Sâm Lai Châu Là Gì? Đặc điểm Của Sâm Lai Châu
Có thể bạn quan tâm
Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidicus) là loài cây thuốc quý hiếm với thành phần saponin phong phú và có giá trị kinh tế cao của Việt Nam. Mặc dù là loài cây thuốc quý hiếm, có giá trị kinh tế, giá trị phòng bệnh và bồi bổ sức khoẻ cao, nhưng công tác bảo tồn và phát triển trồng quy mô hàng hoá chưa thực hiện được. Cùng Nông Sản Lai Châu tìm hiểu nay về loại sâm Lai Châu “ngàn vàng” này nhé.
Sâm Lai Châu là gì?
Sâm Lai Châu (P. Vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai) là một thứ (bậc phân loại dưới loài) của sâm Ngọc Linh. Còn được gọi là Tam thất hoang Mường Tè, Tam thất đen… Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) đây là nguồn gen đặc biệt quý hiếm đối với Việt Nam và thế giới.
Chúng có vùng phân bố hẹp, được tìm thấy ở độ cao 1.400-2.200 m trên dãy núi Pu Si Lung và lân cận (Mường Tè và Tây Sìn Hồ, giáp biên giới với Trung Quốc) và dãy núi Pu Sam Cáp nằm giữa các huyện Sìn Hồ và Tam Đường với thành phố Lai Châu. Nhiệt độ từ trung bình từ 18-20oC. Sâm Lai Châu là loài cây thuốc quý hiếm, bị đe doạ tuyệt chủng ở mức độ trầm trọng
Đặc điểm của sâm Lai Châu
Sâm Lai Châu có hình thái tương tự Sâm Ngọc Linh, thân củ có mắt đốt sole nhau, lá tròn không sẻ thùy hai mặt lá có lông, hạt có 1 chấm đen. Sâm có mùi thơm đặc trưng có vị đắng ngọt vị lưu lại rất lâu khi ăn. Tùy vào thổ nhưỡng, vùng miền địa lý mà ra nhiều hay ít đốt. Có cây sâm mọc củ, vài năm sau mới bắt đầu ra đốt, có cây mỗi năm củ mọc 2-3 đốt, có củ còn mọc thành nhiều nhánh, mỗi nhánh ra vài đốt một năm.
Hình dáng của quả Sâm có hình giống quả thận khi chín có màu hồng hay màu cam hoặc vàng. Quả Sâm cũng có nhiều tác dụng chữa bệnh.
+ Thành phần có trong Sâm Lai Châu
Củ sâm Lai Châu có thành phần saponin phong phú với 52 loại hoạt chất quý hiếm tương tự như sâm Ngọc Linh. Các kết quả định lượng bằng phương pháp cân cho thấy hàm lượng saponin toàn phần trong các mẫu sâm Lai Châu đạt khoảng 20%, kết quả định lượng saponin tổng số của sâm Lai Châu và tăng dần khi tăng số tuổi, đồng thời mẫu thu được ở tự nhiên có hàm lượng saponin tổng số (trung bình khoảng 23%) cao hơn mẫu trồng (trung bình khoảng 18,47%).
+ Công dụng của Sâm Lai Châu
Những năm gần đây, nhu cầu trong nước và Quốc tế về dược liệu có nguồn gốc từ thảo dược để điều trị bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ là rất lớn. Việc khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại được sử dụng rộng rãi. Theo một số tài liệu nghiên cứu, Sâm Lai Châu có nguồn gen đặc biệt quý hiếm đối với Việt Nam và thế giới. Tất cả bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.
Thân rễ thường được dùng làm thuốc bổ, cầm máu, tăng cường sinh lực, chống stress. Lá, nụ hoa dùng làm trà uống có tác dụng kích thích tiêu hoá, an thần. Sâm Lai Châu có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, có tác dụng gần giống với tác dụng của nhân sâm.
>> Bạn đã thưởng thức rượu sâm Lai Châu bổ dưỡng chưa?
Trong thân rễ Sâm Lai Châu có saponin “MR2” chiếm tỉ lệ lớn, đặc trưng có trong Sâm Ngọc Linh. Chính vì vậy giá trị kinh tế trên thị trường của Sâm Lai Châu rất cao. Giá thu mua 01 kg sâm tươi giá trung bình 20 triệu đồng/kg, 01 kg sâm tươi 10 tuổi giá khoảng 50 triệu đồng, những lúc khan hiếm có thể lên tới 60-70 triệu đồng/kg.
Sâm Lai Châu còn giúp tăng nội tiết tố sinh dục, tăng tạo hồng cầu, điều hòa nhịp tim, bình ổn huyết áp, tăng trí lực, thị lực. Giúp người sử dụng thêm minh mẫn; chống lão hóa, chống ôxy hóa, tăng cường dẻo dai, cải thiện sự suy nhược thần kinh
Hỗ trợ rất tốt với thuốc chữa ung thư, tăng sức đề kháng phòng các căn bệnh nguy hiểm, giúp người bệnh giảm đau đáng kể trong quá trình điều trị…
Sâm Lai Châu còn là bài thuốc chăm sóc tuyệt vời cho da: Cung cấp độ ẩm, tái tạo tế bào da, loại bỏ da chết, giúp tăng cường lưu thông máu… Được các chuyên gia nghiên cứu và đông y đánh giá là Sâm quý và giá trị hàng đầu thế giới.
