Sâm Ngọc Linh: “Nhân Sâm” Quý Báu Của Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Tổng quan về sâm Ngọc Linh
- Đôi nét về dược liệu sâm Ngọc Linh
- Sâm Ngọc Linh có mấy loại?
- Sâm Ngọc Linh có tác dụng gì?
- Cách sử dụng sâm Ngọc Linh
- Sâm Ngọc Linh ngâm mật ong
- Rượu sâm Ngọc Linh
- Các bài thuốc từ sâm Ngọc Linh
- Sử dụng sâm Ngọc Linh cần lưu ý điều gì?
Từ lâu, họ hàng nhà “sâm” đều được y học đánh giá là thảo dược có vô vàn tiềm năng quý báu đối với sức khỏe con người. Ngày nay, quần thể này đa dạng với nhiều loài phân bố ở khắp thế giới. Khi nhắc đến nhân sâm Việt Nam phải nói đến sâm Ngọc Linh – loài thực vật bản địa có giá trị lớn về mặt y học. Mời quý độc giả cùng Bác sĩ Y học cổ truyền Phạm Lê Phương Mai khám phá những lợi ích bất ngờ từ sâm Ngọc Linh nhé.
Tổng quan về sâm Ngọc Linh
Thông tin chung1
- Tên gọi khác: sâm khu năm (K5), thuốc dấu (Xê-đăng), sâm Việt Nam…
- Tên khoa học: Panax vietnamensis Ha et Grushv.
- Chi Panax L., họ Nhân Sâm (Araliaceae), hay còn gọi là họ Ngũ gia bì.
Lịch sử và nguồn gốc
Trong số các loài đã biết của chi Panax L, Việt Nam có 3 loài mọc tự nhiên và một loài nhập trồng.1 Thuở ban đầu, loài này chỉ được xem như loại củ dại mà đồng bào dân tộc Xê Đăng sử dụng để chữa bệnh hoặc chế thuốc bổ, tăng sức khỏe khi đi rừng.2
Cho đến năm 1985, sâm Việt Nam được công bố là loài hoàn toàn mới trong giới khoa học. Hiện nay, loài được phát hiện chủ yếu ở vùng núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, tên gọi sâm Ngọc Linh có thể là bắt nguồn từ điều này. Để phát triển, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm nhân giống loài này trồng ở các khu vực khác như Sapa, Đà Lạt…1
Đặc điểm sinh trưởng1
Là loài cây thảo đặc biệt ưa ẩm, ưa bóng với nhiệt độ không khí trung bình từ 15 – 18°C. Thường mọc thành từng đám nhỏ dưới tán rừng kín thường xanh của cây lá rộng hay lá kim…
Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè, ra hoa quả hàng năm thường vào tháng 5 – 10. Loài thực vật này có khả năng tái sinh từ hạt tốt và thường trồng 4 – 7 năm mới thu hoạch dược liệu. Mùa đông cũng là thời điểm tốt nhất thu hoạch phần thân rễ của sâm.
Bộ phận dùng
Thân rễ và rễ củ.
Đôi nét về dược liệu sâm Ngọc Linh
Mô tả cây sâm Ngọc Linh1
Thuộc thực vật thân thảo, thẳng đứng, chiều cao khoảng 40 – 80 cm, sống lâu năm. Ngoài ra, cây còn có nhiều vết sẹo do thân khí sinh tàn lụi hàng năm để lại. Vỏ ngoài màu nâu nhạt, bên trong ruột trắng ngà, phần cuối đôi khi có một củ hình cầu.
Các bộ phận của sâm Ngọc Linh1
Lá sâm Ngọc Linh gồm 2-4 lá kép chân vịt mọc vòng. Riêng từng lá kép có 5 lá chét, dạng hình trứng ngược hoặc hình mác dài 10-14cm, rộng 3-5cm. Gốc lá hình nêm, đầu thuôn dài, mép có khía răng nhỏ.
Thân khí sinh: Mảnh, mọc thẳng đứng, gồm 2 – 4 lá kép chân vịt mọc vòng. Riêng từng lá kép có 5 lá chét, dạng hình trứng ngược hoặc hình mác dài 10 – 14 cm, rộng 3 – 5 cm. Gốc lá hình nêm, đầu thuôn dài, mép có khía răng nhỏ.
