Rút Xô Nhóm 5 - SlideShare
Rút xô nhóm 5•Download as DOC, PDF•3 likes•6,209 viewsPham Van van DinhFollow1 of 11Download nowDownloaded 132 times
More Related Content
Rút xô nhóm 5
- 1. ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN TÂM LÝ – GIÁO DỤC MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG I CHUYÊN ĐỀ 4 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN SỐ 3 Giăng Giắc Rút xô ( Jean-Jacques Rousseau ) Lớp GDH 3– QH2010 - Nhóm số 5, 6 Hà Nội, tháng 2 năm 2012
- 2. MỤC LỤC I. Tiểu sử và sự nghiệp 1. Bối cảnh lịch sử 2. Tiểu sử 3. Sự nghiệp II. Tư tưởng, quan điểm giáo dục 1. Giáo dục không áp đặt 2. Giáo dục phụ nữ 3. Mục đích giáo dục 4. Nội dung giáo dục III. Phương pháp giáo dục 1. Giáo dục tự nhiên 2. Giáo dục tự do 3. Giáo dục phòng vệ IV. Ảnh hưởng V. Hạn chế
- 3. I. Tiểu sử và Sự nghiệp 1. Bối cảnh xã hội: Thế kỷ XVIII đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triển của các nước phương Tây. Nó tồn tại trong lịch sử với cái tên đẹp là thế kỷ Ánh sáng. Giai cấp tư sản lớn mạnh dần và mâu thuẩn giữa tư sản với phong kiến ngày càng gay gắt đây là thời kỳ cuộc đấu tranh chống phong kiến diễn ra trên toàn châu Âu. Sau cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII là cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII. Trong đó, đối tượng cách mạng là chế độ phong kiến quý tộc. Phong trào tiến bộ thì bao gồm những thành phần phức tạp. Trên có tư sản hóa và đại tư sản: tư sản quý tộc là những nghị sĩ do mua chức tước mà đạt được quyền vị. Nghị viện Pháp lúc đó là tòa án thượng cấp có ít nhiều quyền chính trị. Đại tư sản là bọn thầu thuế với nhà vua để kiếm lời, ngân hàng và bọn kinh doanh lớn. Dưới tư sản là đại bộ phận tiểu tư sản: đối lập với chế độ phong kiến nhưng thực tế không có điều kiện để nắm chính quyền trong khi đó lại bị phương thức sản xuất tư sản đe dọa đi đến phá sản. Về đấu tranh xã hội, chế độ phong kiến là kẻ thù chủ yếu, về mặt tư tưởng thì kẻ thù trực tiếp là Giáo hội vì Giáo hội là tổ chức tư tưởng để phục vụ, bảo vệ chế độ phong kiến. Nhiều nhà trí thức, nhà tư tưởng, nhà hoạt động chính trị tham gia vào phong trào phổ biến các tư tưởng khai sáng phần lớn tập trung tại nước Pháp (Voltair, Diderot, La Mettrie, Helvetius, Holbach,…) 2. Tiểu sử: Jean-Jacques Rousseau là nhà triết học, nhà văn, nhà sân khấu gốc Pháp, sinh ngày 28 tháng 6, 1712 tại Geneva, Thụy Sĩ, một trong những ngọn cờ tư tưởng của thế kỉ Ánh sáng Pháp. Vì theo đạo Tin Lành nên tổ tiên của Rutxô phải rời quê, một vùng gần Pari, sang cư trú ở Giơnevơ từ 1549. Mẹ ông mất sớm, sống với cha là thợ đồng hồ đam mê du lịch. Thuở nhỏ, không được học hành chu đáo, năm 10 tuổi ông đã phải đi học việc. Năm 1728, khi ông mới 16 tuổi, ông từ bỏ đạo Tin Lành, từ Giơnevơ sang Pháp tìm cuộc sống tự do. Rutxo lang thang nhiều nơi, kiếm sống bằng nhiều nghề như dạy học, làm đầy tớ, làm gia sư… và cuộc sống hết sức khó khăn, vất vả. Giai
