Sai Lầm Trong Xử Lý Gạo Khiến Gạo Mất Dưỡng Chất - Thaythuocvietnam
Có thể bạn quan tâm
Chọn gạo, vo gạo, nấu cơm là những công việc thường nhật của chị em nội trợ. Tuy nhiên, công việc tưởng chừng như đơn giản và dễ làm này không phải ai cũng làm đúng mà không mắc sai lầm khiến gạo mất đi dưỡng chất. Dưới đây là những sai lầm chị em thường mắc phải khi xử lý gạo:
1. Lựa chọn gạo: Gạo phải trắng mới ngon
Những sai lầm khi xử lý khiến gạo mất chất dinh dưỡngPhần đông mọi người đều có suy nghĩ rằng gạo phải trắng mới ngon. Đồng ý là gạo trắng khi nấu cơm sẽ giúp hạt cơm trắng và nhìn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với chất lượng của nó. Bởi, gạo càng trắng thì chất dinh dưỡng trong gạo sẽ càng thấp.
Lý do, gạo trắng là do được xát đi xát lại nhiều lần, lớp màng vỏ gạo chứa các chất dinh dưỡng bị mất đi. Lúc này, hạt gạo chỉ còn lại lõi chứa bột đường. Nếu ăn nhiều loại gạo này thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp… sẽ tăng cao.
2. Vo gạo: Phải xát kỹ để đỡ bẩn
Việc vo gạo quá kỹ sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong gạoVo gạo quá kỹ, quá lâu cũng giống như việc xát gạo, sẽ khiến gạo bị mất dinh dưỡng. Nhiều người lầm tưởng phần nước đục trong gạo là phần nước bẩn nhưng thực tế đó là phần nước cám gạo, chứa nguồn vitamin B, glucid, protein, lipid, chất khoáng…
3. Không rửa tay trước khi vo gạo
Bàn tay là nơi luôn chứa nhiều vi khuẩn. Theo một nghiên cứu thì có tới 1.500 con vi khuẩn trú ngụ ở lòng bàn tay bạn. Nếu không làm sạch tay trước khi vo gạo vi khuẩn sẽ truyền từ tay đến cơm, gây nguy cơ lây nhiễm bệnh. Do đó, trước khi vo gạo, bạn cần rửa tay thật sạch để tránh vi khuẩn lan truyền tới cơm.
4. Không đong nước khi nấu
Không phải ngẫu nhiên mà nhà sản xuất nồi cơm điện lại cho 1 cốc đong gạo đi cùng xoong cơm. Cốc đong gạo có tác dụng đo lường chính xác lượng gạo và lượng nước thích hợp để cho một nồi cơm ngon dẻo. Nhưng hầu hết ít ai để ý đến mà chỉ đong gạo và nước theo cảm tính. Vì vậy để có một nồi cơm thơm dẻo, ngon miệng, chúng ta không nên bỏ qua công đoạn này nhé.
Đong nước vừa với lượng gạo làm cơm ngon hơn ( Ảnh internet)5. Nấu cơm bằng nước lạnh
Nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến gạo dễ bị trương và nát, ăn mất ngon. Đặc biệt, khi nấu cơm bằng nước lạnh, hạt gạo sẽ nở, các chất dinh dưỡng trong gạo sẽ tan vào nước và bay hơi mất.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh (Viện Dinh Dưỡng), nên dùng nước sôi để nấu cơm thay cho dùng nước lạnh, hạt cơm sẽ dẻo hơn, các chất dinh dưỡng ít bị mất hơn. Dù nấu cơm bằng nồi cơm điện thì cũng nên dùng nước sôi. Khi nấu bằng nước sôi, lớp ngoài hạt gạo co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt, vỡ.
Nếu nấu bằng bếp lửa, khi cơm sôi bạn nên vặn nhỏ lửa, đậy vung để giữ nhiệt, tránh tiếp xúc với oxy không khí – yếu tố phá hủy các vitamin trong gạo.
Cách làm này sẽ giúp vitamin B1 được giữ lại nhiều hơn đến 30% so với nấu cơm bằng nước lạnh.
Lưu ý khi bảo quản gạo Gạo cần được bảo quản tốt để tránh sự xâm nhập của các vi nấm như mycotoxin, aflatoxin gây độc hại cho cơ thể. Để bảo quản gạo tốt nhất bạn nên: – Nhặt sạch sạn và thóc ở gạo chưa vo. – Vo gạo nhanh để loại bỏ chất bẩn bên ngoài. – Cho gạo vào nước đang sôi với lượng vừa đủ, đậy vung, cắm điện. – Khi cơm gần cạn, dùng đũa đảo để tránh tình trạng nát chỗ khô. |
Thầy thuốc Việt Nam tổng hợp
Từ khóa » Khi Nấu Cơm Nếu Vo Gạo Kỹ Quá Sẽ Mất
-
Những Sai Lầm Tai Hại Khi Nấu Cơm Bà Nội Trợ Nào Cũng Mắc
-
Có Nên Vo Gạo Kỹ Khi Nấu Cơm? - VnExpress
-
Tác Hại Vo Gạo Quá Kỹ Trước Khi Nấu Cơm - AFamily
-
Những Thói Quen Sau Khi Nấu Cơm Sẽ Làm Mất Giá Trị Dinh Dưỡng Của ...
-
Có Nên Vo Gạo Kỹ Khi Nấu Cơm? | Giác Ngộ Online
-
Nấu Cơm Kiểu Này Vừa Mất Hết Chất, Vừa Rước đủ Bệnh Vào Người
-
5 Sai Lầm Khi Nấu Cơm Hầu Như Ai Cũng Mắc Phải
-
Có Nên Vo Gạo Kỹ Khi Nấu Cơm - Chào Mừng đến Với Gạo Ngon Má ...
-
Vo Gạo Kỹ Mất Hết Chất?
-
9 Sai Lầm Khi Nấu Khiến Cơm Vừa Mất Chất Vừa Gây Hại Sức Khỏe
-
Những Sai Lầm Tai Hại Khi Nấu Cơm Mà Hầu Như Chị Em Nào Cũng ...
-
7 Sai Lầm Khi Vo Gạo Nấu Cơm Làm Mất Hết Chất Bổ Và Còn Tăng Nguy ...
-
VO GẠO KỸ - THÓI QUEN SAI LẦM KHI NẤU CƠM
-
Sẽ Thế Nào Nếu ăn Cơm Nấu Từ Gạo Chưa Vo?