[Sách Giải] Văn Mẫu: Một Thời đại Trong Thi Ca (Hoài Thanh)
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Cực Ngắn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích bài Một thời đại trong thi ca trích Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh.
Hoài Thanh (1909 – 1982) tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Hoài Thanh viết văn từ những năm 30 của thế kỉ XX, khi mới ngoài hai mươi tuổi. Với những cống hiến đáng kể cho nền văn học Việt Nam hiện đại, ông được đánh giá là nhà nghiên cứu, phê bình văn học xuất sắc nhất. Năm 2000, Hoài Thanh đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cho cuốn Thi nhân Việt Nam – công trình xuất sắc nhất trong sự nghiệp văn chương của Hoài Thanh. Nội dung cuốn sách này đề cập đến nhiều vấn đề : Nguồn gốc Thơ mới; cuộc tranh luận giữa Thơ mới – Thơ cũ ; vài nét về con đường mười năm phát triển của Thơ mới; đặc điểm về hình thức thể loại và triển vọng trước mắt của Thơ mới; tinh thần cốt lõi của Thơ mới và tấn bi kịch của cái tôi… Ở mỗi vấn đề, Hoài Thanh đều có những ý kiến, những nhận định sắc sảo, tinh tế.
Đoạn trích là phần cuối của bài tiểu luận, có giá trị như một nhận xét khái quát về đặc trưng của phong trào Thơ mới. Với lập luận chặt chẽ, khoa học và một phong cách nghệ thuật tài hoa, giàu cảm xúc, tác giả đã nêu rõ đặc trưng tinh thần của Thơ mới là cái tôi cá nhân và số phận đầy bi kịch của nó.
Để nêu bật tinh thần Thơ mới, trong đoạn trích này Hoài Thanh đã sử dụng các bước lập luận
Tác giả nêu lên nguyên tắc chung của việc đánh giá Thơ mới là chỉ căn cứ vào cái hay, không căn cứ vào cái dở. Chỉ căn cứ vào đại thể, không căn cứ vào tiểu tiết Cái dở và tiểu tiết không đủ tư cách để đại diện cho nghệ thuật và cho những thời đại lớn của nghệ thuật.
Ngay trong phần mở đầu, lập luận của tác giả đã tỏ ra chặt chẽ và mạch lạc. Khi nêu vấn đề đi tìm đặc trưng của Thơ mới, tác giả đã nói đến cái khó trong việc tìm hiểu tinh thần Thơ mới là do ranh giới giữa thơ cũ và Thơ mới không rạch ròi. Các nhà Thơ mới không chỉ viết ra những câu thơ hoàn toàn cách tân, hiện đại mà vẫn gợi lại những hình ảnh thân thuộc muôn thuở trong thơ ca truyền thống. Ví dụ như hai câu thơ sau đây của Xuân Diệu:
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già,
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.
Trong khi đó, các nhà thơ cũ lại có những câu thơ “nhí nhảnh và lả lơi”:
Ô hay! Cảnh cũng ưa người nhỉ!
Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ?
Theo Hoài Thanh thì thời đại nào cũng có những tác phẩm hay và Thơ mới hoặc thơ cũ cũng đều có những cái tầm thường, cái lố lăng không tránh khỏi. Bởi vậy, tác giả đề xuất cách đánh giá thơ cũ và Thơ mới là: Muốn tìm hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn, phải sánh bài hay với bài hay vậy.
Cái khó thứ hai là giữa thơ cũ và Thơ mới vẫn có sự giao thoa, ảnh hưởng lẫn nhau: Âu là ta đành phải nhận rằng trời đất không phải dựng lên cùng một lần với thế hệ chúng ta. Hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ. Chính vì vậy, ông đi tới kết luận: Các thời đại vẫn liên tiếp cùng nhau và muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể.
Dựa trên tinh thần chung mà xét, lấy những tác phẩm hay mà so sánh, đó là cách để vượt qua những khó khăn nhằm tìm ra đặc trưng của Thơ mới. Cách nhìn nhận của tác giả như vậy là khách quan, khoa học và biện chứng.
Hoài Thanh nêu ra đặc trưng tinh thần của Thơ mới bằng cách đối sánh: Tinh thần thơ cũ gồm trong chữ ta. Tinh thần Thơ mới gồm trong chữ tôi.
Theo Hoài Thanh, điều cốt lõi mà Thơ mới mang đến cho thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ chính là ở chữ tôi: Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa – hay thơ cũ – và thời nay – hay thơ mới có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi.
Khi tìm tòi đặc điểm của Thơ mới, tác giả luôn phân tích cái tôi trong nhiều mối quan hệ để làm nổi rõ bản chất của nó. Đặt cái tôi trong quan hệ với cái ta để tìm ra những chỗ giống nhau và khác nhau. Tác giả cho rằng trước đây, ranh giới giữa chữ tôi và chữ ta không rạch ròi:
Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân. Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả. Cũng có những bậc kì tài xuất đầu lộ diện. Thảng hoặc họ cũng ghi hình ảnh họ trong văn thơ. Và thảng hoặc trong văn thơ họ cũng dùng đến chữ tôi để nói chuyện với người khác. Song dẫu táo bạo đến đâu họ cũng không một lần nào dám dùng chữ tôi để nói chuyện với mình, hay – thì cũng thế – với tất cả mọi người. Mỗi khi nhìn vào tâm hồn họ hay đứng trước loài người mênh mông, hoặc họ không tự xưng, hoặc họ ẩn mình sau chữ ta, một chữ có thể chỉ chung nhiều người. Họ phải cầu cứu đoàn thể để trốn cô đơn. Chẳng trách gì tác phẩm họ vừa ra đời đoàn thể đã dành làm của chung, lắm khi cũng chẳng thèm ghi tên của họ.
Tác giả luận giải về nội đung và biểu hiện của hai chữ ta và chữ tôi trong thơ ca.
Qua đoạn văn trên, ta thấy nội dung của chữ tôi chính là phần ý thức cá nhân. Nội dung của chữ ta là phần ý thức cộng đồng, tức là đoàn thể như cách gọi của Hoài Thanh. Hai ý thức này là hai tiếng nói tồn tại song song trong đời sống tinh thần của mỗi con người. Thời trước, cái ta lấn át hoàn toàn nên cái tôi không có cơ hội để nảy nở, bày tỏ. Còn ở thời đại này, cái tôi trỗi dậy giành quyền sống tự do. Phong trào Thơ mới nảy sinh chính từ sự trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi đó.
Chữ ta và chữ tôi trong thơ cũ và Thơ mới có gì khác nhau ? Chữ ta trong thơ cũ gắn liền với các mối quan hệ gia đình, quốc gia; giống như giọt nước trong biển cả, không có bản sắc riêng. Điểm khác biệt của chữ tôi với chữ ta là ở bản sắc cá nhân, quan niệm cá nhân.
Như vậy, ba bước lập luận trên được sắp xếp theo trật tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể, từ diện mạo đến quá trình phát triển. Trật tự mạch lạc đảm bảo tính lôgích của tư duy, vì vậy mà khả năng thuyết phục của bài văn rất lớn. Đây là ưu thế, là sở trường của Hoài Thanh trong khi viết nghị luận văn học.
Sau khi điểm qua về sự xuất hiện của chữ tôi, tác giả đề cập đến phản ứng của xã hội trong quá trình tiếp nhận nó: Khi chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một mình!
Chữ tôi xuất hiện trên thi đàn một cách bất ngờ trước thái độ xa lạ, khó chịu của mọi người. Nhưng, ngày một ngày hai, nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá!
Hoài Thanh nhận xét cái tôi thật đáng thương, thật tội nghiệp bởi: Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. Họ không còn khí phách ngang tàng của thi hào Lí Thái Bạch đời xưa. Đến chút lòng tự trọng cần để khinh cảnh cơ hàn như Nguyễn Công Trứ họ cũng không có nữa.
Cái tôi yếu đuối, rên rĩ, khóc than khiến người nào muốn khám phá nó thì càng đi sâu càng lạnh. Nó tìm đủ mọi cách để trốn tránh hiện thực như thoát lên tiên, phiêu lưu trong trường tình, điên cuồng, đắm say, … Khổ nỗi, càng lúc càng bế tắc: Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ, đành ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận. Cái tôi không thể nương tựa vào một cái gì bất di bất dịch. Nó bàng hoàng vì thiếu một lòng tin đầy đủ. Cái tôi ấy thể hiện bi kịch đương diễn ngấm ngầm, dưới những phù hiệu dễ dãi, trong hồn người thanh niên thời ấy.
Chữ tôi cùng với những biểu hiện và số phận đầy bi kịch của nó trong thời đại Thơ mới được Hoài Thanh phân tích, nhận xét bằng ngòi bút tài hoa.