- 4. đoạn 1728 - 1742 là quãng thời gian ông phiêu bạt với nhiều cay đắng. Ông đã phải sống dưới sự bảo hộ của người đàn bà tên De Varen. Năm 1742, ông có cơ hội lên Pari. Tại đây, ông tiếp xúc với rất nhiều người: nghệ sĩ, văn sĩ, các triết gia có tư tưởng tiến bộ, cũng như các cuộc thi văn học, triết học...Từ đây con đường sự nghiệp bắt đầu những bước đầu tiên, các tác phẩm của ông lần lượt ra đời. Đặc biệt tác phẩm Emile bị kết án, Rousseau bị coi là kẻ thù của giáo hội và bị tòa án gây nhiều rắc rối. Ông phải trốn ra đảo Saint Pierre, rồi phải sang Anh để nương náu. Năm 1767, ông về Pháp và sống lang thang, phải luôn thay tên đổi họ. Năm 1770, ông liều trở về Paris, sống những năm cuối đời ở một phố mà nay mang tên ông, sống bằng nghề chép nhạc và hầu như không có bạn bè. Ông viết hồi ký Những điều bộc lộ, Rousseau, người phán xét Jean Jacques và Mơ mộng của một người dạo chơi cô độc. Rútxô nổi tiếng khắp Châu Âu, nhưng luôn bị truy nã về chính trị. Ông qua đời vì xuất huyết não vào ngày 2 tháng 7 năm 1778 trong một trang trại ngườu Pháp. Năm 1794 – Cao điểm của cách mạng Pháp, di hài của ông được đưa vào điện Panthéon đầy vinh quang. Đến năm 1814 (20 năm sau), lại bị trục xuất và tiêu hủy (cùng với di hài của Voltaire) sau khi triều đình Bourbons được khôi phục. 3. Sự nghiệp: Rutxo có cuộc sống hết sức khó khăn, vất vả. Kể từ khi rời bỏ Giơnevơ vào năm 1728, con đường sự nghiệp của ông thật sự bắt đầu. sau nhiều năm học việc nghề thư ký và tới thủ đô Paris năm 1742, ông làm thư ký cho Đại sứ Pháp tại Venezia từ 1743-1744 Sau thời gian dài bôn ba tại Phápvới sự thất bại của dự án chép nhạc, năm 1749, học viện Dijon có mở một giải thưởng lớn cho một kỳ thi có tựa đề: ” Việc phục hưng khoa học và nghệ thuật có góp phần cải tạo đạo đức hay không?”. Rutxo đã viết bài cho kỳ thi này và ông đã chứng minh rằng văn hoá xã hội càng phát triển thì đạo đức con người càng thụt lùi. Với bài viết này, ông đã đạt giải thưởng lớn và trở thành nổi tiếng.
- 5. Năm 1755, lần thứ hai ở Dijon lại tổ chức cuộc thi với đầu đề: “Nguồn gốc của sự bất bình đẳng con người”, ông đã viết bài dự thi với những ý kiến sắc sảo, chỉ ra được nguồn gốc của những bất công trong xã hội là sự tư hữu tài sản. Năm 1761, ông viết tác phẩm văn học nổi tiếng “Nàng Hêlôgi mới” hay còn gọi là Ruyli. Với tác phẩm này ông đã bày tỏ quan điểm của mình về việc giải phóng phụ nữ. Đây là một tác phẩm tiểu thuyết tình cảm đầu tiên ở Châu Âu, trong tác phẩm ông đã lên án chế độ khắt khe, cổ hủ trói buộc người phụ nữ. Năm 1762, ông cho xuất bản hai tác phẩm nổi tiếng: “Khế ước xã hội” và “Emilơ” (bàn về giáo dục). Đây là những tác phẩm chứa đựng rất nhiều những quan điểm giáo duc mới mẻ, làm cho tiếng tăm của Rutxo ngày càng trở nên lừng lẫy. Cũng chính vì những tư tưởng mới mẻ của Rutxo mà ông bị chính quyền, nhà thờ truy bức, phải trốn sang Thuỵ Sĩ. .Năm 1754, Rousseau quay về Geneva và bắt đầu cho ra đời tác phẩm Đối thoại về Nguồn gốc và Cơ sở của Sự Bất bình đẳng của Con người năm 1755. Do viết nhiều tiểu thuyết đả kích tôn giáo, ông buộc phải rời sang Bern và Môtiers (Thụy Sĩ), nơi ông viết Đề án Hiến Pháp cho đảo Corse và tiếp tục phải tị nạn với nhà triết học David Hume tại Anh Quốc. Những lý tưởng về cải tạo xã hội cuối cùng của ông được gửi gắm vào trong 2 tác phẩm “Tâm sự” (1771) và “Những giấc mộng của người độc du” (1778). II. Tư tưởng, quan điểm giáo dục: 1. Giáo dục không áp đặt: Ông bênh vực quyền lợi của trẻ em, không áp đặt giáo dục và coi trọng sự phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo của trẻ. Trong giáo dục, Rútxô cũng bác bỏ việc trách phạt trẻ. Theo ông, không nên bắt trẻ chịu một hình phạt nào bởi vì trẻ không biết nó làm như vậy là nó đã phạm lỗi. Để giải quyết những lỗi của trẻ, nên sử dụng phương pháp gây hậu quả tự nhiên để tự bản thân trẻ ý thức được sai lầm, và tạo những kinh nghiệm. Ông nói: “ Chúng ta không nên trách phạt trẻ với tính cách là một sự trách phạt, sự trách phạt này luôn luôn xẩy ra với trẻ như là một hậu quả tự nhiên của hành vi xấu của nó.” 2. Về giáo dục phụ nữ:
