ngộ với cách mạng, trung thành với cách mạng.

- Khi tham gia nuôi giấu cán bộ cách mạng từ nhỏ.

- Khi bị kẻ thù đốt 10 đầu ngón tay.

2.3. Tnú là người giàu tình cảm yêu thương gia đình và buôn làng có lòng căm thù giặc.

- Với gia đình, Tnu rất mực yêu vợ, thương con.

- Với buôn làng, Tnu thể hiện tình yêu và sự gắn bó sâu sắc.

- Với kẻ thù, căm hận

2.4. Hình ảnh đôi bàn tay mang tính cách, dấu ấn cuộc đời.

- Khi lành lặn: trung thực, yêu thương, tình nghĩa, tín nghĩa luôn trung thành với đất nước.

- Khi bị thương: chứng tích giai đoạn đau thương, lòng căm hận, trừng phạt kẻ thù.

* Nghệ thuật:

- Nguyễn Trung Thành đã xây dựng nhân vật Tnú với bút pháp sử thi và cảm hứng anh hùng ca

+ Hiện lên qua lời kể của tác giả, lời kể của nhân vật cụ Mết. Giọng kể mang đậm tính sử thi.

- Khắc họa nhân vật với chi tiết nghệ thuật độc đáo, đặc sắc (đôi bàn tay).

- Nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

Từ khóa » Bo Cuc Rừng Xà Nu