Khi phân tích đặc điểm của Thơ mới, tác giả đã liên hệ với tâm lí của lớp người trẻ tuổi và liên hệ tới cái nền tâm li chung của xã hội đương thời:
Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. Chữ ta với họ to rộng quá. Tâm hồn của họ chi vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi. Đừng có tìm ở họ cái khí phách ngang tàng của mỗi thi hào đời xưa như Lí Thái Bạch, trong trời đất chi biết có thơ. Đến chút lòng tự trọng cần để khinh cảnh cơ hàn, họ cũng không có nữa:
Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt,
Cơm áo không đùa với khách thơ.
Không biết trong khi rên rĩ như thế Xuân Diệu có nghĩ đến Nguyễn Công Trứ, một người đồng quận, chẳng những đã đùa cảnh nghèo mà còn lấy cảnh nghèo làm vui.
Nhưng ta trách gì Xuân Diệu! Xuân Diệu, nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại, chi nói cái khổ sở, cái thảm hại của hết thảy chúng ta.
Nhạc điệu trắm bổng, dù dương của đoạn văn sau đây giống như một bài thơ trữ tình lãng mạn làm xúc động hồn người. Có thể coi đây là đoạn hay nhất trong bài văn:
Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.
Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta.
Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước.
Nghệ thuật trong đoạn văn này khá phong phú và linh hoạt:
Thứ nhất là độ dài ngắn của ba câu đầu gần bằng nhau: Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Các câu tiếp theo là câu ghép, nếu tách ra ta sẽ được các câu đơn tương đương với độ dài của ba câu trước: Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhờ thế khi đọc lên, âm điệu của đoạn văn cân đối, nhịp nhàng. Bất ngờ, nhịp diệu trở nên gấp gáp bỡi cách ngắt trong câu : Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ có thành phần các câu được rút ngắn lại. Hai câu tiếp theo lại trải dài ra với nhịp điệu chậm rãi khiến mạch văn chùng xuống, tạo nên một cảm giác ngơ ngẩn, xôn xao và một chút bâng khuâng, man mác: cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta.
Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước. Sự nối tiếp ý giữa các câu văn làm cho hơi văn chuyển từ sôi nổi gấp gáp đến trầm lắng, thiết tha. Đây là một đoạn văn mà nhạc điệu rất gần với nhạc diệu của thơ.
Thứ hai, trong đoạn văn, tác giả sử dụng rất nhiều tính từ, động từ chi trạng thái tâm lí giàu sức biểu cảm rộng, sâu, lạnh, thoát, điên cuồng, đàm say, bơ vơ, ngơ ngẩn buồn, nao nao… kết hợp với nhạc điệu tạo nên chất trữ tình đậm đà.
Thứ ba, tác giả dã diễn tả rất tinh tế về sự bế tắc của cái tôi, đồng thời khái quát bản sắc, phong cách riêng, thế giới riêng của từng nhà thơ. Chỉ bằng một vài từ mà nhận ra thần thái, hồn vía riêng của mỗi thi sĩ của trào lưu Thơ mới. Thế Lữ với lên tiên, Lưu Trọng Lư trong trường tình, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên thì điên cuồng, Xuân Diệu thì đắm say, … Cách viết linh hoạt, uyển chuyền, giàu hình ảnh làm cho văn nghị luận mà giàu chất thơ, gợi cảm xúc và hứng thú của người dọc. Đó là văn nghị luận của một nhà phê bình mang tâm hồn thi sĩ. Đọc văn Hoài Thanh, ta bắt gặp một tấm lòng chân thành rất đáng trân trọng và học hỏi.
Để giải toả tình trạng bế tắc và bi kịch của đời mình, các nhà thơ lãng mạn đã tìm đến tiếng Việt. Hoài Thanh đã viết những dòng cảm động về lòng yêu quý tiếng mẹ đẻ của các thi sĩ Thơ mới: Bi kịch ấy họ gùi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng.
Nhưng do đó trong thất vọng sẽ nảy mầm hi vọng.
Chưa bao giờ như bây giờ họ hiểu câu nói can đảm của ông chủ báo Nạm phong: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”.
Chưa bao giờ như bây giờ họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chi biến thiên chứ không sao tiêu diệt.
Chưa bao giờ như bây giờ họ cảm thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vịn vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai.
Tiếng Việt quả là điểm tựa tinh thần để các thi sĩ Thơ mới phát triển tài năng trong tương lai.
Giọng văn của Hoài Thanh khi nói về các thi sĩ của trào lưu Thơ mới là giọng của người trong cuộc mong muốn dược giãi bày, đồng cảm và chia sẻ. Đọc văn, người đọc cảm nhận được tấm lòng liên tài của người viết. Đúng như câu: Lấy hồn ta để hiểu hồn người. Chữ ta được lặp lại nhiều lần, tác giả hay dùng chữ ta dể nói về cái chung, trong đó có mình. Ở phần cuối, khi nói đến tình yêu tiếng Việt của các nhà Thơ mới, Hoài Thanh đã dùng những từ, những hình ảnh thấm đượm cảm xúc chân thành và tha thiết như: gửi cả, yêu vô cùng, chia sẻ buồn vui với cha ông, dồn tình yêu quê hương…
Lòng yêu Tổ quốc của con người có những biểu hiện vô cùng phong phú. Có lòng yêu nước gắn liền với đấu tranh. Có lòng yêu nước gắn liền với lao động sản xuất. Lại có lòng yêu nước biểu hiện ở sự thiết tha với những giá trị văn hóa, ở nỗ lực sáng tạo ra những giá trị văn hóa.
Lòng yêu nước của các nhà Thơ mới thể hiện tập trung nhất ở tình yêu tiếng Việt và nền thơ ca dân tộc, ở niềm say mê sáng tạo ra những giá trị văn hóa, trước hết là thơ ca. Họ muốn làm cho tiếng nói của nói giống đẹp hơn, giàu hơn, ngày càng trường tồn, bất diệt. Đó cũng là một biểu hiện của lòng yêu nước rất đáng ghi nhận và trân trọng.
Bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca hấp dẫn, lôi cuốn và làm rung động tâm hồn bao thế hệ người đọc bởi phương pháp lập luận khoa học, chặt chẽ và văn phong tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả. Hoài Thanh đã giúp chúng ta thêm hiểu biết và trân trọng những sáng tạo và có cách đánh giá thấu tình đạt lí đối với trào lưu Thơ mới trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Điểm thành công nữa của bài văn là cách dẫn dắt vấn đề rất tự nhiên, linh hoạt. Hoài Thanh dẫn dắt ý văn chủ yếu bằng ngôn ngữ đời sống, nương theo mạch liên kết của cảm xúc thẩm mĩ. Đoạn trích được diễn đạt bằng cảm xúc, bằng hình ảnh và bằng ngôn ngữ thơ ca tinh tế, uyển chuyển, du dương. Hoài Thanh xứng đáng là “Nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại”. Tác dụng của cuốn Thi nhân Việt Nam đối với đời sống văn học trong nhiều thập kỉ qua là rất lớn. Bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca của ông được mọi người thưởng thức, học tập và coi đó là một mẫu mực về nghị luận văn chương.
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh.
Hoài Thanh sinh năm 1909 mất năm 1982 tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, xuất than trong một gia đình nhà nho nghèo tại tỉnh Nghệ An. Ông bắt đầu viết văn từ những năm 30 của thế kỉ XX, khi mới ngoài hai mươi tuổi. Với những cống hiến hết mình, không mệt mỏi, ông được đánh giá là nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học xuất sắc nhất. Năm 2000, ông đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ chí Minh về văn học nghệ thuật. Cuốn sách “một thời đại trong thi ca” là tiểu luận mở đầu cho cuốn Thi nhân Việt Nam- một trong những công trình xuất sắc nhất trong sự nghiệp văn chương của tác giả Hoài Thanh. Nội dung của cuốn sách này đề cập đến rất nhiều vấn đề như nguồn gốc của thơ mới, cuộc tranh luận và so sánh giữa thơ mới- thơ cũ, vài nét về con đường phát triển Thơ mới, đặc điểm về hình thức thể loại và triển vọng trước mắt của Thơ mới; tinh thần cốt lõi của Thơ mới và hình ảnh cái tôi trong mỗi tác phẩm. Ở mỗi vấn đề, tác giả lại có những nhận định với những khía cạnh rất riêng với những ý kiến sắc sảo và tinh tế.
