Sài Gòn đã Từng Có Một Cơ Ngơi Cho Người Không Nhà

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

SÀI GÒN ĐÃ TỪNG CÓ MỘT CƠ NGƠI CHO NGƯỜI KHÔNG NHÀ. Điều này mà cho cả đến ngày hôm nay - thế kỷ 21 - , Sài Gòn vẫn không phục hồi lại một cơ ngơi cho người không nhà mặc dù đã có những viện dưỡng lão cho người già do sở Thương Binh – Lao Động đảm nhiệm. Ở các nước phát triển ngoài viện dưỡng lão ra còn có những nơi tá túc, những nơi phân phát thức ăn, những nơi giặt giũ cho những người không nhà. Cho thấy, Sài Gòn, một thành phố của một quốc gia kém phát triển đã đi trước về công trình phúc lợi công cộng thuộc loại này. Asile de nuit còn gọi là Dạ lữ viện địa phương được thànhlập dưới thời chánh phủ Trần Văn Hữu nằm tại đại lộ Gallieni tức là Trần Hưng Đạo về sau. Tòa nhà với cổng chánh có 3 cạnh với nóc tựa mái chùa nằm ở giữa và hai bên là hai dãy phòng và nhà ăn để phục vụ cho những người không nhà tá túc qua đêm và có miếng ăn. Dạ lữ viện địa phương được khánh thành vào ngày 16 tháng 11 năm 1949 vào lúc 18h30 bởi thủ tướng Trần Văn Hữu và ông trường quản lý vùng Sài Gòn – Chợ Lớn. Saigon (16-11-1949) - Khánh thành Dạ lữ viện Địa phương Inauguration de l'asile de nuit au Bd GalleniGallieni le 16-11-49 à 18h30 par M. le Président Tran Van Huu et M. le Prefet de la Region Saigon-Cholon. R. 1298s Photo No. 1 Arrivée de M. Grange Nhà bếp của Dạ lữ viện Nhưng không may cho Dạ lữ viện địa phương sinh nhằm thôi loạn lạc của vùng Sài Gòn – Chợ Lớn với các vụ tranh chấp giữa lực lượng Bìnhh Xuyên và chánh phủ Ngô Đình Diệm thời gian sau đó khoảng 6 năm, cuối cùng đã bị bỏ phế. Dạ lữ viện trong vụ dẹp loạn Bình Xuyên thập niên 1950 Năm 1957, Ty cảnh sát công lộ nằm sau lưng của tòa nhà quốc hội bị thu hồi và năm 1968 dời về Dạ lữ viện địa phương làm bộ chỉ huy. Sau năm 1975, nơi này trở thành phòng cảnh sát giao thông thành phố và khu dân cư hẽm 345 vẫn mang cái tên là khu Dạ lữ viện mặc dù cơ ngơi này đã trở thành ký ức một thời của Sài Gòn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...

  • (không có tiêu đề) Đường des Moïs Đường Richaud Đường Phan Đình Phùng Ngày xưa là đường Richaud hướng Đông Bắc – Tây Nam, một trong những con đườn...
  • (không có tiêu đề) RANH GIỚI HÀNH CHÍNH ĐÔ THỊ SÀI GÒN – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  THỂ HIỆN QUA CÁC BẢN ĐỒ (GIAI ĐOẠN 1859 – 2005)  Vũ Ngọc Thành...
  • (không có tiêu đề) Đường Testard   Đường Trần Quý Cáp Đường Võ Văn Tần Đường Trần Quý Cáp xưa có tên là đường Testard nằm ở hướng Đông bắc – Tây nam ...
  • (không có tiêu đề) Đường phố, quảng trường nổi tiếng của Sài Gòn:  Đường Đồn Đất (Thái Văn Lung) Posted on   09/10/2015   bởi  timdolinghcmc@gmail.com ...
  • (không có tiêu đề) CĂN CỨ TRUYẾN TIN PHÚ LÂM (ĐÀI RA ĐA PHÚ LÂM) Xin nói trước đây không phải là công trình có giá trị như những kiến trúc của thời ...

Tìm kiếm Blog này

  • Trang chủ

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi thaoLQĐ Sinh ngày 02 tháng 3 năm 1957 tại Sài Gòn. Năm 1963 bắt đầu học tại trường Lamartine (cạnh hồ tắm Nguyễn Bỉnh Khiêm trước Sở thú). Năm 1965 học tại trường Jean Jacques Rousseau và Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Năm 1973 theo học trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ môn guitar. Đã từng công tác tại Đoàn nghệ thuật tỉnh Tiền Giang và trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật Tiền Giang. Email: thao5755@yahoo.com.vn - thao153230@gmail.com Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Lưu trữ Blog

  • ▼  2018 (68)
    • ▼  tháng 4 (6)
      • SÀI GÒN ĐÃ TỪNG CÓ MỘT CƠ NGƠI  CHO NGƯỜI KHÔNG ...
      • NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ                      1411. H...
      • SÀI GÒN CẢNH CŨ ĐƯỜNG XƯA Mỹ Phước Nguyễn Tha...
      • SÀI GÒN CẢNH CŨ ĐƯỜNG XƯA Mỹ Phước Nguyễn Tha...
      • NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ                        137...
      • BÀN VỀ BA TẤM HÌNH XƯA NHẤT CỦA TRƯỜNG CHASSEL...

truong le quy don

truong le quy don Ký ức

Người theo dõi

Báo cáo vi phạm

Từ khóa » Dạ Lữ Viện