- 6. Rutxo cho rằng việc giáo dục phụ nữ phải phù hợp với thiên tính tự nhiên và xã hội của họ. Người phụ nữ trong xã hội có nhiệm vụ chăm sóc con cái, làm công việc trong gia đình. Vì thế không cần giáo dục ở trình độ cao nhưng phải có tính ôn hoà, biết phục tùng ý kiến của cha mẹ, ý kiến của chồng,lấy lý tưởng của chồng làm lý tưởng của mình. Ông còn cho rằng: “Người đàn bà sinh ra là để nhường nhịn người khác và để chịu đựng sự bất công”. 3. Mục đích giáo dục: Theo Rútxô, con người chỉ có một “nghề” được phép học đó là: làm người “Trong trật tự tự nhiên, nơi mọi người đều bình đẳng, thì làm người là nghề nghiệp chung của họ. Và hễ ai đã được giáo dục để làm người, ắt không thể thất bại trong việc hoàn thành mọi nhiệm vụ đặt ra cho mình […] Sống, chính là nghề nghiệp mà tôi muốn dạy cho học trò mình”. Và mục đích của giáo dục là đào luyện con người, giống như con người ta uốn nắn cây cối bằng sự trồng trọt. “ Người ta muốn hướng học trò của tôi về nghề võ, về đạo lý, về tu pháp, điều đó tôi không cần biết. trước khi trẻ làm những gì cha mẹ trẻ muốn, thiên nhiên muốn trẻ phải sống cuộcsống con người trước đã. Song là một nghề mà tôi muốn trẻ học. Ra khỏi vòng tay tôi nó sẽ không phải là quan chức, không phải là thẩm phán, cũng không phải chiến sĩ hay tu sĩ gì cả, trước hết nó sẽ là một con người”. 4. Nội dung giáo dục: Nội dung giáo dục Rutxô cũng đã đề ra phải tiến hành các mặt giáo dục: đức, trí, thể,mỹ, lao động. Thí dụ, thời kì 1 và 2 thì đặc biệt chú ý tới giáo dục thể chất. Thời kì thứ 3, ngoài giáo dục thể chất, còn có giáo dục trí tuệ, giáo dục lao động. Về mặt trí dục, Rutxo chưa biết liên hệ những kinh nghiệm với bản thân trẻ với kinh nghiệm của nhân loại được biểu thị thành khoa học. Vì ông coi trọng những tri thức thực tế nên cần phải tiếp thu chúng không phải từ sách vở mà từ thiên nhiên. Thời kì thứ 4 thì nặng về giáo dục đạo đức mà nó chỉ có thể đề ra trong xã hội, giáo dục giới tính. Rousseau chủ trương sứ mạng của giáo dục không phải là đào tạo con người cho xã hội, mà là làm cho cái “thiên chân” trong con người có thể được phát huy tối đa. Thay vì tìm cách thích ứng với xã hội, họ cần có điều kiện để trở nên trung thực với
- 7. chính mình, nghĩa là, sống theo bản tính tự nhiên và tiến trình phát triển nội tại của nó. Theo cách nói ngày nay, chỉ có như thế họ mới trưởng thành và trở nên những nhân cách mạnh mẽ để về sau có thể tự khẳng định mình trước những thách thức và đòi hỏi của xã hội cũng như hành xử với xã hội dựa theo sự xác tín của một lý tính đã được phát triển. Quan niệm triệt để này về sứ mạng giáo dục sẽ dẫn đến phương pháp và mục tiêu mới về chất của giáo dục: đào tạo CON NGƯỜI với tư cách là tác nhân cải tạo xã hội chứ không chỉ là nhân tố tái tạo xã hội. III. Phương pháp giáo