Mở đầu đoạn trích Hoài Thanh đưa ra để xác định Thơ mới. theo Hoài Thanh muốn hiểu được thời đại thi ca, muốn hiểu tinh thần thơ ca phải so sánh bài hay nhau. Cách xác định của tác giả mang tính khoa học bởi lẽ chỉ những câu hay mới trở thành thước đo để tính giá trị sản phẩm mà thôi. Thứ hai, căn cứ vào đại thể chứ không nhìn vào tiểu tiết. Nghĩa là phải căn cứ vào cái chung nhất. Bởi các thơi đại luôn có sự nối tiếp nhau ” hôm nay đã được phơi khai từ hôm qua trong cái mới vẫn còn rơi rớt từ cái cũ.
Tinh thần thơ mới là sự khẳng định của cái “tôi”. Để khẳng định tinh thần Thơ mới tác giả đã đưa ra những biện luận cụ thể về nội dung của chữ ” tôi”trong việc phân biệt chữ “tôi” với “ta”. Đặc điểm chung của thơ cũ là nghiêng về cái “ta”, nghiêng về ý thức cộng đồng. để làm rõ ý thức này, Hoải Thanh đã nhìn trong lối sống nói chung và nhìn trong văn học nói riêng. ” Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân chỉ có đoàn thể lớn thì quốc gia nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”. như vậy nhìn đại thể thì thơ cũ gồm cả chữ” ta”, họ cầu cứu đoàn thể để chống lại cô đơn.
Nhưng thơ mới lại nghiêng về “cái tôi”- ý thức cá nhân “dựa trên đại thể tất cả tinh thần thời nay hay tinh thần của thơ mới gồm hai trong chữ “tôi”- ý thức cá nhân của mỗi người” và khi thơ mới xuất hiện nó mang một quan niệm chưa từng thấy ở xứ sở này ” đó là quan niệm cá nhân”.
Chẳng phải nội dung xuất phát từ ý thức cá nhân mà muốn được thể hiện khát vọng tận hưởng hạnh phúc ngay giữa trần gian, ngay trong hiện tại đó sao? Và cũng xuất phát từ những ý thức cá nhân mà Xuân Diệu đã thể hiện một quan niệm sống mới mẻ, táo bạo. Chạy đua vơi thời gian để mỗi phút, mỗi giây trong cuộc đời đều có ý nghĩa. Điều đó đã được thể hiện rõ nét qua bài thơ “vội vàng”.
Thứ ba là biểu hiện và ý nghĩa của cái tôi. Đầu tiên là sự xuất hiện và tiếp nhận cái “tôi”. Trước tiên khi cái tôi xuất hiện trên văn đàm còn có rất nhiều bỡ ngỡ. nó giống như một kẻ lạc loài nơi đất khách bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. vì ta đã quen nhìn cuộc sống trong nhìn mình có cái “ta”. Bây giờ, nó xuất hiện sao tránh khỏi sự bỡ ngỡ. Nhưng theo thời gian, chữ “tôi” dần dần được chấp nhận và làm cho nó đã mất dần đi vẻ bỡ ngỡ ban đầu.
Cuối cùng tác giả đã chỉ ra một hướng lớn trong thơ mới. Đào sâu vào cái “tôi”:” đời chúng ta nằm trong vòng cái “tôi”, mất bề rộng ta đi tìm bề sâu”. “mất bề rộng” là không còn nghiêng về cái chung, cái cộng đồng của thơ cũ, còn đi tìm bề sâu nghĩa là đi tìm cái tôi, đi sâu vào ý thức cá nhân của mỗi người. Nhưng càng đi sâu thì càng lạnh. Đó chính là bi kịch của thời đại thơ mới. Tâm hồn của các thi nhân thu mình trong chữ “tôi” nên dễ cảm thấy cô đơn, vắng lạnh nên thường gọi đó là “cái tôi tội nghiệp”. Xuân Diệu nhà thơ đầy đủ nhất của thời đại ấy vậy mà chỉ nói tới cái cô đơn, khổ sở, thảm hại của cái ta trong những vần thơ của mình. Từ đó Hoài Thanh đã khái quát: ” chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn mà nhất là xôn xao đến thế.
Cách dẫn dắt, cách lập luận của tác giả càng trở nên chặt chẽ hơn khi đưa ra các ví dụ cụ thể, so sánh liên tưởng và nhất là dẫn ra những câu chuyện của Cao Bá Nha, của cô Phụ trên bến Cầm Dương có tính chất đòn bẩy để xác định nỗi thương không nơi nương tựa của những nhà thơ mới. thế đấy, nỗi buồn của thơ mới được biểu hiện như một bi kịch diễn ra ngấm ngầm. những chính trong nỗi buồn, trong sự cô đơn kia lại mang tới cho người đọc rất nhiều ý nghĩa và những phong cách thơ riêng biệt của từng người.
Bài tiểu luận có tính chặt chẽ, lập luận khoa học, lời văn của Hoài Thanh vừa sắc sảo, vừa tinh tế với giọng văn của người trong cuộc cùng những chia sẻ đúng như quan niệm của Hoài Thanh ” lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Đặc biệt những khái niệm vốn khô khan, qua những trình bày, giải thích của tác giả đã được chuyển thành những hình ảnh có thể hiểu được. các câu văn được cân chỉnh, hợp lí với giọng văn nhẹ nhàng, lôi cuốn người đọc. Chính điều này đã mang tính nhạc cho bài văn. Cách dẫn dắt đoạn văn hợp lí, logic ngôn ngữ đặc sắc, dung dị dễ hiểu mà vẫn súc tích là một trong những điều mà hiếm bài phê bình nào có thể làm được. đoạn trích đi sâu tập trung giải thích cho sự ra đời và phát triển của thơ mới. qua đó, ta cũng có thể nhìn thấy thái độ trân trọng cổ vũ của tác giả cho sự xuất hiện ý thức cá nhân trong thơ ca và tấm long của nhà thơ mới đối với toàn dân tộc.
Đề bài: Phân tích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh
Hoài Thanh được đánh giá là một nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học xuất sắc nhất. Cuốn sách “một thời đại trong thi ca” là tiểu luận mở đầu cho cuốn Thi nhân Việt Nam,là một trong những công trình xuất sắc nhất trong sự nghiệp văn chương của tác giả. Nội dung của cuốn sách này đề cập đến rất nhiều vấn đề như nguồn gốc của thơ mới, cuộc tranh luận ,so sánh giữa thơ mới- thơ cũ, vài nét về con đường phát triển Thơ mới, đặc điểm về hình thức thể loại và triển vọng trước mắt của Thơ mới; tinh thần cốt lõi của Thơ mới và hình ảnh cái tôi trong mỗi tác phẩm. Ở mỗi góc cạnh của vấn đề, tác giả lại có những nhận định với những khía cạnh rất riêng kèm theo những ý kiến sắc sảo và tinh tế.
Mở đầu cho đoạn trích thì tác giả đưa ra để xác định cho thơ mới, và theo như Hoài Thanh thì muốn hiểu được thời đại thi ca thì phải có sự so sánh. Cách xác định của tác giả luôn mang tính khoa học bởi vì chỉ những câu hay mới được trở thành thước đo để tính giá trị sản phẩm mà thôi. Thứ hai, căn cứ vào tổng thể chứ không thể nhìn vào tiểu tiết. Nghĩa là phải dựa vào cái chung nhất.
Tinh thần thơ mới là sự khẳng định của cái “tôi”. Để khẳng định được tinh thần Thơ mới tác giả đã đưa ra những biện luận cụ thể về nội dung của chữ ” tôi”trong quá trình phân biệt chữ “tôi” với “ta”. Nét chung của thơ cũ là thiên về cái “ta”, thiên về ý thức cộng đồng và để làm rõ ý thức này, Hòai Thanh đã nhìn trong lối sống nói chung và nhìn trong văn học nói riêng. ” Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân chỉ có đoàn thể lớn thì quốc gia nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”. Như vậy nhìn qua tất cả thì thơ cũ gồm cả chữ” ta”, họ cầu cứu đoàn thể để chống lại sự cô đơn.
Thơ mới lại nghiêng về “cái tôi” và “ý thức cá nhân ,”dựa trên đại thể tất cả tinh thần thời nay hay tinh thần của thơ mới gồm hai trong chữ “tôi”- ý thức cá nhân của mỗi người” và khi thơ mới xuất hiện nó mang một quan niệm chưa từng thấy ở xứ sở này ” đó là quan niệm cá nhân”.
Thứ ba là biểu hiện và ý nghĩa của cái tôi. Đầu tiên là sự xuất hiện và tiếp nhận của cái “tôi”. Trước tiên khi cái tôi xuất hiện trên văn đàm thì còn có rất nhiều sự bỡ ngỡ. Nó giống như một kẻ lạc loài ở nơi đất khách bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Vì chúng ta đã quen nhìn cuộc sống trong mình có cái “ta”. Bây giờ, nó xuất hiện thì làm sao lại tránh khỏi sự bỡ ngỡ. Nhưng theo thời gian, chữ “tôi” đó dần dần được chấp nhận và đã làm cho nó đã mất dần đi vẻ bỡ ngỡ của ban đầu.