Thân rễ: Thân rễ nạc, dài 30 – 40 cm, mọc bò ngang như củ gừng, có nhiều đốt, không phân nhánh. Vỏ ngoài màu nâu nhạt, bên trong ruột trắng ngà.
Củ (rễ củ): Phần cuối thân rễ đôi khi có một củ hình cầu.
Hoa: Cụm hoa màu lục vàng, mọc thành tán đơn ở ngọn thân, với cuống dài. Đài hoa có 5 răng, nhị 5, chỉ nhị hình sợi, bầu thượng, 1 ô. Quả dạng hạch, hình trứng, màu đỏ sau chuyển dần sang đen. Bên trong chứa hạt hình thận màu trắng có vân.
Hiện chưa có tài liệu ghi nhận công dụng của hoa sâm Ngọc Linh.
Bộ phận làm thuốc và giá trị của dược liệu
Thực tế, người ta thường sử dụng bộ phận thân rễ và rễ củ của sâm Ngọc Linh làm dược liệu chữa bệnh.1 Đặc biệt, dựa vào số nốt sẹo trên đầu củ mà có thể ước tính tuổi của sâm. Phải mất ít nhất 3 năm tuổi mới xuất hiện một sẹo.3
Theo đó, số lượng nốt sần càng nhiều thì sâm càng quý và hàm lượng dưỡng chất càng cao.4 Các nhà y học cổ truyền cho rằng, khi nếm nhân sâm Việt Nam, vị đầu tiên là đắng, hậu vị vẫn là đắng.5
Thân rễ và củ sâm được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Còn tác dụng của lá sâm Ngọc Linh thì được dùng làm trà sâm thảo mộc.6 7
Nhu cầu sử dụng dược liệu này hiện nay để làm thuốc, bồi bổ cơ thể là rất lớn. Đây vừa là cơ hội để sâm Ngọc Linh chứng minh vị thế, vừa đặt ra những thách thức cho các nhà khoa học trong việc bảo tồn và nhân giống loài.
Có thể nhận thấy sự nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ và địa phương khi ban hành nhiều chính sách khuyến khích bảo tồn và phát triển thực vật quý hiếm này.
Thành phần của sâm Ngọc Linh
Lý do mà sâm Ngọc Linh được đánh giá cao so với nhiều thực vật khác chính là nhờ vô vàng hoạt chất giá trị, bao gồm:
- Thành phần saponin vượt trội: gồm khoảng 49 – 52 loại saponin, trong đó có 25 – 26 loại đã biết. Còn lại là những loại có cấu trúc mới chưa từng được công bố, được gọi chung là vina-ginsenoside-R1-R24.1 2 Theo đó, hàm lượng saponin được xác định là dồi dào hơn những loại sâm đến từ Hàn Quốc, Mỹ…1
- Bên cạnh hoạt chất chính, thực vật này còn chứa khoảng 17 loại acid amin, 20 loại vi khoáng chất, tinh dầu (0,1%) và 17 loại acid béo (0,53%)…2
Sâm Ngọc Linh có mấy loại?
1. Sâm Ngọc Linh rừng
Đây là những cây sâm Ngọc Linh mọc hoang dã trên đỉnh núi Ngọc Linh. Không chịu sự can thiệp, tác động của con người vào quá trình sinh trưởng, phát triển và môi trường sống. Hàm lượng dược tính cao. Rất quý hiếm và luôn được tìm kiếm.
2. Sâm ngọc linh trồng
Để giúp nhiều người có cơ hội được sử dụng loại sâm quý, đồng thời bảo vệ nguồn gen sâm quý của Việt Nam, Chính phủ đã có đề án phát triển vùng trồng sâm Ngọc Linh ở một số khu vực như Huyện Nam Trà My, Quảng Nam và Tu Mơ Rông Kon Tum.
Ngoài ra cũng có 1 số các cá nhân, tập thể trồng sâm Ngọc Linh dựa trên cây giống có sẵn trong tự nhiên hoặc nhân giống trên kỹ thuật của các công trình nghiên cứu. Sâm Ngọc Linh trồng có nhiều mức giá khác nhau, tùy vào năm tuổi, hình dáng, trọng lượng sâm.