dục: 1. Giáo dục tự nhiên: Xuyên suốt trong tư tưởng giáo dục của Rutxo là ông đề cao giáo dục phải thích ứng với tự nhiên, tự nhiên chính là con người. Còn những vật thể xung quanh là những yếu tố tham gia vào quá trình giáo dục, làm phát triển tổ chức cơ thể và thiên tính của trẻ. Giáo dục phù hợp với tự nhiên nghĩa là hoạt động giáo dục phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh, dựa vào sự phát triển tự nhiên của trẻ em. Biểu hịên của điều đó chính là lòng yêu thương, tôn trọng quyền lợi của trẻ em. Ông đã nói “Thiên nhiên mong muốn rằng trẻ em phải được làm trẻ em trước khi thành người lớn”. 2. Giáo dục tự do: Nghĩa là ông phản đối chủ nghĩa kinh viện, phản đối việc học thuộc lòng với những kỷ luât khắt khe, chèn ép sự phát triển cá tính của trẻ. Giáo dục tự do có nghĩa là để cho trẻ em tự do phát huy tính tích cực, sáng tạo của mình. Rutxo đã phân kỳ việc giáo dục trẻ em ra làm 4 thời kỳ phù hợp với sự phát triển lứa tuổi: Từ 0 đến 2 tuổi: Được gọi là thời kỳ ấu thơ. Chức năng giáo dục chính của thời kỳ này phụ thuộc vào người mẹ, từ chăm sóc, vệ sinh, ăn uống, luyện tập bảo vệ sức khoẻ và giúp trẻ phát triển tự nhiên. Ông phản đối việc nuông chiều trẻ em và cho
- 8. rằng tập quen dần với những thử thách, rèn luyện cơ thể của chúng chống lại thời tiết nóng lạnh, đói khát, mệt mỏi. Trong việc phát triển ngôn ngữ, ông cho rằng tuổi này không nên học nói sớm, nhưng đã nói phải rõ ràng, mạch lạc. Theo ông, người lớn không nên can thiệp vào sự phát triển ngôn ngữ đó, bởi nếu vậy nó sẽ làm méo mó sự hình thành ngôn ngữ của trẻ. Từ 2 đến 12 tuổi: Là tuổi thiếu niên. Đây là thời kỳ phát triển các giác quan mà ông gọi là thời kỳ “Lí trí ngủ”. Theo ông phải để cho trẻ em tiếp xúc với hành động thực tiễn bằng chính các giác quan của mình và qua đó tự nhận thức thế giới. Do vậy, theo ông không nên gò ép trẻ, không được dùng nhục hình để trừng phạt mà để trẻ tự rút ra kinh nghiệm từ những hậu quả tự nhiên của những hành động của bản thân. Nội dung giáo dục trong giai đoạn này là không nên dạy cho trẻ học sử và các bài ngụ ngôn, bởi chưa cần thiết hoặc nếu học sẽ có hại mà chỉ nên dạy trẻ biết đọc, biết viết nhưng cũng cần có hệ thống. Ông cho rằng cuốn sách cần thiết nhất cho đứa trẻ ở giai đoạn này là quyển “Rôbinsơn Crutxo”. Từ 12 tuổi đến 15 tuổi: Đây là thời kỳ của tuổi trí dục – là thời kỳ tốt nhất để phát triển trí tuệ, nhưng thời kỳ này rất ngắn nên phải lựa chọn thật kỹ lưỡng những môn khoa học cần thiết, trên cơ sở đó mà phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh. Ông đã nói rằng: “Đừng để cho trẻ em học khoa học mà để cho trẻ em tự mình phát minh ra”. Theo ông ngoài việc học sinh học văn hoá còn phải học nghề thủ công, bởi vì “Trong mọi việc có thể nuôi thân người ta thì việc khiến người ta gần trạng thái tự nhiên nhất là nghề thủ công”. Từ 15 đến 18 tuổi (thời kỳ giáo dục đạo đức): Ở thời kỳ này trẻ em đã bắt đầu trưởng thành, đã có những tình cảm sâu sắc, đo đó rất thích hợp với việc giáo dục đạo đức. Những phẩm chất cần thiết để trẻ em bước vào xã hội là lòng nhân từ, là niềm vui của một lương tâm trong sạch. Muốn giáo dục được đạo đức như vậy thì nhà giáo dục phải gương mẫu, phải tổ chức cho học sinh tham gia vào những loại hình hoạt động sôi nổi.
