Sà Lan đâm Sập Cầu Ghềnh: Tan Hoang Một Ký ức - Công An Nhân Dân
- Cầu Ghềnh sập, cầu sắt Bình Lợi thấp thỏm
- Cầu Ghềnh sập và ‘bài toán’ giảm tải Ga Biên Hòa
- Lời khai của ba người gây sập cầu Ghềnh
Các tuyến giao thông đường bộ cũng bị ảnh hưởng. Giao thông đường thủy bị gián đoạn bởi hiện trường cầu sập và công tác trục vớt, cứu hộ cứu nạn.
3 nhân viên cứu cả đoàn tàu
Theo chủ quán A Thiện, phía phường Bửu Hòa, Biên Hòa, lúc xảy ra vụ việc, bà đang phục vụ khách, bỗng một tiếng nổ vang lên bà hoảng hồn, chân tay bủn rủn, sợ quá không làm ăn gì được nữa. Khi định thần lại bà đã thấy cây cầu gãy đôi.
Còn với bà Hà, một người dân xã Hiệp Hòa, sau khi nghe tiếng nổ, mọi người túa ra xem thì thấy cây cầu gục xuống, một chiếc sà lan lật úp. Bà Hà cho hay, cũng may hôm xảy ra vụ việc là Chủ nhật, nếu không ngày thường học sinh đi học về giờ đó, thì thiệt hại về người chắc không thể nói được...
Chiếc sà lan bị lật úp sau khi tông sập cầu và đường ray bị kéo do cầu gãy. |
Sự việc xảy ra quá bất ngờ, nếu không có sự nhanh ý, dũng cảm của 3 nhân viên đường sắt là các anh Phan Tiến Dũng, Trưởng cung chắn Biên Hòa 2, anh Ngô Việt Phái và anh Phạm Tiến Dũng thì có lẽ cả đoàn tàu chở hàng đã lao thẳng… xuống sông.
Anh Phan Tiến Dũng bàng hoàng nhớ lại phút giây sinh tử: “Linh cảm có điều gì đó chẳng lành, sau khi nhận xin đường và báo tàu, tôi và hai nhân viên gác chắn khác là Ngô Việt Phái và Phạm Tiến Dũng ra quan sát một lần nữa đường ngang, để đảm bảo đường thông thoáng, an toàn. Tự dưng lúc đó, tôi nhìn về phía cầu Ghềnh (phía Bắc) và phát hiện một người dân vừa chạy về phía chúng tôi vừa ra dấu hiệu có vấn đề nghiêm trọng.
Lập tức tôi vội bảo anh Ngô Việt Phái chạy nhanh về hướng người dân đó xem có chuyện gì, nếu có chuyện bất thường thì giơ cờ đỏ báo hiệu ngay. Còn anh Phạm Tiến Dũng chạy nhanh về phía đoàn tàu hàng đang lao đến và cầm cờ đỏ ra hiệu... Vì đây là đoạn đường cong, bị khuất tầm nhìn nên tôi đứng ở giữa hai anh Phái và Dũng để chuyển thông tin ra hiệu được nhanh nhất. Khi anh Phái phát hiện cầu Ghềnh bị sập vội giơ cờ đỏ báo hiệu, tôi nhìn thấy và ra hiệu cho anh Dũng báo cho tàu 2542 dừng lại. Sau khi tàu dừng, tôi vội thông báo cho các ban, đơn vị liên quan theo đúng quy trình và có phương án xử lý khẩn cấp đối với các đoàn tàu khác chuẩn bị xin đường vào cung đường này”.
“Nếu không phát hiện kịp, chắc chắn cả đoàn tàu hàng này sẽ phi xuống sông Đồng Nai theo hai nhịp cầu bị sập rồi”, anh Phan Tiến Dũng kể thêm. Bằng tinh thần trách nhiệm, các anh đã cứu cả đoàn tàu.
Trước kia cầu Ghềnh được sử dụng chung cho các loại phương tiện qua lại, nên cũng đã từng có những vụ tai nạn đường sắt, đường bộ thương tâm. Ngày 26-2-2011, một vụ va chạm giữa tàu hỏa và ôtô làm 2 người chết và hàng chục người bị thương. Để hạn chế các vụ tai nạn và cũng là giảm tải trọng cho cây cầu khi đó suýt soát 100 tuổi, cầu Bửu Hòa được xây dựng. Từ đó cầu Ghềnh chỉ làm sứ mệnh của mình, “cõng” những chuyến tàu hỏa qua sông, lượng người qua lại bằng đường bộ cũng thưa dần. Có lẽ nhờ đó mà khi cầu sập đã không có thiệt hại về người.
Qua điều tra, Cơ quan Công an xác định, chủ phương tiện là bà Nguyễn Thu Hồng, ngụ tại Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh. Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, thời điểm xảy ra tai nạn gây sập cầu, sà lan chở cát, sỏi khô, trên boong có khoảng 3-4 người.
Cơ quan chức năng cũng xác định, 2 người điều khiển sà lan gây sự cố là Nguyễn Văn Lẹ và Trần Văn Giang, cùng quê Bạc Liêu. Khi xảy ra vụ việc, những người này nhảy xuống sông sau đó được ngư dân đưa vào bờ. Họ còn xin tiền của người dân, sau đó trốn về quê.
Tuy nhiên, theo Thượng tá Huỳnh Yên Nam - Trưởng phòng PC45 Công an tỉnh Đồng Nai, sáng 21-3, Cơ quan Công an đã bắt được Trần Văn Giang và Nguyễn Văn Lẹ. Cả hai được di lý về Đồng Nai để lấy lờ khai, phục vụ công tác điều tra. Tài công cũng là chủ tàu kéo Phan Thế Thượng cũng đã bị bắt.