Về cơ bản, giá của sâm Ngọc Linh được trồng sẽ thấp hơn sâm tự nhiên rất nhiều nên nhiều người có cơ hội được tiếp cận và sử dụng. Dù khác biệt về giá nhưng tác dụng đối với sức khỏe của loại tự nhiên và được trồng không có nhiều chênh lệch.
Sâm Ngọc Linh có tác dụng gì?
Đối với hệ thần kinh
Những nghiên cứu và dữ liệu chứng minh cho các ảnh hưởng của sâm Ngọc Linh lên hệ thần kinh:
- Tài liệu ghi nhận, sử dụng dược liệu liều thấp (10 – 100 mg/kg) có thể kích thích thần kinh, cải thiện các vận động thể lực và trí lực rõ rệt, điều hòa não bộ khi bị rối loạn phản xạ… Ngược lại, liều cao (0.5 – 2 g/kg) sẽ thể hiện quá trình ức chế thần kinh trung ương.1 2
- Vị thuốc có khả năng chống trầm cảm với liều uống 200 mg/kg/lần hoặc 50 – 100 mg/kg/ngày ở chuột nhắt trắng.1
- Majonoside–R2 có trong thảo dược giúp phục hồi các rối loạn chức năng do stress gây ra như viêm dạ dày, giảm khả năng miễn dịch, mất ngủ…2
Tăng cường sinh lực
Hiện nay, nhiều bằng chứng mới về tiềm năng của sâm Ngọc Linh đối với sức đề kháng ở người:2
- Với liều (5 – 100 mg/kg) được ghi nhận có cơ chế tác động tương tự như sâm Triều Tiên. Nghĩa là làm gia tăng khả năng dùng chất nền lipid năng lượng cao, đồng thời hạn chế dùng nguồn hydratcacbon.
- Trong thí nghiệm ở chuột, dược liệu làm tăng sinh lực, chống lại sự mệt mỏi, hồi phục năng lượng và sức lực.
Hồi phục máu và sinh lý
Trong thực nghiệm làm giảm hồng cầu và bạch cầu ở động vật, sâm Ngọc Linh thể hiện khả năng làm phục hồi đáng kể số lượng tế bào máu đã giảm.1
Ngoài ra, dược liệu này còn hỗ trợ tăng cường nội tiết tố sinh dục.1 Điều này thể hiện rõ ở đối tượng suy nhược sinh dục, giảm ham muốn, thông qua việc kích thích hoạt động này của não bộ.2
Kháng khuẩn và chống viêm
Nhiều ý kiến đồng tình về khả năng chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt ở vùng hầu họng do chủng Streptococcus gây ra.1 Hơn thế, sâm Ngọc Linh còn có tác động hiệp lực với một số kháng sinh thông dụng như Erythromycin, Ampicillin, Tetracyclin, Bactrim… Đồng thời không gây ảnh hưởng lên hệ lợi khuẩn ở ruột.2
Tác động ở những hệ cơ quan khác
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, sâm Ngọc Linh còn mang lại lợi ích phong phú ở nhiều hệ cơ qua khác. Chẳng hạn như:2
- Điều hòa hoạt động hệ thống tim mạch, hỗ trợ điều trị bệnh lý hạ huyết áp. Với liều 50 – 500 mg/kg, dược liệu thể hiện tác động ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Theo cơ chế giảm cholesterol huyết, giảm lipid toàn phần và lipoprotein, tăng hàm lượng HDL.
- Với tế bào gan, chiết xuất từ sâm có thể bảo vệ chúng trước những yếu tố gây hại.
- Với hệ hô hấp, các hoạt chất trong sâm hỗ trợ thông suốt đường thở. Kết hợp với khả năng làm loãng đờm trong các bệnh lý phế quản và phổi cũng như ngăn chặn sự tái phát của các cơn hen.
- Bước đầu, loại sâm này được chứng minh trên thực nghiệm về khả năng hạ đường huyết của với liều 50 mg/kg. Ngoài ra, nó còn được nhận xét có tác dụng hiệp lực đối với thuốc điều trị đái tháo đường.
