Rượu Mùi (Liqueur) Là Gì? Và Những Thông Tin Hữu ích

Là một trong những loại rượu rất được ưa chuộng hiện nay. Được sản xuất lần đầu tại Ý vào đầu thế kỷ 13. Rượu mùi ngày càng trở nên phổ biến và được sản xuất rộng rãi với nhiều hương vị và màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, một số người thường hay có sự lầm lẫn giữa Liqueur (rượu mùi) và Liquor (rượu mạnh). Chính vì vậy, hãy cùng khám phá để có cách hiểu đúng về loại rượu nổi tiếng này nhé.

I. Rượu mùi (Liqueur) là gì?

Rượu mùi, hay còn được gọi là rượu ngọt, là một loại thức uống có cồn, gồm rượu chưng cất và hương liệu bổ sung. Các loại bổ sung có thể kể đến như đường , trái cây, thảo mộc hoặc gia vị. Đây là loại thường có nồng độ cồn thấp, chỉ khoảng từ 15% đến 30% ABV. Vì đã được trộn thêm đường hoặc các chất tạo ngọt khác. Tuy nhiên, một số loại vẫn có ABV cao tới 55%.

Rượu mùi thường có vị ngọt và nồng độ cồn thấp

Rượu mùi thường có vị ngọt và nồng độ cồn thấp.

Rượu mùi thường được sử dụng bằng nhiều cách như: uống không, rót trên nước đá, uống với cà phê, pha với kem,…. Đôi khi được pha vào cocktail để cung cấp hương vị. Chúng được đánh giá là thành phần làm cho thức uống trở nên đặc biệt hơn. Ngoài ra, loại rượu này cũng thường được dùng chung với món ăn tráng miệng hoặc sử dụng ngay sau đó.

II. Lịch sử của rượu mùi

Ban đầu còn được gọi là rượu thuốc, rượu thảo mộc. Vào khoảng những năm cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14, những chai rượu mùi đầu tiên được làm bởi giới tu sĩ. Loại xuất hiện sớm nhất là Chartreuse – được làm ra bởi các tu sĩ ở Pháp. Vá nó có công thức mật truyền màu xanh lục đậm tự nhiên. Ngày nay, rượu mùi càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.

chai rượu mùi đầu tiên được làm bởi giới tu sĩ. Loại xuất hiện sớm nhất là Chartreuse

Chai Chartreuse nổi tiếng có nguồn gốc từ những năm cuối thế kỷ 13 và đầu thế kỷ 14.

III. Quy trình sản xuất

Từ rượu mùi trong tiếng Pháp có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “liquifacere”, có nghĩa là “hòa tan”. Nguyên nhân là do loại rượu này thường được chế biến bằng cách ngâm các loại gỗ, trái cây, hoa vào nước hoặc rượu và thêm đường hoặc các thứ khác. Một số loại rượu mùi khác thì được chưng cất từ chất thơm hoặc chất tạo hương.

Theo Quy định Thực phẩm và Dược phẩm (CRC), rượu mùi được sản xuất từ việc trộn rượu với nguyên liệu thực vật. Bao gồm nước trái cây hoặc chiết xuất từ trái cây, hoa, lá hoặc các nguyên liệu thực vật khác. Các chất chiết xuất thu được bằng cách ngâm, lọc hoặc làm mềm các chất thực vật. Chất làm ngọt nên được thêm vào với lượng ít nhất là 2,5 phần trăm của rượu thành phẩm. Tỷ lệ cồn ít nhất phải là 23%. Rượu mùi khi sản xuất cũng có thể thêm hương liệu và màu tự nhiên hoặc nhân tạo.

IV. Sự khác biệt giữa rượu mạnh (Liquor) và rượu mùi (Liqueur)

Về kỹ thuật, cả rượu mạnh và rượu mùi đều được sản xuất tương tự nhau bằng quá trình chưng cất. Tuy nhiên, hai loại rượu này vẫn có một số điểm khác biệt cơ bản.

Rượu mạnh

Rượu mạnh (Liquor), còn được gọi là spirits. Đây là loại rượu được chưng cất từ quá trình lên men lúa mạch hoặc các loại thực vật khác như hạt và trái cây. Thông thường, người ta sẽ chia rượu mạnh thành 6 nhóm: Rum, Whisky, Brandy (cognac), Gin, Tequila và Vodka. Trong đó, nhóm rượu Brandy, Tequila, Rum và Vodka thường có nồng độ là 40%. Nhóm rượu Whisky lên đến 55% và nhóm rượu Gin thì dao động từ 37.5 – 50%.

Rượu mạnh thường được uống trực tiếp trong ly (kiểu neat) hoặc uống với đá trong ly rock. Ngoài ra, một số người cũng sử dụng Liquor để làm cocktail và một số đồ uống hỗn hợp khác.

Rượu mạnh (Liquor) và rượu mùi (Liqueur) có nhiều điểm khác biệt

Rượu mạnh (Liquor) và rượu mùi (Liqueur) có nhiều điểm khác biệt

Rượu mùi

Trong khi đó, rượu mùi (Liqueur) là loại rượu có nhiều hương vị. Vì đã được bổ sung thêm hương vị từ các nguyên liệu thực vật khác (như rễ cây, quả, hoa, lá,…). Do đó, rượu thường có vị ngọt và nhiều màu sắc hơn. Rượu cũng không để được lâu và có nồng độ cồn thấp hơn rượu mạnh (dao động từ 15 – 30% ABV). Chỉ có một số loại có nồng độ đến 55% ABV.

Người ta thường dùng để làm cocktail hoặc uống cùng với đá, hay pha chung với cà phê và kem,… Một số loại còn được bổ sung vào món ăn để tạo nên hương vị đặc biệt. Ngoài ra, một số nhóm rượu mạnh như: Rum, Brandy và Whisky đều có thể dùng làm rượu nền cho rượu mùi.

Có thể nói, rượu mùi là loại rượu rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay. Hiểu đúng về đặc điểm, sự khác biệt giữa loại rượu này và rượu mạnh sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được loại rượu phù hợp nhất cho bản thân và gia đình.

Từ khóa » Các Loại Rượu Có Mùi