Sán Lá Gan: Triệu Chứng, điều Trị Và Cách Ngăn Chặn - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Sán lá gan là gì?
- 2. Những ai có nguy cơ bị nhiễm bệnh?
- 3. Sán lá gan diễn tiến như thế nào trong cơ thể?
- 4. Triệu chứng là gì?
- 5. Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
- 6. Điều trị
- 7. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn tình trạng này?
Sán lá gan là ký sinh trùng gây bệnh ở người và một số động vật. Sán này không lây từ người sang người. Thay vào đó, người và động vật bị nhiễm do ăn phải thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm sán.
1. Sán lá gan là gì?
Sán lá gan là loại ký sinh sống trong ống mật và gan của động vật bị nhiễm bệnh. Những ký sinh trùng này gây ra một bệnh ở người, gia súc và cừu. Nó có thể lây nhiễm ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng chúng phổ biến nhất ở các nước đang phát triển. Chỉ có một vài trường hợp bệnh được báo cáo tại Hoa Kỳ. Mọi người chỉ có thể bị nhiễm bệnh do uống nước hoặc ăn cá từ những nơi có sán. Bệnh không lây từ người này sang người khác. Một số người nhiễm bệnh thậm chí có thể không nhận ra họ đang bị nhiễm. Sau khi vào cơ thể, nó có thể sống trong cơ thể của một người trong 20 đến 30 năm nếu không được điều trị.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: 5 dấu hiệu để dễ dàng nhận biết con bạn đã bị nhiễm giun kim
2. Những ai có nguy cơ bị nhiễm bệnh?
Con người thường bị nhiễm sán lá gan thông qua các cách sau:
- Sử dụng cá nước ngọt bị nhiễm sán
- Ăn rau nước ngọt, chẳng hạn như cải xoong
- Uống nước bị nhiễm sán.
- Rửa rau hoặc trái cây với nước bị nhiễm sán
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nhiễm ký sinh trùng: Dấu hiệu và những điều cần biết.
3. Sán lá gan diễn tiến như thế nào trong cơ thể?
Tên khoa học của loài này là Fasciola và căn bệnh mà chúng gây ra được gọi là bệnh sán lá gan. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã xác định hai loại sán lá có thể lây nhiễm cho người: Fasciola hepatica và Fasciola gigantica. Một người có thể bị nhiễm sán và chúng sống trong cơ thể nhưng không bao giờ phát triển thành bệnh. Những người khác có thể phát triển bệnh sau nhiều năm sau nó xâm nhập vào cơ thể họ.
4. Triệu chứng là gì?
Như đã nói, một người có thể không biết họ bị nhiễm sán lá gan. Một số bác sĩ cũng có thể không chẩn đoán ra tình trạng này. Bởi vì các triệu chứng của bệnh cũng tương tự như nhiều tình trạng nhiễm kí sinh trùng khác. Tuy nhiên, không giống như một số ký sinh trùng và bệnh khác, bệnh này không lây truyền từ người sang người. Một số triệu chứng có thể gặp khi nhiễm:
-
Đau bụng
Khi ở trong cơ thể con người, chúng di chuyển từ ruột đến gan. Để chúng xâm nhập vào gan, sán lá gan phải chui qua bao gan, gây đau ở hạ sườn bên phải. Hoặc chúng có thể chui vào ống mật làm ống mật bị tắc nghẽn, và cũng gây ra những cơn đau quặn mật, vàng da.
-
Buồn nôn, nôn và tiêu chảy
Một người có thể bị buồn nôn, nôn và tiêu chảy trong giai đoạn đầu nhiễm sán hoặc trong trường hợp các ống dẫn mật bị tắc do sán chui vào. Những triệu chứng này có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
-
Sút cân
Ngoài buồn nôn, một người có thể cảm thấy chán ăn. Mất cảm giác ngon miệng có thể gây sút cân nếu bệnh kéo dài theo thời gian.