Sâm Ngọc Linh và y học dân gian
Trong Đông y, sâm Ngọc Linh có vị đắng, mùi thơm nhẹ. Công dụng đa dạng bao gồm: kích thích hoạt động, tăng trí nhớ, phục hồi chức năng cơ quan của cơ thể, tăng sự thích nghi của cơ thể đối với yếu tố độc hại…1
Cách sử dụng sâm Ngọc Linh
Thực tế, sâm Ngọc Linh có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp cùng nhiều loại thảo dược khác. Đặc biệt là nhóm thuốc bổ khí, bổ huyết… Liều trung bình là 2 – 6 g/ngày dưới dạng thuốc thang, bào chế dạng viên, siro…5
Ngoài ra, hiện này có đa dạng chế phẩm chứa sâm Ngọc Linh trong thành phần như Tinh sâm quy Ngọc Linh, Sâm quy mật ong, chè sâm – đinh lăng, sâm cốt giao, viên ngậm sâm Việt Nam “Vinagiseng”…3 5
Sâm Ngọc Linh ngâm mật ong
Có thể thấy, sâm Ngọc Linh không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, mà còn có nhiều cách sử dụng khác nhau. Trong đó, sâm Ngọc Linh tẩm mật ong là sự kết hợp có thể mang đến nhiều hiệu quả tuyệt vời. Đây được xem là một trong những cách sử dụng Sâm Ngọc Linh tốt nhất.
Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách ngâm sâm Ngọc Linh với mật ong đúng chuẩn nhé:
Bước 1: Chọn mua sâm Ngọc Linh và mật ong
Bạn nên lựa chọn những củ sâm to được trồng. Hoặc sâm tự nhiên đạt 5 năm tuổi trở lên. Bạn nên chọn mua ở những cửa hàng uy tín để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng. Ngoài ra, mật ong cũng phải chọn loại mật ong rừng, tự nhiên, và nguyên chất.
Bước 2: Rửa sâm Ngọc Linh
Bạn có thể sử dụng vòi nước thông thường hoặc máy xịt rửa chuyên dụng để rửa sâm. Lưu ý rửa thật sạch các kẻ đất cát bám ở các ngóc ngách củ sâm.
Bước 3: Để sâm ráo nước
Sau khi rửa sạch, bạn có thể dùng khăn khô sạch thấm nước hoặc bật quạt đến khi sâm ráo nước. Sau đó thái sâm thành từng lát mỏng. Thái lát dày 0,1 – 0,2 cm hình tròn theo thân củ sâm (giống như thái lát khoai tây).
Bước 4: Làm khô lát sâm rồi ngâm
- Sấy khô hoặc phơi các lát sâm cho giảm nước xuống 50%. Sau đó cho các lát sâm vào bình thủy tinh khô sạch.
- Từ từ rót mật ong nguyên chất cho đến khi ngập toàn bộ lượng sâm trong bình.
- Dùng vải thoáng hoặc khăn màn đậy miệng bình và để nơi khô thoáng. Mỗi ngày đảo đều sâm với mật ong đến khi bình không còn bọt. Khi bình sâm không còn bọt dùng nắp đậy vặn chặt.
Quá trình ngâm sâm Ngọc Linh mật ong có thể mất nhiều thời gian và công sức, nhưng sản phẩm sau đó đôi khi không được như mong đợi. Bạn có thể mua sâm Ngọc Linh mật ong của các thương hiệu uy tín để sử dụng và chăm sóc sức khỏe của mình.
Chú ý: Trong quá trình ngâm xuất hiện nổi bọt, bạn cần hớt bọt để tránh bị chua. Sau khoảng thời gian 1 – 3 tháng trở lên là có thể dùng được.
Rượu sâm Ngọc Linh
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Nên chọn của sâm Ngọc Linh tươi, 10 năm tuổi trở lên, có gốc to và nhiều rễ để ngâm rượu.
Ngâm rượu sâm Ngọc Linh trong bình thủy tinh trong suốt có nắp đậy và kích thước vừa vặn với củ sâm.
Cách làm rượu sâm Ngọc Linh
Bước 1: Rửa sạch củ sâm Ngọc Linh. Chú ý các thao tác rửa cần nhẹ nhàng để không làm xước hay đứt rễ sâm.