- 9. 3. giáo dục phòng vệ: Trong bức thư trần tình dài ngót 100 trang gửi cho Tổng giám mục Paris, Rútxô trình bày rõ các ý định của mình: “ Quyển sách của tôi là nhằm ngăn chặn không cho con người trở thành tai ác […]. Tôi gọi đó là nền giáo dục phòng vệ (negative) như là nền giáo dục tốt nhất hay thậm chí là duy nhất tốt lành […].nền giáo dục phòng vệ làm cho các cơ quan – phương tiện của nhận thức – được tinh tường trước khi mang lại nhận thức cho chúng. Nền giáo dục phòng vệ không phải là phóng đãng. Nó không mang lại đức hạnh, nhưng ngăn chặn tội lỗi; nó không phô trương chân lý mà ngăn chặn sai lầm. Nó chuẩn bị tất cả cho trẻ con để chúng có thể nhận thức được cái Chân khi đủ năng lực thấu hiểu, và cái Thiện khi có thể biết ái mộ”. Đứa trẻ cần tự mình phất triển những bản tính tốt qua những trải nghiệm về cuộc sống mà không cần sự hướng dẫn của người lớn. Đó là một đời sống do người thầy sắp đặt và cách ly khỏi ảnh hưởng xấu xa của xã hội (vì thế gọi là phòng vệ), một cuộc sống cách ly xã hội, vừa do người thầy kiến tạo tức là “chủ động”. Điểm khác biệt ở đây là ảnh hưởng giáo dục được tiến hành một cách gián tiếp, người thày không xuất hiện trực tiếp và cần làm cho đứa trẻ tin rằng mọi điều xảy ra với nó là tự nhiên. Trong thời gian này, lý tính chưa giữ vai trò hướng dẫn mà còn nhường chỗ cho bản tính tự nhiên. Bao lâu chỉ có đứa trẻ và thế giới chung quanh xuất hiện ra cho nó như thể là tự nhiên thì chưa cần có các quan hệ xã hội giữa người với người. Lý tính sẽ giữ vị trí hàng đầu ở tuổi thanh niên khi tính xã hội trở thành tất yếu. Sự quan tâm bắt đầu chuyển dịch từ bản thân sang mối quan hệ với người khác, với điều kiện: bản năng phải được “triển hạn”, theo cách nói ngày nay. Rousseau có cái nhìn tinh tế về mối quan hệ nội tại giữa đam mê và việc rèn luyện lý tính. Tiếp theo đó sẽ xuất hiện viễn tượng của việc lập gia đình và đảm bảo cuộc sống trong xã hội. Rút cục, ý chí riêng không còn được quy định chỉ bằng nhưng nhu cầu và sức lực phát triển một cách tự nhiên mà bằng những nhu cầu xã hội và năng lực ứng phó với các quan hệ xã hội IV. Ảnh hưởng của Rousseau:
- 10. Tư tưởng đáng lưu ý: Ý chí chung (Volonté générale) Ảnh hưởng tới: Immanuel Kant, Johann Gottlieb Fichte, Georg Wilhelm Friedrich Hegel,phong trào Lãng mạn Rousseau có ảnh hưởng lớn đến cuộc Cách mạng Pháp, mặc dù ý tưởng chủ quyền thuộc về toàn thể nhân dân được thực hiện qua hình thức đại diện thay vì trực tiếp. Ông cũng là một trong những tác giả đầu tiên phê phán thể chế tư hữu và được xem là bậc tiền bối của chủ nghĩa xã hội hiện đại và chủ nghĩa cộng sản khoa học. Ông cũng là người sớm đặt câu hỏi liệu ý chí nguyện vọng của đa số liệu có phải lúc nào cũng đúng và mục tiêu của chính quyền theo ông là phải đảm bảo tự do, bình đẳng và công bằng cho tất cả cho