[Sách Giải] Bài 15: Đòn Bẩy - Học Online Cùng
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
A. Lý thuyết
1. Đòn bẩy là gì?
2. Tác dụng của đòn bẩy
– Dùng đòn bẩy có thể làm giảm hay làm tăng lực tác dụng lên vật.
– Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1 và ngược lại. Vậy:
+ Muốn lợi về lực thì ta cần đặt điểm tựa O gần với đầu O1.
Ví dụ: Khi nâng một vật bằng một lực nhỏ hơn trọng lượng P của nó. Khi đó ta được lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi.
+ Muốn lợi về đường đi thì ta cần đặt điểm tựa O gần với đầu O2, khi đó cho ta lợi về đường đi nhưng lại thiệt về lực.
3. Một số hiện tượng thực tế
II. Phương pháp giải
1. Cách xác định điểm tựa O, điểm O1 và điểm O2 của đòn bẩy
– Điểm tựa O là điểm nằm trên đòn bẩy mà tại đó đòn bẩy có thể quay quanh nó.
– Đòn bẩy có hai đầu, đầu nào có vật tác dụng lên nó thì đầu đó có điểm O1. Còn đầu kia tay ta cầm để tác dụng lực lên đòn bẩy là có điểm O2.
Ví dụ 1: Khi chèo thuyền, điểm tựa là chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền, điểm tác dụng của lực F1 là chỗ nước đẩy vào mái chèo, điểm tác dụng của lực F2 là chỗ tay cầm mái chèo.
Ví dụ 2: Khi vận chuyển vật liệu bằng xe cút kít, điểm tác dụng của lực F1 là chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm , điểm tác dụng lực F2 là chỗ tay cầm xe cút kít.
2. Cách nhận biết dùng đòn bẩy khi nào được lợi về lực và khi nào được lợi về đường đi
– Xác định vị trí của điểm tựa O.
– Xác định điểm O1.
– Xác định điểm O2.
– So sánh khoảng cách OO2 với OO1. Nếu:
+ OO2 > OO1 thì F2 < F1: Đòn bẩy cho lợi về lực.
+ OO2 < OO1 thì F2 > F1: Đòn bẩy cho lợi về đường đi.
3. Lưu ý: Khi bỏ qua khối lượng của đòn bẩy thì nếu OO2 nhỏ hơn OO1 bao nhiêu lần thì F2 cũng nhỏ hơn F1 bấy nhiêu lần.
B. Trắc nghiệm
Bài 1: Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?
A. Khoảng cách OO1 > OO2
B. Khoảng cách OO1 = OO2
C. Khoảng cách OO1 < OO2
D. Khoảng cách OO1 = 2OO2
– Điểm tác dụng lực càng xa điểm tựa O thì lực tác dụng càng nhỏ.
– Để dùng đòn bẩy được lợi thì OO2 > OO1.
⇒ Đáp án C
Bài 2: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?
A. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
B. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.
C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.
D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.
Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật ⇒ Đáp án B
Bài 3: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?
A. Cái cầu thang gác
B. Mái chèo
C. Thùng đựng nước
D. Quyển sách nằm trên bàn
Dụng cụ hoạt động như một đòn bẩy là mái chèo ⇒ Đáp án B
Bài 4: Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?
A. Khi OO2 < OO1 thì F2 < F1
B. Khi OO2 = OO1 thì F2 = F1
C. Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1
D. Khi OO2 > OO1 thì F2 > F1
Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1 nghĩa là khi khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng lực lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa đến điểm đặt vật thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng vật ⇒ Đáp án C
Bài 5: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?
A. Cân Robecvan B. Cân đồng hồ
C. Cần đòn D. Cân tạ
Trong các loại cân trên thì cân đồng hồ không phải là một ứng dụng của đòn bẩy vì đây là ứng dụng về lực đàn hồi.
Bài 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
A. nhỏ hơn, lớn hơn
B. nhỏ hơn, nhỏ hơn
C. lớn hơn, lớn hơn
D. lớn hơn, nhỏ hơn
Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
⇒ Đáp án A
Bài 7: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?
A. Cái kéo B. Cái kìm
C. Cái cưa D. Cái mở nút chai
Cái cưa không phải là ứng dụng của đòn bẩy ⇒ Đáp án C
Bài 8: Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 20 kg, thùng thứ hai nặng 30 kg. Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2. Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?
A. OO1 = 90 cm, OO2 = 90 cm
B. OO1 = 90 cm, OO2 = 60 cm
C. OO1 = 60 cm, OO2 = 90 cm
D. OO1 = 60 cm, OO2 = 120 cm
Trọng lượng của thùng thứ nhất là: P1 = 10.m1 = 10.20 = 200N
Trọng lượng của thùng thứ hai là: P2 = 10.m2 = 10.30 = 300N
Để gánh nước cân bằng thì: P1d1 = P2d2 ⇒
Vậy OO1 và OO2 có giá trị OO1 = 90cm, OO2 = 60cm.
⇒ Đáp án B
Bài 9: Hai bản kim loại đồng chất tiết diện đều có cùng chiều dài = 20 cm và cùng tiết diện nhưng có trọng lượng riêng khác nhau d1 = 1,25d2. Hai bản được hàn dính lại ở một đầu O và được treo bằng sợi dây. Để thanh nằm ngang người ta thực hiện biện pháp cắt một phần của thanh thứ nhất và đem đặt lên chính giữa của phần còn lại. Tìm chiều dài phần bị cắt.
– Gọi x là chiều dài phần bị cắt. Do đó được đặt lên chính giữa của phần còn lại nên trọng lượng của bản thứ nhất không thay đổi.
– Vì thanh nằm cân bằng nên ta có:
– Gọi s là tiết diện của mỗi bản ta có:
Bài 10: Một chiếc xà không đồng chất dài l = 8 m, khối lượng 120 kg được tì hai đầu A, B lên hai bức tường. Trọng tâm của xà cách đầu A một khoảng GA = 3 m. Hãy xác định lực đỡ của tường lên các đầu xà.
– Trọng lượng của xà bằng: P = 10.m = 10.120 = 1200 N
– Vì GA + GB = AB ⇒ GB = AB – GA = 8 – 3 = 5 m
– Xà chịu tác dụng của 3 lực FA, FB, P
– Để tính FA ta coi xà là một đòn bẩy có điểm tựa tại B. Để xà đứng yên ta có:
FA.AB = P.GB
– Để tính FB ta coi xà là một đòn bẩy có điểm tựa tại A. Để xà đứng yên ta có:
FB.AB = P.GA
Vậy lực đỡ của bức tường đầu A là 750 N, của bức tường đầu B là 450 N.
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1130
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » điểm Tựa Là J Vật Lý
-
Điểm Tựa Là Một Thuật Ngữ Trong Lĩnh Vực Vật Lý Có Nghĩa Là điểm Cố ...
-
Vật Lí : Điểm Tựa Và Lực đẩy Là Gì ? Nhanh Nhé ! Hihihihi - Selfomy
-
Điểm Tựa Là Một Thuật Ngữ Trong Lĩnh Vực Vật Lý Có Nghĩa ... - Khoa Học
-
Điểm Tựa Là Một Thuật Ngữ Trong Lĩnh Vực Vật Lý Có ... - Hanoi1000
-
Đòn Bẩy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nghị Luận Về điểm Tựa Trong Cuộc Sống (6 Mẫu) - Văn 11
-
Lý Thuyết đòn Bẩy | SGK Vật Lí Lớp 6
-
Bài 15: Đòn Bẩy
-
Câu Hỏi: Sau Khi Học Xong Bài Học, Em Hiểu "điểm Tựa Tinh Thần" Là Gì ...
-
Trong đoạn Trích Chào Xuân, điểm Tựa Có được Dùng Như Một Thuật ...
-
Điểm Tựa Tinh Thần Có ý Nghĩa Như Thế Nào đối Với Mỗi Người?
-
Tác Dụng Của đòn Bẩy Là Gì? Giải đáp Những điều Cần Biết Vật Lý 6
-
Chuyên đề Đòn Bẩy Và Phương Pháp Giải - Thư Viện Đề Thi