Cuối cùng tác giả đã chỉ ra một hướng lớn trong phong trào thơ mới. Đi sâu vào cái “tôi”:” đời của chúng ta nằm trong vòng cái “tôi”, mất bề rộng ta lại đi tìm bề sâu”. “mất bề rộng” là không còn thiên về cái chung, cái cộng đồng của thơ cũ, còn đi tìm bề sâu chính là đi tìm cái tôi, đi sâu vào ý thức cá nhân của mỗi người. Tâm hồn của các nhà thơ thu mình trong chữ “tôi” nên luôn cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo cho nên thường gọi đó là “cái tôi tội nghiệp”. Xuân Diệu là một nhà thơ đầy đủ nhất của thời đại ấy vậy mà chỉ nói tới cái cô đơn, khổ sở, thảm hại của cái ta trong những vần thơ của mình. Từ đó Hoài Thanh đã khái quát: ” chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn mà nhất là xôn xao đến thế”.
Cách dẫn dắt và lập luận của tác giả càng trở nên chặt chẽ hơn khi đưa ra các ví dụ cụ thể, so sánh liên tưởng và nhất là dẫn ra những câu chuyện về Cao Bá Nha, của cô Phụ trên bến Cầm Dương có tính chất đòn bẩy để xác định nỗi thương không nơi nương tựa của những nhà thơ mới. Thế đấy, nỗi buồn của thơ mới được hiện lên như một bi kịch diễn ra ngấm ngầm.
Bài tiểu luận có tính chặt chẽ, lập luận rất khoa học, lời văn của Hoài Thanh vừa sắc sảo, vừa rất tinh tế với giọng văn của người trong cuộc cùng những chia sẻ đúng như quan niệm thi nhân ” lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Đặc biệt những khái niệm đó vốn khô khan, qua những trình bày, giải thích của tác giả đã được chuyển thành những hình ảnh biểu cảm. Các câu văn được cân chỉnh, hợp lí với giọng văn cuốn hút người đọc. Chính điều này đã mang được tính nhạc cho bài văn. Cách dẫn dắt đoạn văn thật hợp lí, logic ,ngôn ngữ đặc sắc, dung dị dễ hiểu mà vẫn súc tích là một trong những điều mà hiếm có bài phê bình nào có thể làm được. Đoạn trích đã đi sâu tập trung giải thích cho sự ra đời và phát triển của thơ mới. Qua đó, chúng ta cũng có thể nhìn thấy thái độ trân trọng cổ vũ của tác giả ,cho thấy sự xuất hiện ý thức cá nhân trong thơ ca và tấm lòng của nhà thơ mới đối với toàn dân tộc ta.
Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) khi đọc văn bản Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh
Một thời đại trong thi ca là một văn bản phê bình văn học. Bài viết thấm đượm phong cách khoa học và phong cách nghệ thuật. Phím hát khoa học trước hết ở những luận điểm mới me, sâu sắc, phản ánh được bản chất sự vật, luận điểm 1 lại được luận giai một cách chặt chẽ, khúc chiết, có sức thuyết phục cao. Phim chất nghệ thuật được bộc lộ ở những cảm xúc thẩm mĩ tinh tế. Cảm xúc hóa thân thánh giọng điệu tác giả, thành hình ảnh diễn đạt, thành thứ ngôn ngữ vừa cảm xúc vừa hàm -súc, uyển chuyển, gợi cảm, bài viết đã nêu được quan niệm đúng đắn của tác giả về tinh thần thơ mới qua cách luận giải sắc sảo, diễn đạt tài hoa đẩy sức thuyết phục.
Đoạn trích là phần cuối của bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca.Luận điểm bao trùm cả đoạn trích này là vấn đề “tinh thần thơ mới”. Đây là luận điểm đặc sắc và kết tinh nhiều tinh hoa văn phê bình của Hoài Thanh. Luận điếm được triển khai thành ba nội dung chính Bởi thứ nhất, ông nêu ra nguyên tắc chung cho việc định nghĩa của mình: Chỉ căn cứ vào “cái hay”, không căn cứ vào “cái đó” ; Chỉ căn cứ vào “đại thể”, không căn cứ vào “tiếu tiết”. Theo quan niệm của Hoài Thanh (cũng là nguyên tắc phổ biến khi xem xét một hiện tượng văn học), chi có “cái hay”, cái “đại thế mới đủ tư cách đại diện cho một thời đại thi ca. “cái dở”, cái “tân tiết” không đủ tư cách đại diện cho nghệ thuật và cho một thời đại lớn của nghệ thuật. Hoài Thanh nêu định nghĩa về tinh thần thơ mới bằng cách đối sánh : tinh thần thơ cũ gồm trong chữ “ta” ; tinh thần thơ mới gồm trong chữ “tôi”. Nhà phê bình có đề cập đến chỗ giống nhau nhưng hướng trọng tâm vào chỗ khác nhau của hai chữ này. Bước thứ hai, tác giả luận giải về nội dung và biểu hiện của hai chữ “tôi” và “ta”; Chữ “ta” và biểu hiện của chữ “ta” cùng số phận của nó trong thời đại thơ cũ trước kia. Chữ “tôi” và biểu hiện của chữ “tôi” cùng số phận đầy bi kịch của nó trong thời đại thơ mới này.
Qua ba bước trên, người đọc nhận thấy nhà phê bình đã tuân theo trật tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể, từ diện mạo (trong không gian) đến diễn biến lịch sử (trong thời gian). Các bước lập luận với trật tự như vậy rất đảm bảo tính lôgíc của tư duy. Vì vậy khả năng thuyết phục rất cao. Đây là một ưu thế của văn nghị luận.
Tinh thần thơ mới gói gọn trong một chữ “tôi”. “Cái tôi” của các nhà thấy mới là bàn ngã của mọi con người mà ai cũng có. Nhưng trong những thời kì lịch sử nhất định (đặc biệt là thời trung đại) do hệ tư tưởng chính thống của thời đại khống chế, ép buộc nén cái bán ngã ấy không được bộc lộ, phái giấu kín hoặc triệt tiêu. Nhà thơ phải nói tiếng nói của “cái ta- đạo lí” chung của thời đại. Đó là một nền thơ phi ngã, vô ngã. Chỉ khi nào “cái tôi” ấy được giải phóng thì thi nhân mới có thể nói lên những điều thành thực tự đáy lòng mình. “Cái tôi” đó chính là”khát vọng được thành thực”, là sự khẳng định bản ngã của nhà thơ trước cuộc đời, là sự tự ý thức về cá nhân mình trong cuộc sống xã hội. “Cái tôi” ấy bị xã hội phong kiến kiềm cliế trong bao nhiêu thế ki giờ đây trong bối canh mới của thời kì hiện đại, đặc biệt là những năm 30 của thế kỉ XX mới được giải phóng và bùng nổ mãnh liệt. Và khi được giải phóng thì nó sẽ “làm giàu cho thi ca” bằng những cảm xúc mới mẻ và những cách tân nghệ thuật.
Khi luận giải về tư tưởng thơ mới, Hoài Thanh đã dùng cách đối sánh giữa tư tưởng thơ cũ (gồm trong chữ “ta”) và tư tưởng thơ mới (gồm trong chữ “tôi”). Cách luận giải về nội dung và biểu hiện của hai chữ “ta” và “tôi” luôn song hành để nêu lên mặt tích cực của cái tôi trong thơ mới : “Cái tôi thơ mới xuất hiện diễn đàn có tính khái quát : “Xã hội Việt Nam tờ xưa không có cá nhân,chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình.
“Cái tôi thơ mới xuất hiện mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này niệm cá nhân” tức là sự tự ý thức vể bản thân chứ không phải chủ nghĩa cá nhân. Cái tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó làm cho mọi người khó chịu. Nhưng ngày càng mất dần vẻ bỡ ngỡ và được vô số người quen. Sự mới mẻ trong tính ưu việt của cái tôi- bản ngã được chấp nhận. Còn trong thơ xưa, các thi nhân không một lần dám dùng chữ “tôi” để nói chuyện với mình hay với tất cà mọi người. không tự xưng mà ẩn mình sau chữ “ta”.
Cách dẫn dắt của tác giả tự nhiên linh hoạt và độc đáo. Từ thưc tẽ văn chương xưa nay mà thể hiện cái tôi trồi- dạy đòi được khẳng định và phong trào Thơ mới nảy sinh từ sự trỗi dậy cùa “cái tôi” đó.
