Săn Trộm Tê Giác, Bị Voi Giết Chết, Sư Tử ăn Thịt - Tiền Phong
Sự cố xảy ra sau khi một người đàn ông vào vườn quốc gia Kruger hôm 1/4 cùng 4 người khác để săn tê giác.
Một con voi bất ngờ tấn công người đàn ông, giết chết anh ta, còn 4 người đi cùng đưa xác nạn nhân ra đường đi để người qua đường có thể tìm thấy nó vào buổi sáng rồi họ biến mất khỏi vườn quốc gia, CNN dẫn lời cảnh sát địa phương nói.
Phần còn lại của người săn trộm. Ảnh: CNNTối 2/4, những người săn trộm đi cùng thông báo cho gia đình người đàn ông về vụ việc; một đội tìm kiếm được thành lập để tìm xác. Kiểm lâm sục sạo trên mặt đất trong khi cảnh sát dùng máy bay trực thăng tìm kiếm từ trên cao. Nhưng trời tối cản trở quá trình tìm kiếm.
Sáng 4/4, thêm nhân viên kiểm lâm tham gia tìm kiếm và cuối cùng cảnh sát tìm thấy phần còn lại của xác người đàn ông.
“Các chỉ dấu ở hiện trường cho thấy một đàn sư tử đã ăn xác, chỉ để lại xương sọ và chiếc quần”, cảnh sát thông báo.
“Vào vườn quốc gia Kruger một cách trái phép và đi bộ là không khôn ngoan vì có nhiều nguy hiểm. Vụ việc này là một minh chứng”, giám đốc điều hành của vườn quốc gia - ông Glenn Phillips cảnh báo.
"Thật đau buồn khi phải chứng kiến cảnh các con gái của người quá cố khóc thương cha mình và một điều tồi tệ nữa là chỉ có thể lấy lại một phần rất nhỏ thi thể của ông ấy”, ông Phillips nói.
Một con sư tử trong vườn quốc gia Kruger. Ảnh: VQG Kruger.Cảnh sát Nam Phi bắt 3 người săn trộm cùng nạn nhân và tiếp tục điều tra vụ việc.
Họ xuất hiện trước toà hôm 5/4 với cáo buộc tàng trữ súng đạn mà không có giấy phép, âm mưu săn trộm và xâm nhập khu vực cấm. Thẩm phán quyết định rằng, họ sẽ tiếp tục hầu toà trong tuần này và có thể làm thủ tục bảo lãnh.
Súng đạn của 3 người săn trộm bị bắt. Ảnh: Cảnh sát Nam Phi.Sừng tê giác đắt hơn ma tuý
Người ta săn tê giác châu Phi, đặc biệt là tê giác đen để lấy sừng vì nhiều người mua ở phương Đông có niềm tin không có căn cứ khoa học rằng sừng tê có tác dụng chữa bệnh và tăng cường sinh lực nam giới. Vì thế, ở một số nước, sừng tê giác đắt hơn cocain.
Theo vườn quốc gia Kruger, thế giới có khoảng 65.000 con tê giác đen vào năm 1970, nhưng chỉ còn 2.400 con vào năm 1995.
Tê giác đen bị săn bắn đến mức cực kỳ nguy cấp. Ảnh: WWF.Nhờ các nỗ lực bảo tồn, thế giới hiện có khoảng 5.000 con tê giác đen, chủ yếu ở Nam Phi, Namibia, Kenya và Zimbabwe.
Thái AnTừ khóa » Trộm Sừng Tê Giác
-
Nạn Săn Trộm Tê Giác Gia Tăng Trở Lại ở Nam Phi - Báo Nhân Dân
-
Cưa Bỏ Sừng để... Cứu Tê Giác - Tuổi Trẻ Online
-
Giải Quyết Khủng Hoảng Săn Trộm Tê Giác Từ Cả 2 Phía > WCS Vietnam
-
Nạn Săn Trộm Tê Giác Tăng Trở Lại Tại Nam Phi - Hànộimới
-
Sừng Tê Giác Sẽ được Bơm Chất Phóng Xạ để Chống Săn Trộm?
-
Tận Mắt Xem Cưa Sừng Tê Giác Châu Phi để Tránh Bị Săn Trộm
-
Buôn Bán Sừng Tê Giác Quan điểm Của Chúng Tôi Về Hợp Pháp Hóa ...
-
Tiêm Chất độc Vào Sừng Tê Giác để Chống Săn Trộm
-
Thế Giới Sẽ Ngập Tràn Sừng Tê Giác Giả Làm Từ Lông Ngựa?
-
Tình Hình Buôn Bán Bất Hợp Pháp Sừng Tê Giác Tại Việt Nam
-
Hoạt động Quảng Cáo, Rao Bán Sừng Tê Giác Trên Mạng Có Dấu Hiệu ...
-
Việt Nam Xử Lý Nghiêm đối Với Tội Phạm Buôn Bán Sừng Tê Giác
-
Nam Phi: Số Lượng Tê Giác Bị Giết Trộm để Lấy Sừng Giảm đáng Kể
-
Thực Hư Tác Dụng "Tiên Dược" Của Sừng Tê Giác Trong đông Y - Vecom