Bước 2: Để sâm ráo nước rồi cho vào bình thủy tinh. Chú ý xếp theo chiều dọc của củ sâm.
Bước 3: Đổ rượu cho tới khi rượu ngập toàn bộ củ sâm. Đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời.
Ngâm tối thiểu 100 ngày.
Các bài thuốc từ sâm Ngọc Linh
Bài thuốc Sâm quy dưỡng lực chứa sâm Ngọc Linh và Đương quy, có thể gia thêm một số vị thuốc bổ khác. Có tác dụng bổ khí huyết, tăng cường sức lực và hệ miễn dịch.
Sâm Ngọc Linh phối hợp với Đinh lăng cũng có tác dụng bổ khí, tăng cường sinh lực.
Sâm cốt giao là sự kết hợp giữa sâm Ngọc Linh và xương động vật. Có thể đem hầm hoặc nấu thành cao. Có tác dụng bổ khí huyết, bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe.
Hoặc sử dụng độc sâm như viên ngậm chứa sâm Ngọc Linh hoặc ngâm thành rượu 20° uống mỗi lần 10 ml, ngày 2 lần.
Sử dụng sâm Ngọc Linh cần lưu ý điều gì?
Những người không nên dùng sâm Ngọc Linh
Dù là thảo dược tự nhiên lành tính và an toàn cho sức khỏe nhưng cũng vẫn có vài đối tượng cần lưu ý khi sử dụng sâm Ngọc Linh. Theo TS.BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, những đối tượng sau đây không được khuyến khích dùng sâm Ngọc Linh:8
- Đối tượng có thể trạng đặc biệt.
- Những người mắc bệnh tim mạch. Bởi vị thuốc có thể làm tăng huyết áp, tim đập mạnh hơn, gây mệt mỏi.
Lưu ý khác
Ngoài ra, chuyên gia cũng khuyến cáo một số trường hợp mua phải dược liệu không thật. Chẳng hạn như:
- Mua phải “xác sâm”, nghĩa là sâm Ngọc Linh thật nhưng đã bị chiết hết hoạt chất.
- Loại củ khác giả sâm như củ cải… dễ dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc.
- Rượu ngâm sâm kém chất lượng, không đảm bảo nguồn gốc làm tăng nguy cơ gây hại cho cơ thể.
Quả thực, sâm Ngọc Linh là loại thuốc quý báu, mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Điều này đã được chứng minh qua kinh nghiệm dân gian cũng như bằng chứng khoa học. Tuy nhiên, mỗi người có cơ địa khác nhau, vì thế hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để đạt được hiệu quả rõ ràng hơn.
Từ khóa » Hình Dáng Củ Sâm Ngọc Linh
-
Hình ảnh Cây Sâm Ngọc Linh Thật Như Thế Nào?
-
Hình ảnh Sâm Ngọc Linh để Phân Biệt Thật - Giả - BluSaigon
-
Sâm Ngọc Linh - Giá Bán, Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả Nhất
-
Hình ảnh Minh Chứng Sống động Cho Sâm Ngọc Linh Thật
-
Tìm Hiểu Sâm Ngọc Linh - Công Dụng, Giá Bán, Địa Chỉ Mua Uy Tín ...
-
Sâm Ngọc Linh - Thành Phần, Công Dụng Và Địa Chỉ Mua Uy Tín
-
Báu Vật Sâm Ngọc Linh - TTXVN
-
Tác Dụng, Cách Dùng, Giá Bán Và Cách Phân Biệt Sâm Ngọc Linh Thật ...
-
Sâm Ngọc Linh - Công Dụng, Cách Dùng, Phân Biệt Thật Giả Và ...
-
Sâm Ngọc Linh – Báu Vật Cho Sức Khỏe, Mua ở đâu?
-
Sâm Ngọc Linh Và Kỹ Nghệ Làm Giả Siêu đẳng - Kon Tum
-
Sâm Ngọc Linh Có Tác Dụng Gì Trong đời Sống Hằng Ngày?
-
“Bức Tranh Hỗn Loạn” Về Giá Sâm Ngọc Linh