Khi nói về bi kịch của cái tôi, tác giả không dùng lí lẽ để diễn đạt. Mạch văn không phải được dẫn dắt bằng ngôn ngữ khái niệm với những phương tiện liên kết của lôgíc hình thức, nặng tính thơ biện ta vẫn quen gặp trong những bài phê bình văn học nghiêng về khoa học thuần túy. Trái lại, ông dẫn dắt ý chủ yếu bằng ngôn ngữ đời sống, nương theo mạch liên kết của cảm’xúc thẩm mĩ. Bới vậy mà tạo được sự rung cảm, đổng cảm ở người dọc. “Cái tôi” của các nhà thơ mới thật đáng thương (Người ta thấy nó đáng thương, Mà thật nó tội nghiệp quá!) vì nó mất đi chỗ dựa tư tưởng, bởi họ là những thi nhân mất nước đang sống trong cuộc đời mòn mỏi, tù túng. Nghệ thuật tương phản đối lập giữa con đường muốn thoát thân với cái sự thực hiện hữu của cuộc đời đã nêu bật được bi kịch của cái tôi thơ mới. Mỗi cái tôi là một nỗ lực đào sâu trốn chạy vài ý thức cá nhân nhưng càng đi sâu càng bế tắc. Đặc sắc của đoạn văn là những khái quát rất chính xác, súc tích, lại được viết bằng lối văn giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu khiến cho văn phê bình mà đọc lên nghe như thơ. Tác giả sử dụng dạng ngôn ngữ phi khái niệm, dung dị, dễ hiếu mà vẫn súc tích, diễn đạt được bản chất của đối tượng. Độc đáo hơn nữa là tác giả tạo ra hình ảnh một độc gỉa yêu thơ cứ theo buớc chân các nhà thơ tiêu biểu bước vào cõi thơ riêng của mỗi vị.
Chủ đề được triển khai thành hai phần chính: khái quát về hướng tìm tòi, hệ quả chung và điểm qua những gương mặt điển hình cùng lãnh địa cá nhân điển hình của thơ mới để thấy được sự phân hóa đa dạng cùng sự quẩn quanh bế tác của ý thức cá nhân. Từ đó tác giả đi đến một nhân định : “Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam xôn xao như thê”. Đây là nỗi buồn của một thế hệ thi nhân mất nước mang “cái tôi” cô đơn nhỏ bé trước cách mạng. Điều đó đã làm nên âm hưởng, giọng điệu đặc trưng riêng của thơ mới.
Bi kịch của cái tôi thơ mới là bi kịch không dễ gì giãi quyết được vì họ “thiếu một lòng tin đầy đủ”, thiếu một lí tướng sống cho cuộc đời. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, các thi nhân chi biết giải quyết bi kịch ấy bằng cách “gửi cả vào tiếng Việt” bởi vì “tiếng Việt, họ nghĩ là tấm lụa hứng vong hổn những thế hệ qua”. Như vậy, các thi nhân thơ mới đã tìm thấy một chỗ dựa tin cậy của tư tưởng nòi giống, của các thể thơ xưa, của tiếng Việt,… đế vin vào những điều bất diệt ấy mà đảm báo cho ngày mai. Ba câu vẫn điệp lại một cấu trúc “chưa bao giờ như bây giờ” vừa nhấn mạnh ý vừa thể hiện giọng điệu thiết tha thông cảm khiến cho bài văn nghị luận không khô khan mà thấm đượm tình người- ở dây là tình của người phê bình với các thi nhân thơ mới.
Đoạn trích cũng như toàn bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca là một mẫu mực đẹp đẽ, một thành tựu xuất sắc của Hoài Thanh trong thể nghị luận văn chương thuộc lĩnh vực phê bình, văn học. Đoạn văn đã nêu bật được tư tưởng thơ mới, thể hiện được cách nhìn nhận thơ mới trong bối cảnh lịch sứ và thực tiễn thơ ca một cách đúng đắn, khoa học. Đó cũng là cách nhìn tiến bộ với hình tượng thơ mới 1932- 1941 theo quan điểm lịch sứ xuất phát từ chính con người và hồn thơ của các thi nhân lúc bấy giờ. Cách lí giải của Hoài Thanh đã hơn 60 năm trôi qua mà vẫn rất gần với cách hiểu của chúng ta về thơ mới hôm nay.
Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích bài Một thời đại trong thi ca trích Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh.
Hoài Thanh (1909 – 1982) tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Hoài Thanh viết văn từ những năm 30 của thế kỉ XX, khi mới ngoài hai mươi tuổi. Với những cống hiến đáng kể cho nền văn học Việt Nam hiện đại, ông được đánh giá là nhà nghiên cứu, phê bình văn học xuất sắc nhất. Năm 2000, Hoài Thanh đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cho cuốn Thi nhân Việt Nam – công trình xuất sắc nhất trong sự nghiệp văn chương của Hoài Thanh. Nội dung cuốn sách này đề cập đến nhiều vấn đề : Nguồn gốc Thơ mới; cuộc tranh luận giữa Thơ mới – Thơ cũ ; vài nét về con đường mười năm phát triển của Thơ mới; đặc điểm về hình thức thể loại và triển vọng trước mắt của Thơ mới; tinh thần cốt lõi của Thơ mới và tấn bi kịch của cái tôi… Ở mỗi vấn đề, Hoài Thanh đều có những ý kiến, những nhận định sắc sảo, tinh tế.
Đoạn trích là phần cuối của bài tiểu luận, có giá trị như một nhận xét khái quát về đặc trưng của phong trào Thơ mới. Với lập luận chặt chẽ, khoa học và một phong cách nghệ thuật tài hoa, giàu cảm xúc, tác giả đã nêu rõ đặc trưng tinh thần của Thơ mới là cái tôi cá nhân và số phận đầy bi kịch của nó.
Để nêu bật tinh thần Thơ mới, trong đoạn trích này Hoài Thanh đã sử dụng các bước lập luận
Tác giả nêu lên nguyên tắc chung của việc đánh giá Thơ mới là chỉ căn cứ vào cái hay, không căn cứ vào cái dở. Chỉ căn cứ vào đại thể, không căn cứ vào tiểu tiết Cái dở và tiểu tiết không đủ tư cách để đại diện cho nghệ thuật và cho những thời đại lớn của nghệ thuật.
Ngay trong phần mở đầu, lập luận của tác giả đã tỏ ra chặt chẽ và mạch lạc. Khi nêu vấn đề đi tìm đặc trưng của Thơ mới, tác giả đã nói đến cái khó trong việc tìm hiểu tinh thần Thơ mới là do ranh giới giữa thơ cũ và Thơ mới không rạch ròi. Các nhà Thơ mới không chỉ viết ra những câu thơ hoàn toàn cách tân, hiện đại mà vẫn gợi lại những hình ảnh thân thuộc muôn thuở trong thơ ca truyền thống. Ví dụ như hai câu thơ sau đây của Xuân Diệu:
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già,
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.
Trong khi đó, các nhà thơ cũ lại có những câu thơ “nhí nhảnh và lả lơi”:
Ô hay! Cảnh cũng ưa người nhỉ!
Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ?
Theo Hoài Thanh thì thời đại nào cũng có những tác phẩm hay và Thơ mới hoặc thơ cũ cũng đều có những cái tầm thường, cái lố lăng không tránh khỏi. Bởi vậy, tác giả đề xuất cách đánh giá thơ cũ và Thơ mới là: Muốn tìm hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn, phải sánh bài hay với bài hay vậy.
Cái khó thứ hai là giữa thơ cũ và Thơ mới vẫn có sự giao thoa, ảnh hưởng lẫn nhau: Âu là ta đành phải nhận rằng trời đất không phải dựng lên cùng một lần với thế hệ chúng ta. Hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ. Chính vì vậy, ông đi tới kết luận: Các thời đại vẫn liên tiếp cùng nhau và muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể.
Dựa trên tinh thần chung mà xét, lấy những tác phẩm hay mà so sánh, đó là cách để vượt qua những khó khăn nhằm tìm ra đặc trưng của Thơ mới. Cách nhìn nhận của tác giả như vậy là khách quan, khoa học và biện chứng.
Hoài Thanh nêu ra đặc trưng tinh thần của Thơ mới bằng cách đối sánh: Tinh thần thơ cũ gồm trong chữ ta. Tinh thần Thơ mới gồm trong chữ tôi.
Theo Hoài Thanh, điều cốt lõi mà Thơ mới mang đến cho thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ chính là ở chữ tôi: Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa – hay thơ cũ – và thời nay – hay thơ mới có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi.