Sẽ nối lại cầu Ghềnh
Để khắc phục hậu quả, ngành đường sắt đã đưa ra nhiều phương án, nhằm phục vụ hành khách một cách hiệu quả, an toàn nhất. Chúng tôi tìm tới ga Sài Gòn khi những hành khách cùng các nhân viên của tàu SE7 vừa trải qua hành trình từ Bắc vào Nam. Nhưng đoàn tàu chỉ tới được ga Biên Hòa do tuyến đường đã bị cắt đứt.
Trao đổi với chúng tôi về những thiệt hại mà ngành đường sắt phải gánh chịu sau sự cố sập cầu, ông Đỗ Quang Văn, Giám đốc ga Sài Gòn chia sẻ: “ Chắc chắn là thiệt hại, còn thiệt hại như thế nào thì chưa thể tính được. Chẳng hạn trước khi xảy ra vụ việc, mỗi ngày lượng khách đi tàu từ 2.500-3.000 người. Nay số lượng khách giảm đi rõ rệt, đó là thiệt hại trước mắt.
Hơn nữa, sau sự cố, chúng tôi phải có phương án hỗ trợ trung chuyển hành khách và hàng hóa từ Biên Hòa vào TP Hồ Chí Minh và ngược lại đối với hành khách đã mua vé từ trước. Từ đó chi phi phát sinh chưa thể tính được. Nhiều hành khách cũng đã trả vé (miễn phí), do đó lượng khách giảm đi trông thấy.
Tính trung bình mỗi chuyến xe trung chuyển nhà ga phải thuê 3 triệu đồng/chuyến, mỗi chuyến chuyên chở được 30 người. Tuy nhiên, trước mắt chúng tôi tạo mọi điều kiện tốt nhất để phục vụ hành khách, không để gián đoạn, không để hành khách phải chịu thiệt hại”.
Sau khi làm việc với các ban ngành nhằm khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đường thủy, chiều tối ngày 21-3, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông đã công bố công tác khắc phục hậu quả vụ tai nạn. Trước mắt Bộ GTVT, tỉnh Đồng Nai và các đơn vị liên quan lên phương án tháo dỡ và di dời các vật ở dưới sông.
Ba tài công gây tai nạn. |
Sau khi thảo luận các bên liên quan đưa ra 3 phương án khắc phục, thứ nhất, khôi phục lại hiện trạng cũ - phương án xây mới - xây cầu tạm và chờ xây cầu mới. Cuối cùng tất cả đã đi đến thống nhất, khôi phục lại nguyên trạng, có cải tạo. Dự kiến, khoảng đầu tháng 7, tuyến đường sắt Bắc - Nam sẽ thông tuyến.
Cầu Ghềnh, cây cầu được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20, vẫn hiên ngang đứng vững, trước những trận đạn bom suốt chiến tranh. Cầu được khánh thành vào ngày 14-11-1904. Nhiều người cho rằng cầu Ghềnh là một trong 3 công trình của kiến trúc sư nổi tiếng Gustave Eiffel tại Việt Nam (đó là cầu Long Biên ở Hà Nội và cầu Tràng Tiền ở Huế). Theo nhiều bậc lão niên ở Cù lao Phố, và một số sách ghi lại thì hầu hết sắt thép và thiết bị làm cầu đều đưa từ Pháp sang. Cầu có bốn nhịp.
“Ngày đó việc xây dựng một cây cầu còn thủ công không như bây giờ. Để có được cây cầu, người Pháp thuê công nhân người Việt đóng ống thép xuống lòng sông, sau đó rút nước ra rồi cho thợ xây từ dưới lên. Công việc vô cùng nguy hiểm và không biết bao nhiêu người thợ đã ra đi để có được cây cầu”. Ông Lê Văn Chín, một lão niên ở Cù lao Phố nhớ lại lời kể của cha, cụ Lê Văn Thình, từng là thợ xây cầu.
Trải qua 112 năm đến nay, đạn bom không suy chuyển nổi cầu Ghềnh mà tiếc thay, nó lại bị hủy hoại bởi ý thức con người.
Từ khóa » Cầu Ghềnh Biên Hòa Sập
-
Cầu Ghềnh Bị Sà Lan đâm Sập - VnExpress
-
Cầu Ghềnh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sập Cầu Ghềnh, Dân Rớt Xuống Sông, đường Sắt đứt Mạch
-
Vụ Sà Lan Tông Sập Cầu Ghềnh Năm 2016: 2 Bị Cáo Lãnh án
-
Xác định Lại Thiệt Hại Vụ Sà Lan đâm Sập Cầu Ghềnh - Báo Đồng Nai
-
Toàn Cảnh Sập Cầu Ghềnh Ở Biên Hòa - Đồng Nai (20-03-2016)
-
Vụ Sập Cầu Ghềnh ở Đồng Nai: Chuyện Về Những Người Ngăn Tàu ...
-
Sập Cầu Ghềnh ở Thành Phố Biên Hòa (Đồng Nai)
-
Sà Lan Tông Sập Cầu Ghềnh | Trang 1 | Báo điện Tử Tiền Phong
-
Hình ảnh Cầu Ghềnh Mới Sau 3 Tháng Thi Công “thần Tốc“ | VOV.VN
-
Sập Cầu Ghềnh Biên Hòa, Người Xe Rớt Xuống Sông
-
Đã Xác định Thiệt Hại Vụ Sà Lan Tông Sập Cầu Ghềnh ở Đồng Nai - PLO
-
Vụ Sập Cầu Ghềnh ở Đồng Nai: Khen Thưởng Người Báo Tin Cho ...