dù có phải là ý chí của đa số hay không. So với các nhà khai sáng đương thời như Voltaire và Montesquieu, tư tưởng chính trị của Rousseau cấp tiến hơn. Ông cũng cho rằng nguyên tắc cơ bản của triết học chính trị là chính trị và đạo đức không được tách rời. Khi nhà nước không thực hiện đúng theo giá trị đạo đức thì cũng không thể thực hiện đúng các chức năng của mình và cũng không thể có quyền lực đối với một cá nhân được nữa. Nguyên tắc quan trọng thứ hai là tự do mà nhà nước được lập ra để gìn giữ. Quan niệm về giáo dục của Rousseau mà trong đó đối tượng của giáo dục chính là những đứa trẻ mạnh khỏe cả về thể chất và tinh thần, cũng như việc ông không xem trọng sự cần thiết của giáo dục qua sách vở, cũng như việc ông nhấn mạnh sự cần thiết phải giáo dục cảm xúc cho trẻ em trước khi giáo dục lý tính đã là tiền đề cho lý thuyết giáo dục hiện đại đặt trẻ em làm trung tâm. Các tác phẩm của Rousseau đều thể hiện rằng thiên nhiên giúp con người hình thành nên bản chất của mình, giúp con người thống nhất để vượt qua sự tù đày và giam cầm của xã hội. Chính vì vậy, ông khẳng định sự cần thiết của việc con người về với tự nhiên, sự cần thiết đặt con người ở nơi nằm ngoài những ràng buộc của xã hội và những định kiến của văn minh. Và như vậy, ý tưởng của ông chính là Chủ nghĩa Lãng mạn, mặc dầu chính bản thân ông xem mình là người của phong trào Khai sáng. V. Hạn chế: Dù đã để lại cho chúng ta nhiều tư tưởng giáo dục tiến bộ nhưng Rutxo cũng có một số hạn chế trong tư tưởng giáo dục của mình:
- 11. Ông xây dựng hệ thống lý luận trên cơ sở lý luận duy tâm. Ông chia cắt các giai đoạn phát triển trẻ em một cách máy móc. Ông quá đề cao sự phát triển tự do của trẻ mà hạ thấp vai trò của nhà giáo dục. Ông coi nhẹ việc giáo dục có hệ thống. Ông có những quan điểm lạc hậu về giáo dục phụ nữ. Nguồn: 1. http://giaoduchoconline.com/j-j-rutxo/ 2. http://vi.wikipedia.org/wiki/Jean-Jacques_Rousseau 3. http://rousseaustudies.free.fr/articlenguyenthiBich.html 4. http://www.scribd.com/doc/123551/Rouseau 5. http://diendankienthuc.net/diendan/van-hoc-phuong-tay/
Từ khóa » Gg Rút Xô
-
Jean-Jacques Rousseau – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tư Tưởng Chính Trị Pháp Lý Của Jean Jacques Rousseou (Rútxô) Và ...
-
Gian Giắc Rútxô (1712 - 1778)
-
Giăng Giắc-cơ Rút Xô Nhà Tư Tưởng Vĩ đại Của Nhân Loại - Tamnhin
-
Giải Thích ý Nghĩa Của Câu Nói Dưới
-
Giới Thiệu Về Ru - Xô Và Tác Phẩm Ê - Min Hay Về Giáo Dục
-
GGRut-xô (1712-1778) - Lịch Sử 8 - Nguyễn Lương Hùng
-
Dựa Vào Những đoạn Trích Ngắn (SGK, Trang 11) Em Hãy Nêu Một Vài ...
-
Gucci Horsebit 1955 Túi Xô Nhỏ / đeo Vai GG Chéo Mini - Shopee
-
Thông Tin Mới Nhất Về "W88 Gg 2021Copy tTặng ...
-
Kết Quả Tìm Kiếm Cho “W88 Gg 2021【Copy Ngay_t_Tặng ...
-
Ww88 Gg【Copy Ngay_t_Tặng Cược Miễn Phí】 Search ...