Khi tìm tòi đặc điểm của Thơ mới, tác giả luôn phân tích cái tôi trong nhiều mối quan hệ để làm nổi rõ bản chất của nó. Đặt cái tôi trong quan hệ với cái ta để tìm ra những chỗ giống nhau và khác nhau. Tác giả cho rằng trước đây, ranh giới giữa chữ tôi và chữ ta không rạch ròi:
Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân. Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả. Cũng có những bậc kì tài xuất đầu lộ diện. Thảng hoặc họ cũng ghi hình ảnh họ trong văn thơ. Và thảng hoặc trong văn thơ họ cũng dùng đến chữ tôi để nói chuyện với người khác. Song dẫu táo bạo đến đâu họ cũng không một lần nào dám dùng chữ tôi để nói chuyện với mình, hay – thì cũng thế – với tất cả mọi người. Mỗi khi nhìn vào tâm hồn họ hay đứng trước loài người mênh mông, hoặc họ không tự xưng, hoặc họ ẩn mình sau chữ ta, một chữ có thể chỉ chung nhiều người. Họ phải cầu cứu đoàn thể để trốn cô đơn. Chẳng trách gì tác phẩm họ vừa ra đời đoàn thể đã dành làm của chung, lắm khi cũng chẳng thèm ghi tên của họ.
Tác giả luận giải về nội đung và biểu hiện của hai chữ ta và chữ tôi trong thơ ca.
Qua đoạn văn trên, ta thấy nội dung của chữ tôi chính là phần ý thức cá nhân. Nội dung của chữ ta là phần ý thức cộng đồng, tức là đoàn thể như cách gọi của Hoài Thanh. Hai ý thức này là hai tiếng nói tồn tại song song trong đời sống tinh thần của mỗi con người. Thời trước, cái ta lấn át hoàn toàn nên cái tôi không có cơ hội để nảy nở, bày tỏ. Còn ở thời đại này, cái tôi trỗi dậy giành quyền sống tự do. Phong trào Thơ mới nảy sinh chính từ sự trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi đó.
Chữ ta và chữ tôi trong thơ cũ và Thơ mới có gì khác nhau ? Chữ ta trong thơ cũ gắn liền với các mối quan hệ gia đình, quốc gia; giống như giọt nước trong biển cả, không có bản sắc riêng. Điểm khác biệt của chữ tôi với chữ ta là ở bản sắc cá nhân, quan niệm cá nhân.
Như vậy, ba bước lập luận trên được sắp xếp theo trật tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể, từ diện mạo đến quá trình phát triển. Trật tự mạch lạc đảm bảo tính lôgích của tư duy, vì vậy mà khả năng thuyết phục của bài văn rất lớn. Đây là ưu thế, là sở trường của Hoài Thanh trong khi viết nghị luận văn học.
Sau khi điểm qua về sự xuất hiện của chữ tôi, tác giả đề cập đến phản ứng của xã hội trong quá trình tiếp nhận nó: Khi chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một mình!
Chữ tôi xuất hiện trên thi đàn một cách bất ngờ trước thái độ xa lạ, khó chịu của mọi người. Nhưng, ngày một ngày hai, nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá!
Hoài Thanh nhận xét cái tôi thật đáng thương, thật tội nghiệp bởi: Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. Họ không còn khí phách ngang tàng của thi hào Lí Thái Bạch đời xưa. Đến chút lòng tự trọng cần để khinh cảnh cơ hàn như Nguyễn Công Trứ họ cũng không có nữa.
Cái tôi yếu đuối, rên rĩ, khóc than khiến người nào muốn khám phá nó thì càng đi sâu càng lạnh. Nó tìm đủ mọi cách để trốn tránh hiện thực như thoát lên tiên, phiêu lưu trong trường tình, điên cuồng, đắm say, … Khổ nỗi, càng lúc càng bế tắc: Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ, đành ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận. Cái tôi không thể nương tựa vào một cái gì bất di bất dịch. Nó bàng hoàng vì thiếu một lòng tin đầy đủ. Cái tôi ấy thể hiện bi kịch đương diễn ngấm ngầm, dưới những phù hiệu dễ dãi, trong hồn người thanh niên thời ấy.
Chữ tôi cùng với những biểu hiện và số phận đầy bi kịch của nó trong thời đại Thơ mới được Hoài Thanh phân tích, nhận xét bằng ngòi bút tài hoa.
Khi phân tích đặc điểm của Thơ mới, tác giả đã liên hệ với tâm lí của lớp người trẻ tuổi và liên hệ tới cái nền tâm li chung của xã hội đương thời:
Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. Chữ ta với họ to rộng quá. Tâm hồn của họ chi vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi. Đừng có tìm ở họ cái khí phách ngang tàng của mỗi thi hào đời xưa như Lí Thái Bạch, trong trời đất chi biết có thơ. Đến chút lòng tự trọng cần để khinh cảnh cơ hàn, họ cũng không có nữa:
Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt,
Cơm áo không đùa với khách thơ.
Không biết trong khi rên rĩ như thế Xuân Diệu có nghĩ đến Nguyễn Công Trứ, một người đồng quận, chẳng những đã đùa cảnh nghèo mà còn lấy cảnh nghèo làm vui.
Nhưng ta trách gì Xuân Diệu! Xuân Diệu, nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại, chi nói cái khổ sở, cái thảm hại của hết thảy chúng ta.
Nhạc điệu trắm bổng, dù dương của đoạn văn sau đây giống như một bài thơ trữ tình lãng mạn làm xúc động hồn người. Có thể coi đây là đoạn hay nhất trong bài văn:
Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.
Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta.
Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước.
Nghệ thuật trong đoạn văn này khá phong phú và linh hoạt:
Thứ nhất là độ dài ngắn của ba câu đầu gần bằng nhau: Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Các câu tiếp theo là câu ghép, nếu tách ra ta sẽ được các câu đơn tương đương với độ dài của ba câu trước: Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhờ thế khi đọc lên, âm điệu của đoạn văn cân đối, nhịp nhàng. Bất ngờ, nhịp diệu trở nên gấp gáp bỡi cách ngắt trong câu : Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ có thành phần các câu được rút ngắn lại. Hai câu tiếp theo lại trải dài ra với nhịp điệu chậm rãi khiến mạch văn chùng xuống, tạo nên một cảm giác ngơ ngẩn, xôn xao và một chút bâng khuâng, man mác: cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta.
Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước. Sự nối tiếp ý giữa các câu văn làm cho hơi văn chuyển từ sôi nổi gấp gáp đến trầm lắng, thiết tha. Đây là một đoạn văn mà nhạc điệu rất gần với nhạc diệu của thơ.
Thứ hai, trong đoạn văn, tác giả sử dụng rất nhiều tính từ, động từ chi trạng thái tâm lí giàu sức biểu cảm rộng, sâu, lạnh, thoát, điên cuồng, đàm say, bơ vơ, ngơ ngẩn buồn, nao nao… kết hợp với nhạc điệu tạo nên chất trữ tình đậm đà.
Thứ ba, tác giả dã diễn tả rất tinh tế về sự bế tắc của cái tôi, đồng thời khái quát bản sắc, phong cách riêng, thế giới riêng của từng nhà thơ. Chỉ bằng một vài từ mà nhận ra thần thái, hồn vía riêng của mỗi thi sĩ của trào lưu Thơ mới. Thế Lữ với lên tiên, Lưu Trọng Lư trong trường tình, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên thì điên cuồng, Xuân Diệu thì đắm say, … Cách viết linh hoạt, uyển chuyền, giàu hình ảnh làm cho văn nghị luận mà giàu chất thơ, gợi cảm xúc và hứng thú của người dọc. Đó là văn nghị luận của một nhà phê bình mang tâm hồn thi sĩ. Đọc văn Hoài Thanh, ta bắt gặp một tấm lòng chân thành rất đáng trân trọng và học hỏi.
Để giải toả tình trạng bế tắc và bi kịch của đời mình, các nhà thơ lãng mạn đã tìm đến tiếng Việt. Hoài Thanh đã viết những dòng cảm động về lòng yêu quý tiếng mẹ đẻ của các thi sĩ Thơ mới: Bi kịch ấy họ gùi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng.
Nhưng do đó trong thất vọng sẽ nảy mầm hi vọng.
Chưa bao giờ như bây giờ họ hiểu câu nói can đảm của ông chủ báo Nạm phong: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”.
Chưa bao giờ như bây giờ họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chi biến thiên chứ không sao tiêu diệt.
Chưa bao giờ như bây giờ họ cảm thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vịn vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai.
Tiếng Việt quả là điểm tựa tinh thần để các thi sĩ Thơ mới phát triển tài năng trong tương lai.