-
Nổi ban
Hệ thống miễn dịch thường phản ứng với sán lá gan, khiến những ban ngứa xuất hiện trên cơ thể. Triệu chứng này khá phổ biến nhất là trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng khi sán lá gan đào vào gan.
-
Sốt
Sốt là triệu chứng phổ biến nhất trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng và khi các ống mật bị tắc do sán.
-
Cảm giác khó chịu
Khó chịu là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một cảm giác chung hoặc tổng thể về cảm giác không tốt. Cũng như một số triệu chứng khác, khó chịu khá phổ biến nhất trong giai đoạn đầu. Nhất là trong thời gian các ống dẫn mật bị chặn. Giữa các giai đoạn, cảm giác khó chịu này thường biến mất.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Ngứa ngáy không dứt, không thể xem thường!
5. Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Có thể khó xác định nếu một người có sán lá gan. Vì tình trạng này phổ biến hơn ở những người ở các nước đang phát triển sống gần gia súc. Nên ở những khu vực này, bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh tốt hơn. Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, có thể khó chẩn đoán hơn vì sán lá gan ít phổ biến hơn. Nếu một người đã đi đến một khu vực có nguy cơ cao gặp sán lá gian. Hãy đi gặp bác sĩ nếu gặp bất kỳ triệu chứng đã nêu trên. Trước tiên, bác sĩ có thể sẽ cần phải loại trừ các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác có triệu chứng tương tự. Để chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu phân để làm xét nghiệm tìm trứng sán trong phân.
6. Điều trị
Một loại thuốc gọi là triclabendazole thường được sử dụng để điều trị nhiễm sán lá gan. Vì thuốc này có hiệu quả tiêu diệt sán lá gan và trứng của chúng. Các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc giảm đau, có thể được sử dụng để điều trị một số triệu chứng như đau và tiêu chảy. Phẫu thuật có thể là cần thiết trong những trường hợp khi viêm đường mật, sán chui vào ống mật trong gan và phát triển.
7. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn tình trạng này?
Bạn có thể giúp ngăn ngừa nhiễm sán lá gan bằng cách:
- Nấu chín tất cả các loại rau được trồng gần gia súc và cừu.
- Nấu chín thức ăn, nhất là loại thủy hải sản nước ngọt và không ăn chúng khi còn sống.
- Đun sôi nước, không uống nước trực tiếp từ một con suối gần nơi gia súc và cừu sống.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sử dụng thuốc xổ giun Fugacar (mebendazol) như thế nào?
Mặc dù sán lá gan nghe có vẻ đáng báo động. Nhưng chúng không phải là mối đe dọa phổ biến ở hầu hết các khu vực phát triển trên thế giới. Các biện pháp phòng ngừa đơn giản, chẳng hạn như không uống nước không được xử lý và nấu chín thức ăn, rau được trồng gần các khu vực có nguy cơ, có thể giữ cho một người không bị nhiễm trùng. Nếu phát triển các triệu chứng nhiễm sán lá gan, điều quan trọng là phải đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Bác sĩ Lê Hoàng Ngọc Trâm
Từ khóa » Hình ảnh Con Sán Lá Gan
-
Bệnh Sán Lá Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán
-
Sán Lá Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị | Vinmec
-
Bệnh Sán Lá Gan ở Người Có Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Sán Lá Gan Và Cách Phòng Tránh
-
Sán Lá Gan: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phương Pháp điều Trị
-
Bệnh Sán Lá Gan Nguy Hiểm Như Thế Nào
-
Sán Lá Gan Lớn - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Sán Gan: Nguyên Nhân, Triệu ... - Trung Tâm Xét Nghiệm BMT
-
Bệnh Sán Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
-
Sán Lá Gan Nhỏ Clonorchis Sinensis - Health Việt Nam
-
Bệnh Nhân Bất Ngờ Khi Thấy Hình ảnh Sán Lá Gan Di Chuyển Trong ...
-
Biểu Hiện Của Bệnh Sán Lá Gan Cần Phải Biết
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Sán Lá Gan Lớn ở Người