[Sách Giải] Em Bé Thông Minh - Học Online Cùng
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
I. Đôi nét về tác phẩm: Em bé thông minh
1. Tóm tắt
Một ông vua sai viên quan đi tìm người hiền tài. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố hóc búa để thử tài. Một hôm, thấy hai cha con làm ruộng, quan hỏi một câu hỏi khó “trâu của lão cày một ngày được mấy đường?”. Cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Nhận ra người tài, viên quan về báo vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó nuôi để trâu đực đẻ ra trâu con. Cậu bé nghĩ ra cách và cứu được dân làng. Lần thử tài sau, cậu bé vượt qua thử thách khiến vua nể phục. Vua láng giềng có ý xâm lược, muốn dò xét nhân tài nước ta, sai sứ giả mang sang chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Cả triều không ai tìm ra cách, vua tìm cậu bé. Cậu bé thông minh chỉ ra cách giải, giúp đất nước tránh được một cuộc chiến. Vua phong cậu làm trạng nguyên.
2. Bố cục (3 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “có người nào thật lỗi lạc”): Vua sai quan tìm người tài
– Phần 2 (tiếp đó đến “thán phục sử giả của nước láng giềng”): Những thử thách chứng tỏ sự thông minh của cậu bé
– Phần 3 (còn lại): Cậu bé lên làm trạng nguyên
3. Giá trị nội dung
“Em bé thông minh” là loại truyện cổ tích về nhân vật thông minh – kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm,…), từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày
4. Giá trị nghệ thuật
– Dùng câu đố thử tài, từ đó tạo nên tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất, tài năng
– Cách dẫn dắt sự việc cùng với mực độ tăng dần của những câu đố và cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước
II. Phân tích văn bản Em bé thông minh
I. Mở bài
– Giới thiệu về thể loại truyện cổ tích (khái niệm, các kiểu nhân vật, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)
– Giới thiệu về truyện cổ tích “Em bé thông minh” (thuộc kiểu nhân vật nào, tóm tắt, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Vua sai viên quan đi tìm người tài
– Vua sai viên quan tìm người tài giỏi ra giúp nước
– Viên quan: đi khắp nơi, ra những câu đố oái oăm nhưng chưa tìm thấy người nào lỗi lạc
→ Vị vua anh minh, viên quan tận tụy
2. Những thử thách đối với cậu bé
– Lần thử thách thứ nhất:
+ Hoàn cảnh: hai cha con em bé đang cày ruộng
+ Viên quan hỏi: Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?
+ Em bé: hỏi vặn lại viên quan – ngựa của ông một ngày đi được mấy bước
→ Cách giải bất ngờ, lí thú. Em bé không lúng túng mà đẩy thế bị động sang người đưa ra câu đố. Câu trả lời của em bé khiến viên quan bất ngờ, sửng sốt và phát hiện ra người tài
– Lần thử thách thứ hai:
+ Vua ra câu đố dưới dạng hình thức mệnh lệnh và tính chất nghiêm trọng “nếu không thì cả làng phải chịu tội”
+ Câu đố của vua hết sức vô lí: nuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con
+ Em bé đã tìm cách đối diện với vua, đưa vua và quần thần vào bẫy của mình để vua tự nói ra sự vô lí trong câu đố của vua
– Lần thử thách thứ ba:
+ Vua ra lệnh cho hai cha con, từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ
+ Em bé giải đố bằng cách đưa một cái kim may bảo nhà vua rèn thành cái dao
+ Vua phục tài và ban thưởng rất hậu
– Lần thử thách thứ tư:
+ Sứ thần nước ngoài ra câu đố: xỏ sợi chỉ qua mình con ốc xoắn
+ Tính chất nghiêm trọng, liên quan đến vận mệnh quốc gia
+ Triều đình nước Nam phải giải đố
→ Vua, quan lúng túng, lo lắng, bất lực
+ Em bé giải đố bằng kinh nghiệm dân gian một cách dễ dàng
→ Tính chất câu đố ngày một oái oăm, người ra câu đố ngày một cao hơn, điều đó làm tăng thêm sự thông minh, tài trí của em bé
3. Em bé lên làm trạng nguyên
– Vua phong em bé làm trạng nguyên
– Xây dinh thự ở bên cạnh hoàng cung cho em bé để tiện hỏi han
III. Kết bài
– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm,…), từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày
+ Nghệ thuật: dùng câu đố thử tài tạo tình huống để nhân vật thể hiện tài năng…
– Cảm nhận của bản thân: thán phục trí thông minh, sự sắc sảo của cậu bé…
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1125
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » đặc điểm Của Nhân Vật Em Bé Thông Minh
-
Nêu đặc điểm Của Các Nhân Vật Em Bé Thông Minh, Thạch Sanh
-
Em Bé Thông Minh - Ngữ Văn 6 - HOC247
-
Phân Tích Nhân Vật Em Bé Thông Minh - Văn 6 (5 Mẫu)
-
“Em Bé Thông Minh” – Ngữ Văn 6 (Chân Trời Sáng Tạo) - Vnkienthuc
-
Phân Tích Nhân Vật Em Bé Thông Minh - Mobitool
-
Phân Tích Nhân Vật Em Bé Thông Minh | Văn Mẫu Lớp 6 Chọn Lọc
-
Khái Quát Giá Trị Nội Dung, Nghệ Thuật đặc Sắc Truyện Em Bé Thông ...
-
Tìm Hiểu Chung Về Truyện Em Bé Thông Minh - Đầy đủ - CungHocVui
-
Soạn Bài Em Bé Thông Minh (Truyện Cổ Tích) - Giải Bài Tập
-
Phân Tích Nhân Vật Em Bé Thông Minh Hay Nhất | Ngữ Văn Lớp 6
-
Truyện Em Bé Thông Minh Kể Về Kiểu Nhân Vật Nào Trong ... - Khoa Học
-
Văn Bản 2 Em Bé Thông Minh
-
[Sách Giải] Em Bé Thông Minh - Học Online Cùng
-
Phân Tích Nhân Vật Cậu Bé Thông Minh Trong Truyện Cổ ...