Giọng văn của Hoài Thanh khi nói về các thi sĩ của trào lưu Thơ mới là giọng của người trong cuộc mong muốn dược giãi bày, đồng cảm và chia sẻ. Đọc văn, người đọc cảm nhận được tấm lòng liên tài của người viết. Đúng như câu: Lấy hồn ta để hiểu hồn người. Chữ ta được lặp lại nhiều lần, tác giả hay dùng chữ ta dể nói về cái chung, trong đó có mình. Ở phần cuối, khi nói đến tình yêu tiếng Việt của các nhà Thơ mới, Hoài Thanh đã dùng những từ, những hình ảnh thấm đượm cảm xúc chân thành và tha thiết như: gửi cả, yêu vô cùng, chia sẻ buồn vui với cha ông, dồn tình yêu quê hương…
Lòng yêu Tổ quốc của con người có những biểu hiện vô cùng phong phú. Có lòng yêu nước gắn liền với đấu tranh. Có lòng yêu nước gắn liền với lao động sản xuất. Lại có lòng yêu nước biểu hiện ở sự thiết tha với những giá trị văn hóa, ở nỗ lực sáng tạo ra những giá trị văn hóa.
Lòng yêu nước của các nhà Thơ mới thể hiện tập trung nhất ở tình yêu tiếng Việt và nền thơ ca dân tộc, ở niềm say mê sáng tạo ra những giá trị văn hóa, trước hết là thơ ca. Họ muốn làm cho tiếng nói của nói giống đẹp hơn, giàu hơn, ngày càng trường tồn, bất diệt. Đó cũng là một biểu hiện của lòng yêu nước rất đáng ghi nhận và trân trọng.
Bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca hấp dẫn, lôi cuốn và làm rung động tâm hồn bao thế hệ người đọc bởi phương pháp lập luận khoa học, chặt chẽ và văn phong tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả. Hoài Thanh đã giúp chúng ta thêm hiểu biết và trân trọng những sáng tạo và có cách đánh giá thấu tình đạt lí đối với trào lưu Thơ mới trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Điểm thành công nữa của bài văn là cách dẫn dắt vấn đề rất tự nhiên, linh hoạt. Hoài Thanh dẫn dắt ý văn chủ yếu bằng ngôn ngữ đời sống, nương theo mạch liên kết của cảm xúc thẩm mĩ. Đoạn trích được diễn đạt bằng cảm xúc, bằng hình ảnh và bằng ngôn ngữ thơ ca tinh tế, uyển chuyển, du dương. Hoài Thanh xứng đáng là “Nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại”. Tác dụng của cuốn Thi nhân Việt Nam đối với đời sống văn học trong nhiều thập kỉ qua là rất lớn. Bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca của ông được mọi người thưởng thức, học tập và coi đó là một mẫu mực về nghị luận văn chương.
Hoài Thanh sinh năm 1909 mất năm 1982 tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, xuất than trong một gia đình nhà nho nghèo tại tỉnh Nghệ An. Ông bắt đầu viết văn từ những năm 30 của thế kỉ XX, khi mới ngoài hai mươi tuổi. Với những cống hiến hết mình, không mệt mỏi, ông được đánh giá là nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học xuất sắc nhất. Năm 2000, ông đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ chí Minh về văn học nghệ thuật. Cuốn sách “một thời đại trong thi ca” là tiểu luận mở đầu cho cuốn Thi nhân Việt Nam- một trong những công trình xuất sắc nhất trong sự nghiệp văn chương của tác giả Hoài Thanh. Nội dung của cuốn sách này đề cập đến rất nhiều vấn đề như nguồn gốc của thơ mới, cuộc tranh luận và so sánh giữa thơ mới- thơ cũ, vài nét về con đường phát triển Thơ mới, đặc điểm về hình thức thể loại và triển vọng trước mắt của Thơ mới; tinh thần cốt lõi của Thơ mới và hình ảnh cái tôi trong mỗi tác phẩm. Ở mỗi vấn đề, tác giả lại có những nhận định với những khía cạnh rất riêng với những ý kiến sắc sảo và tinh tế.
Mở đầu đoạn trích Hoài Thanh đưa ra để xác định Thơ mới. theo Hoài Thanh muốn hiểu được thời đại thi ca, muốn hiểu tinh thần thơ ca phải so sánh bài hay nhau. Cách xác định của tác giả mang tính khoa học bởi lẽ chỉ những câu hay mới trở thành thước đo để tính giá trị sản phẩm mà thôi. Thứ hai, căn cứ vào đại thể chứ không nhìn vào tiểu tiết. Nghĩa là phải căn cứ vào cái chung nhất. Bởi các thơi đại luôn có sự nối tiếp nhau ” hôm nay đã được phơi khai từ hôm qua trong cái mới vẫn còn rơi rớt từ cái cũ.
Tinh thần thơ mới là sự khẳng định của cái “tôi”. Để khẳng định tinh thần Thơ mới tác giả đã đưa ra những biện luận cụ thể về nội dung của chữ ” tôi”trong việc phân biệt chữ “tôi” với “ta”. Đặc điểm chung của thơ cũ là nghiêng về cái “ta”, nghiêng về ý thức cộng đồng. để làm rõ ý thức này, Hoải Thanh đã nhìn trong lối sống nói chung và nhìn trong văn học nói riêng. ” Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân chỉ có đoàn thể lớn thì quốc gia nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”. như vậy nhìn đại thể thì thơ cũ gồm cả chữ” ta”, họ cầu cứu đoàn thể để chống lại cô đơn.
Nhưng thơ mới lại nghiêng về “cái tôi”- ý thức cá nhân “dựa trên đại thể tất cả tinh thần thời nay hay tinh thần của thơ mới gồm hai trong chữ “tôi”- ý thức cá nhân của mỗi người” và khi thơ mới xuất hiện nó mang một quan niệm chưa từng thấy ở xứ sở này ” đó là quan niệm cá nhân”.
Chẳng phải nội dung xuất phát từ ý thức cá nhân mà muốn được thể hiện khát vọng tận hưởng hạnh phúc ngay giữa trần gian, ngay trong hiện tại đó sao? Và cũng xuất phát từ những ý thức cá nhân mà Xuân Diệu đã thể hiện một quan niệm sống mới mẻ, táo bạo. Chạy đua vơi thời gian để mỗi phút, mỗi giây trong cuộc đời đều có ý nghĩa. Điều đó đã được thể hiện rõ nét qua bài thơ “vội vàng”.
Thứ ba là biểu hiện và ý nghĩa của cái tôi. Đầu tiên là sự xuất hiện và tiếp nhận cái “tôi”. Trước tiên khi cái tôi xuất hiện trên văn đàm còn có rất nhiều bỡ ngỡ. nó giống như một kẻ lạc loài nơi đất khách bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. vì ta đã quen nhìn cuộc sống trong nhìn mình có cái “ta”. Bây giờ, nó xuất hiện sao tránh khỏi sự bỡ ngỡ. Nhưng theo thời gian, chữ “tôi” dần dần được chấp nhận và làm cho nó đã mất dần đi vẻ bỡ ngỡ ban đầu.
Cuối cùng tác giả đã chỉ ra một hướng lớn trong thơ mới. Đào sâu vào cái “tôi”:” đời chúng ta nằm trong vòng cái “tôi”, mất bề rộng ta đi tìm bề sâu”. “mất bề rộng” là không còn nghiêng về cái chung, cái cộng đồng của thơ cũ, còn đi tìm bề sâu nghĩa là đi tìm cái tôi, đi sâu vào ý thức cá nhân của mỗi người. Nhưng càng đi sâu thì càng lạnh. Đó chính là bi kịch của thời đại thơ mới. Tâm hồn của các thi nhân thu mình trong chữ “tôi” nên dễ cảm thấy cô đơn, vắng lạnh nên thường gọi đó là “cái tôi tội nghiệp”. Xuân Diệu nhà thơ đầy đủ nhất của thời đại ấy vậy mà chỉ nói tới cái cô đơn, khổ sở, thảm hại của cái ta trong những vần thơ của mình. Từ đó Hoài Thanh đã khái quát: ” chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn mà nhất là xôn xao đến thế.
Cách dẫn dắt, cách lập luận của tác giả càng trở nên chặt chẽ hơn khi đưa ra các ví dụ cụ thể, so sánh liên tưởng và nhất là dẫn ra những câu chuyện của Cao Bá Nha, của cô Phụ trên bến Cầm Dương có tính chất đòn bẩy để xác định nỗi thương không nơi nương tựa của những nhà thơ mới. thế đấy, nỗi buồn của thơ mới được biểu hiện như một bi kịch diễn ra ngấm ngầm. những chính trong nỗi buồn, trong sự cô đơn kia lại mang tới cho người đọc rất nhiều ý nghĩa và những phong cách thơ riêng biệt của từng người.