+ Nơi sinh sống của Sâm Lai Châu
Nghe cái tên thôi các bạn cũng biết loại sâm này sống ở đâu đúng không. Đúng vậy, Sâm Lai Châu phân bố ở dãy núi Pu Si Lung và lân cận và dãy núi Pu Sam Cáp nằm giữa các huyện Sìn Hồ và Tam Đường với thành phố Lai Châu.
Chúng sinh sống dưới tán rừng nguyên sinh, rậm, thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng, nơi tiếp giáp giữa đai núi thấp và đai núi trung bình, trên tầng A1 của đất Humic Acrisols (ACu) phong hóa của đá phiến sét và đá silicát, giàu mùn và các chất dinh dưỡng, dưới chế độ khí hậu gió mùa nhiệt đới vùng núi, mưa hè, không có thời kỳ khô rõ rệt, nhưng có đến ít nhất 5 tháng lạnh.
Phân biệt sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh
Sâm Lai Châu ( Panax Vietnamensis var. fuscidiscus) và Sâm Ngọc Linh ( Panax Vietnamensis Ha et Grush) cùng thuộc họ Tiết Trúc Nhân Sâm:
- Cuống hoa mọc từ giữa thân dài từ 8-10cm. Cụm hoa hình cầu, bán kính 3-4 cm, hoa 5 cánh màu vàng nhạt.
- Quả dạng hạch, khi chín chuyển từ màu xanh sang màu đỏ cam, với 1 chấm đen không đều ở đỉnh quả.
- Lá hình mũi mác, mọc vòng, thường là 5 lá, (đôi khi 4-6 lá) mép lá có răng cưa, hai mặt có lông mảnh và cứng.
- Củ gồm ba phần: thân rễ, rễ củ và rễ con. Khi nhai thì đều có vị đắng nhưng hậu ngọt.
Mặc dù có nhiều điểm chung thì người sành sâm vẫn có thể phân biệt được dựa vào những khác biệt sau:
+ Phần trên mặt đất
- Điểm khác nhau nhỏ về hình thái giữa hai loài này là đĩa mật của hoa sâm Lai Châu có màu tím trong khi đĩa mật của hoa sâm Ngọc Linh có màu nhạt hơn. Mùa Hoa cũng muộn hơn sâm Ngọc Linh từ 1 – 2 tháng.
- Chiều cao trung bình của sâm tại Lai Châu cao hơn sâm Ngọc Linh và phần thân khí cũng to hơn. Lá dài hơn lá sâm Ngọc Linh.
- Khi nhai thì lá sâm Ngọc Linh có hậu ngọt hơn và thơm hơn.
- + Phần dưới mặt đất:
Thân rễ sâm tại Lai Châu thường ngắn có màu xanh, phần rễ củ màu vàng nhạt ( hơi trắng) phát triển có xu hướng hình củ cải và to hơn sâm Ngọc Linh.
Khi cắt phần thân rễ, thì cả hai loại đều có lõi màu vàng, vòng tím ở bên ngoài. Lát cắt rễ củ sâm Ngọc Linh ( Panax Vietnamensis Ha et Grush) thường có màu vàng tươi trong khi rễ củ sâm Lai Châu ( Panax Vietnamensis var. fuscidiscus) có vòng tròn tím nhạt bên ngoài.
Lưu ý:
Để phân biệt sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu cũng không quá khó, tuy nhiên cũng có những củ sâm tại Lai Châu rất giống sâm Ngọc Linh, giống đến nỗi những người sành sỏi cũng khó có thể phân biệt được.
Khi ngửi thì sâm Ngọc Linh có mùi thơm mát, dễ chịu. Còn sâm Lai Châu thì không được thơm bằng, thậm chí hơi ngái. Khi nhai, sâm Ngọc Lình chắc, giòn sâm hơn và vị không đắng bằng, hậu ngọt và thanh thoát. Cho nên nếu được ăn thì người có kinh nghiêm sẽ phân biệt được chính xác mà không cần tốn tiền và thời gian kiểm định nữa.
Lời kết
Bài viết trên đây Nông Sản Lai Châu đã giới thiệu chi tiết về Sâm Lai Châu quý hiếm ngàn vàng rất được ưa chuộng hiện nay. Với những công dụng tuyệt vời, giá trị dinh dưỡng cao, sâm ngọc linh mang lại giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, người dùng cần sử dụng Sâm Lai Châu chính hiệu để đảm bảo được chất lượng.
Từ khóa » Cây Giống Sâm Lai Châu
-
Sâm Lai Châu: Nhiều Tiềm Năng Và Triển Vọng Phát Triển
-
Họp định Hướng Phát Triển Cây Sâm Lai Châu
-
Thử Nghiệm Trồng Sâm Lai Châu Dưới Tán Rừng
-
Cây Giống Sâm Lai Châu (1 Năm Tuổi) – Htxsamlaichau
-
Triển Vọng Mô Hình ươm Cây Giống Sâm Lai Châu
-
Triển Vọng Cây Sâm Lai Châu
-
Sâm Lai Châu - Từ Tâm Pharma
-
Nghiên Cứu Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Và Trồng Cây Sâm Lai ...
-
Nỗ Lực Ngăn Cây Sâm Lai Châu Tuyệt Chủng - Báo Giáo Dục Thời đại
-
Nghiên Cứu Các Giải Pháp Kỹ Thuật Tăng Năng Suất Và Chất Lượng ...
-
VIỆN NGHIÊN CỨU LÂM SINH Silviculture Research Institute (SRI)
-
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN - VNU
-
Sâm Lai Châu - Đồ Tây Bắc Food