Bài tiểu luận có tính chặt chẽ, lập luận khoa học, lời văn của Hoài Thanh vừa sắc sảo, vừa tinh tế với giọng văn của người trong cuộc cùng những chia sẻ đúng như quan niệm của Hoài Thanh ” lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Đặc biệt những khái niệm vốn khô khan, qua những trình bày, giải thích của tác giả đã được chuyển thành những hình ảnh có thể hiểu được. các câu văn được cân chỉnh, hợp lí với giọng văn nhẹ nhàng, lôi cuốn người đọc. Chính điều này đã mang tính nhạc cho bài văn. Cách dẫn dắt đoạn văn hợp lí, logic ngôn ngữ đặc sắc, dung dị dễ hiểu mà vẫn súc tích là một trong những điều mà hiếm bài phê bình nào có thể làm được. đoạn trích đi sâu tập trung giải thích cho sự ra đời và phát triển của thơ mới. qua đó, ta cũng có thể nhìn thấy thái độ trân trọng cổ vũ của tác giả cho sự xuất hiện ý thức cá nhân trong thơ ca và tấm long của nhà thơ mới đối với toàn dân tộc.
Hoài Thanh được đánh giá là một nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học xuất sắc nhất. Cuốn sách “một thời đại trong thi ca” là tiểu luận mở đầu cho cuốn Thi nhân Việt Nam,là một trong những công trình xuất sắc nhất trong sự nghiệp văn chương của tác giả. Nội dung của cuốn sách này đề cập đến rất nhiều vấn đề như nguồn gốc của thơ mới, cuộc tranh luận ,so sánh giữa thơ mới- thơ cũ, vài nét về con đường phát triển Thơ mới, đặc điểm về hình thức thể loại và triển vọng trước mắt của Thơ mới; tinh thần cốt lõi của Thơ mới và hình ảnh cái tôi trong mỗi tác phẩm. Ở mỗi góc cạnh của vấn đề, tác giả lại có những nhận định với những khía cạnh rất riêng kèm theo những ý kiến sắc sảo và tinh tế.
Mở đầu cho đoạn trích thì tác giả đưa ra để xác định cho thơ mới, và theo như Hoài Thanh thì muốn hiểu được thời đại thi ca thì phải có sự so sánh. Cách xác định của tác giả luôn mang tính khoa học bởi vì chỉ những câu hay mới được trở thành thước đo để tính giá trị sản phẩm mà thôi. Thứ hai, căn cứ vào tổng thể chứ không thể nhìn vào tiểu tiết. Nghĩa là phải dựa vào cái chung nhất.
Tinh thần thơ mới là sự khẳng định của cái “tôi”. Để khẳng định được tinh thần Thơ mới tác giả đã đưa ra những biện luận cụ thể về nội dung của chữ ” tôi”trong quá trình phân biệt chữ “tôi” với “ta”. Nét chung của thơ cũ là thiên về cái “ta”, thiên về ý thức cộng đồng và để làm rõ ý thức này, Hòai Thanh đã nhìn trong lối sống nói chung và nhìn trong văn học nói riêng. ” Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân chỉ có đoàn thể lớn thì quốc gia nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”. Như vậy nhìn qua tất cả thì thơ cũ gồm cả chữ” ta”, họ cầu cứu đoàn thể để chống lại sự cô đơn.
Thơ mới lại nghiêng về “cái tôi” và “ý thức cá nhân ,”dựa trên đại thể tất cả tinh thần thời nay hay tinh thần của thơ mới gồm hai trong chữ “tôi”- ý thức cá nhân của mỗi người” và khi thơ mới xuất hiện nó mang một quan niệm chưa từng thấy ở xứ sở này ” đó là quan niệm cá nhân”.
Thứ ba là biểu hiện và ý nghĩa của cái tôi. Đầu tiên là sự xuất hiện và tiếp nhận của cái “tôi”. Trước tiên khi cái tôi xuất hiện trên văn đàm thì còn có rất nhiều sự bỡ ngỡ. Nó giống như một kẻ lạc loài ở nơi đất khách bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Vì chúng ta đã quen nhìn cuộc sống trong mình có cái “ta”. Bây giờ, nó xuất hiện thì làm sao lại tránh khỏi sự bỡ ngỡ. Nhưng theo thời gian, chữ “tôi” đó dần dần được chấp nhận và đã làm cho nó đã mất dần đi vẻ bỡ ngỡ của ban đầu.
Cuối cùng tác giả đã chỉ ra một hướng lớn trong phong trào thơ mới. Đi sâu vào cái “tôi”:” đời của chúng ta nằm trong vòng cái “tôi”, mất bề rộng ta lại đi tìm bề sâu”. “mất bề rộng” là không còn thiên về cái chung, cái cộng đồng của thơ cũ, còn đi tìm bề sâu chính là đi tìm cái tôi, đi sâu vào ý thức cá nhân của mỗi người. Tâm hồn của các nhà thơ thu mình trong chữ “tôi” nên luôn cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo cho nên thường gọi đó là “cái tôi tội nghiệp”. Xuân Diệu là một nhà thơ đầy đủ nhất của thời đại ấy vậy mà chỉ nói tới cái cô đơn, khổ sở, thảm hại của cái ta trong những vần thơ của mình. Từ đó Hoài Thanh đã khái quát: ” chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn mà nhất là xôn xao đến thế”.
Cách dẫn dắt và lập luận của tác giả càng trở nên chặt chẽ hơn khi đưa ra các ví dụ cụ thể, so sánh liên tưởng và nhất là dẫn ra những câu chuyện về Cao Bá Nha, của cô Phụ trên bến Cầm Dương có tính chất đòn bẩy để xác định nỗi thương không nơi nương tựa của những nhà thơ mới. Thế đấy, nỗi buồn của thơ mới được hiện lên như một bi kịch diễn ra ngấm ngầm.
Bài tiểu luận có tính chặt chẽ, lập luận rất khoa học, lời văn của Hoài Thanh vừa sắc sảo, vừa rất tinh tế với giọng văn của người trong cuộc cùng những chia sẻ đúng như quan niệm thi nhân ” lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Đặc biệt những khái niệm đó vốn khô khan, qua những trình bày, giải thích của tác giả đã được chuyển thành những hình ảnh biểu cảm. Các câu văn được cân chỉnh, hợp lí với giọng văn cuốn hút người đọc. Chính điều này đã mang được tính nhạc cho bài văn. Cách dẫn dắt đoạn văn thật hợp lí, logic ,ngôn ngữ đặc sắc, dung dị dễ hiểu mà vẫn súc tích là một trong những điều mà hiếm có bài phê bình nào có thể làm được. Đoạn trích đã đi sâu tập trung giải thích cho sự ra đời và phát triển của thơ mới. Qua đó, chúng ta cũng có thể nhìn thấy thái độ trân trọng cổ vũ của tác giả ,cho thấy sự xuất hiện ý thức cá nhân trong thơ ca và tấm lòng của nhà thơ mới đối với toàn dân tộc ta.
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1034
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » Bởi Vậy Cho Nên Khi Chữ Tôi
-
Phân Tích Vì Sao Tác Giả Nói :"chữ Tôi, Với Cái Nghĩa Tuyệt đối Của Nó ...
-
Một Thời đại Trong Thi Ca (Trích - Hoài Thanh) - Củng Cố Kiến Thức
-
Một Thời đại Trong Thi Ca - Hoài Thanh - Ngữ Văn 11
-
Tinh Thần Thơ Mới Qua Bài Một Thời đại Trong Thi Ca Của Hoài Thanh
-
Phân Tích Một Thời đại Trong Thi Ca (6 Mẫu) - Văn 11
-
Phân Tích Bài Một Thời đại Trong Thi Ca (Bài Văn Mẫu 1)
-
Soạn Bài Một Thời đại Trong Thi Ca
-
Một Thời đại Trong Thi Ca - Hoài Thanh | Tác Giả
-
SGK Ngữ Văn 11 - Một Thời đại Trong Thi Ca (trích) - Giải Bài Tập
-
Văn Mẫu Lớp 11: Phân Tích Bài Một Thời đại Trong Thi Ca Của Hoài ...
-
Một Thời đại Trong Thi Ca | Kiến Thức Wiki | Fandom
-
Soạn Bài Một Thời đại Trong Thi Ca (Hoài Thanh)
-
Phân Tích Vì Sao Tác Giả Nói: Chữ Tôi, Với Cái Nghĩa Tuyệt đối Của Nó Lại ...
-
Top 6 Bài Soạn "Một Thời đại Trong Thi Ca" Của Hoài Thanh Lớp 11 Hay ...
-
Một Thời đại Trong Thi Ca - Tác Giả Tác Phẩm – Ngữ Văn Lớp 11
-
Một Thời đại Trong Thi Ca Thuộc Thể Loại: