Cơ quan ngôn luậnTổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - eISSN 2734-9144; ISSN 2734-9136
- HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH
- Tin tức - sự kiện
- Thống kê tập trung
- Thống kê Bộ, ngành
- KINH TẾ - XÃ HỘI
- Thời sự - Chính trị
- Kinh tế
- Văn hóa - Xã hội - Môi trường
- TƯ LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
- Số liệu thống kê
- Kinh tế - Xã hội
- Chuyên đề cơ sở
- NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
- SÁCH HAY THỐNG KÊ
- QUỐC TẾ
- Thống kê nước ngoài
- Hội nhập quốc tế
- LIÊN HỆ
- THƯ VIỆN
- Thư viện ảnh
- Thư viện video
- Thư viện tài liệu
- GIỚI THIỆU
Trang chủ KINH TẾ - XÃ HỘI Thời sự - Chính trị CTV gửi bài Site map Sản xuất lúa gạo năm 2020 - Thành công trong khó khăn và một số kinh nghiệm từ thực tế triển khai 22/12/2020 - 09:53 AM Cỡ chữ
Từ đầu năm đến nay, trước diễn biến phức tạp của thời tiết và tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ do dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn cầu đã khiến cho ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, nhờ chủ động các phương án ứng phó phù hợp, cùng những nỗ lực trong tái cơ cấu nông nghiệp nên sản xuất lúa gạo của Việt Nam năm 2020 đã đạt được kết quả tích cực, đánh dấu một năm với nhiều thắng lợi. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mặc dù trong điều kiện thời tiết hạn hán, nắng nóng kéo dài và xâm nhập mặn nhưng sản xuất lúa năm 2020 vẫn được mùa, năng suất lúa của cả 3 vụ: Đông xuân, lúa mùa và thu đông năm 2020 ước tính đều tăng so với năm 2019. Trong đó, vụ đông xuân năm nay là một vụ lúa thắng lợivới năng suất đạt 66,4 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha so với vụ đông xuân năm 2019. Lúa đông xuân được mùa chủ yếu ở các địa phương phía Nam. Trong đó, do lường trước tình hình hạn hán, nhiễm mặn nên các địa phương đã chủ động cắt giảm diện tích xuống giống và sử dụng các loại giống lúa ít bị nhiễm sâu bệnh, cho năng suất cao nên năng suất lúa đông xuân tăng so với vụ đông xuân năm 2019. Năng suất lúa đông xuân tại các địa phương phía Nam đạt 68,5 tạ/ha, tăng 1,6 tạ/ha so với vụ đông xuân năm 2019. Trong đó, tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), năng suất thu hoạch đạt cao nhất so với các vùng trong cả nước với 69,7 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha. Một số tỉnh có năng suất tăng so cùng kỳ như Vĩnh Long tăng 6,1 tạ/ha; Kiên Giang tăng 4,4 tạ/ha; Cà Mau tăng 4,9 tạ/ha; Hậu Giang tăng 3,2 tạ/ha.
Đến giữa tháng 10, các địa phương trên cả nước đã cơ bản kết thúc sản xuất lúa vụ hè thu với diện tích gieo trồng lúa hè thu cả nước ước đạt 1.944,8 nghìn ha, giảm 64,8 nghìn ha, bằng 96,8% so với vụ hè thu năm 2019, trong đó, vùng ĐBSCL, diện tích gieo trồng lúa hè thu ước đạt 1.523,9 nghìn ha, giảm 45,2 nghìn ha, bằng 97,1%. Diện tích thu hoạch đạt 1.920,4 nghìn ha, bằng 96,5% so cùng kỳ năm 2019, trong đó vùng ĐBSCL thu hoạch đạt 1.499,9 nghìn ha, bằng 95,9% so cùng kỳ. Mặc dù cũng trong xu hướng chung là giảm diện tích gieo trồng do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ và gặp khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết nhưng năng suất vụ hè thu ước tính vẫn tăng so với vụ hè thu năm 2019. Năng suất lúa hè thu ước đạt 55,7 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha, bằng 101,7%; cao nhất so với các vụ hè thu kể từ năm 2015 (Năng suất vụ hè thu các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 lần lượt là: 53,5 tạ/ha, 53 tạ/ha, 53,7 tạ/ha, 54,5 tạ/ha, 54,8 tạ/ha). Đối với vụ mùa, diện tích gieo cấy lúa mùa năm 2020 đạt 1.585,2 nghìn ha, bằng 98,4% so với vụ mùa năm trước. Trong đó các địa phương phía Bắc gieo cấy 1.050,8 nghìn ha, giảm 20,1 nghìn ha, bằng 98,1%; các địa phương phía Nam gieo cấy 534,4 nghìn ha, giảm 6,3 nghìn ha, bằng 98,8%. Đến trung tuần tháng Mười, các địa phương trên cả nước đã thu hoạch được 990,7 nghìn ha lúa mùa, chiếm 62,5% diện tích gieo cấy và bằng 97,2% so cùng kỳ. Trong đó các địa phương phía Bắc thu hoạch được 762,3 nghìn ha, chiếm 72,5% diện tích gieo cấy và bằng 96,8%; các địa phương phía Nam thu hoạch được 228,4 nghìn ha, chiếm 42,7% diện tích gieo cấy và bằng 98,5%. Uớc tính năng suất lúa mùa năm 2020 cả nước đạt 50,7 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha so cùng kỳ.
Ảnh minh họa: Nguồn internet Thực tế cho thấy, diện tích gieo cấy lúa mùa năm nay đạt thấp chủ yếu do chuyển sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng…; chuyển sang cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản; hoặc không sản xuất do một số nguyên nhân khác như thiếu lao động, hiệu quả sản xuất thấp và một phần diện tích đất xen kẹt giữa các khu dân cư với khu công nghiệp, làng nghề không gieo cấy được do tưới tiêu khó khăn hoặc bỏ không sản xuất cùng với hiệu quả kinh tế từ canh tác cây nông nghiệp đem lại không cao, do thiếu thị trường tiêu thụ cũng như đầu ra cho sản phẩm nên đã hạn chế sức sản xuất và nhu cầu mở rộng diện tích gieo trồng. Bên cạnh đó, tiến độ sản xuất lúa thu đông thấp hơn cùng kỳ do ảnh hưởng dây chuyền từ vụ hè thu sản xuất muộn, nhiều diện tích không đủ thời vụ sản xuất nên bà con nông dân tạm cho đất nghỉ ngơi, mở ruộng đón phù sa chuẩn bị cho vụ đông xuân. Do lo ngại về tình hình hạn mặn, hàm lượng phèn trong đất vẫn cao, không đảm bảo cho sản xuất nên một số địa phương (Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh) đã chỉ đạo cắt bớt diện tích lúa thu đông. Trong vụ sản xuất lúa thu đông năm nay, các giống lúa được nông dân ưa chuộng gieo sạ như: OM 5451, OM 4218, IR 50404, Jasmine 85,… Có thể thấy, đóng góp lớn nhất vào thắng lợi của hoạt động sản xuất lúa gạo năm nay là nhờ sự chỉ đạo, bám sát thực tiễn sản xuất của các Bộ, ngành; cùng những chính sách ưu đãi đặc thù hỗ trợ kịp thời đối với các hộ nông dân, doanh nghiệp... Cụ thể: Tại vùng ĐBSCL, ngay từ đầu tháng 10/2019, trước dự báo về tình hình hạn mặn sẽ có diễn biến phức tạp trong năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra kịch bản chính xác để điều chỉnh thời vụ nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của hạn mặn. Theo đó, đã quyết định điều chỉnh thời vụ gieo cấy sớm hơn từ 10-20 ngày so với lịch thời vụ đối với vùng có nguy cơ bị tác động của hạn, mặn. Nhờ vậy, khoảng trên 400 nghìn ha lúa đông xuân tại các tỉnh ven biển ĐBSCL đã tránh được hạn mặn. Tại thời điểm lúa thuhoạch thì hạn mặn mới xâm nhập sâu và gay gắt nên thiệt hại do hạn mặn gây ra gần như không đáng kể so với những năm có hạn mặn gay gắt tương tự như trước đây (tiêu biểu như năm 2015-2016). Nhiều tỉnh ven biển ĐBSCL trước đây từng bị mất trắng lúa do hạn mặn thì năm nay, vẫn đạt năng suất 6,9-7,0 tấn/ha. Việc đẩy sớm thời vụ ở vụ đông xuân 2020 tại các tỉnh ĐBSCL, cũng đã giúpvụ hè thu được xuống giống sớm và được mùa.
Cùng với chỉ đạo đẩy sớm lịch thời vụ, việc ưu tiên đẩy nhanh thi công, đưa vào vận hành sớm đối với các công trình điều tiết ngăn mặn, giữ ngọt tại ĐBSCL trong năm 2020 và sự vào cuộc quyết liệt, huy động tổng thể các giải pháp ứng phó với hạn mặn (máy bơm, trữ nước, đập cạn...) cũng đã góp phần vào thắng lợi quan trọng của vụ đông xuân 2020 vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, ĐBSCL cũng đã có bước tiến quan trọng đối với việc nghiên cứu, đưa vào sản xuất bộ giống lúa, kèm quy trình canh tác đa dạng, phù hợp, giúp người dân có sự lựa chọn đa dạng hơn. Nhất là các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, đặc biệt là có khả năng thích nghi, chống chịu tốt hơn với điều kiện hạn mặn ở mức độ tương đối. Đối với các tỉnh Nam Trung Bộ, nhờ dự báo trước tình hình hạn hán, thiếu nước sẽ diễn ra trong vụ hè thu năm 2020, Ngành Nông nghiệp cũng đã định hướng chỉ đạo các địa phương trong Vùng đẩy sớm lịch gieo cấy vụ hè thu. Theo đó, lúa đông xuân được triển khai cuốn chiếu thu hoạch tới đâu, thì tổ chức làm đất, gieo cấy vụ hè thu ngay tới đó. Tại Trung Bộ, năm 2020 các diện tích đất lúa khó khăn về nguồn nước cũng đã được đẩy mạnh chuyển đổi sang các đối tượng cây trồng cạn khác. Nhiều tỉnh như Bình Định, Quảng Bình... việc chuyển đổi đất lúa sang cây trồng khá hiệu quả. Do vậy, không chỉ sản xuất lúa vụ đông xuân, vụ hè thu ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ năm nay đều được mùa, mà các loại hoa màu khác cũng được mùa. Tại các tỉnh miền Bắc, nhờ sự chỉ đạo sát sao và sự vào cuộc của hệ thống ngành BVTV, Sở Nông nghiệp các địa phương kịp thời thông tin tuyên truyền, bám sát diễn biến thời tiết và tình hình sâu bệnh trên lúa để kịp thời tổ chức phun phòng trừ. Do đó, các tỉnh miền Bắc đã không xảy ra sâu bệnh hại nghiêm trọng trên lúa, giúp cho vụ đông xuân của miền Bắc được mùa. Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, có được những thành công trong sản xuất lúa gạo năm 2020, bên cạnh sự chỉ đạo sát sao và ứng phó kịp thời trước những diễn biến phức tạp của thời tiết nhằm có được sự điều tiết mùa vụ hợp lý, thời gian qua, ngành lúa gạo cũng đã có chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng thực hiện quy trình sản xuất lúa tiên tiến được ứng dụng hiệu quả ở nhiều địa phương. Theo đó, hiện nay hầu hết các hộ trồng lúa đã ứng dụng chương trình “một phải, năm giảm” (cần sử dụng giống lúa có chứng nhận – một phải và thực hiện năm giảm: giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón, giảm nước tưới qua kỹ thuật ngập - khô xen kẽ, giảm số lần sử dụng thuốc trừ sâu, giảm thất thoát sau thu hoạch). Ðây được xem là chiến lược chính để cải thiện tính bền vững của ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam; Chương trình “ba giảm, ba tăng” (giảm lượng giống, giảm thuốc bảo vệ thực vật và giảm phân bón nhưng vẫn tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế và tăng chất lượng sản phẩm). Cùng với đó, ngành Nông nghiệp luôn đôn đốc các địa phương huy động mọi nguồn lực về lao động, máy móc để làm đất, gieo trồng đảm bảo thời vụ; đẩy mạnh đầu tư, thâm canh cây trồng, kiểm tra, quản lý chặt chẽ nguồn nước từ các công trình thủy lợi, sử dụng nguồn nước tưới đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và có kế hoạch tích nước để phục vụ sản xuất. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đang chỉ đạo các địa phương triển khai các đề án quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), đề án liên quan tới các biện pháp sinh học sử dụng trong sản xuất nông nghiệp để bảo đảm hướng tới nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Đây là những hướng đi đúng đắn giúp cho ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam ngày càng phát triển đạt được những thắng lợi vừa qua. Ngoài ra, để hỗ trợ vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và cho người dân, doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh xuất khẩu lúa gạo nói riêng, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân khi vay vốn ngân hàng để mua máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, chế biến lúa gạo… nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, phù hợp với thực tiễn, như: Nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu mối tổ chức mô hình liên kết với nông dân từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao gia tăng giá trị sản phẩm… Đặc biệt, trước xu thế hội nhập toàn cầu, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan thời gian qua đã nỗ lực triển khai các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần tiêu thụ lúa gạo cho người nông dân. Một số chính sách lớn đã được ban hành như:Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030; Đề án tái cơ cấu ngành Lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Nghị định quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo… Nhờ có những giải pháp kịp thời và hiệu quả mà sản xuất lúa gạo năm 2020 đã đạt được thành tựu nổi bật. Lúa không chỉ được mùa ở các mùa vụ mà còn được giá, đánh dấu sự chuyển mình của sản xuất lúa gạo, hiệu quả sản xuất tăng lên đáng kể. Trong bối cảnh dịch Covid-19, xuất khẩu hầu hết các mặt hàng nông sản bị ảnh hưởng, xuất khẩu gạo của Việt Nam giữ được đà tăng trưởng về lượng, quan trọng hơn là giá xuất khẩu đạt mức cao. Riêng tháng 8/2020, giá trung bình đạt 502,6 USD/tấn, tăng 3,8% so với tháng 7/2020. Một trong những điểm nhấn đáng lưu ý nhất là mức giá xuất khẩu gạo Việt sang thị trường EU đã chạm tới con số kỷ lục hơn 1.000 USD/tấn sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực. Chỉ trong 10 tháng năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 5,3 triệu tấn gạo (đạt hơn 80% kế hoạch xuất khẩu gạo năm 2020 là đạt từ 6,5 đến 6,7 triệu tấn gạo), tương đương với kim ngạch đạt 2,6 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2019. Chất lượng gạo cũng được tăng lên, loại gạo 5% tấm của Việt Nam đã có lúc vượt giá gạo Thái Lan, vươn lên dẫn đầu thế giới. Trong suốt thời gian dài xuất khẩu lúa gạo, đây là lần đầu tiên giá gạo Việt Nam cao hơn gạo Thái Lan đến 20 USD/tấn.
Giá gạo xuất khẩu tăng cao một phần là do nhu cầu thu mua, tích trữ gạo của nhiều quốc gia trên thế giới tăng lên từ đợt dịch Covid-19, song yếu tố khác cũng là nhờ vào chất lượng gạo Việt Nam những năm gần đây được cải thiện đáng kể trên cơ sở thực hành sản xuất nông nghiệp tốt với các tiêu chuẩn của VietGAP, Global GAP,… khả năng đáp ứng nhiều yêu cầu kỹ thuật của các đối tác nhập khẩu, cơ cấu chủng loại đã và đang dần chuyển dịch sang các loại gạo có giá trị gia tăng cao. Năm 2020, sản xuất lúa được mùa, nguồn cung dồi dào cùng với chất lượng gạo tăng lên đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo, giá trị xuất khẩu ngày càng được cải thiện, tạo nên sức lan toả mạnh mẽ của “hương vị” gạo Việt Nam trên thị trường hàng nông sản thế giới./. Trần Thị Thu Trang Vụ Thống kê Tổng hợp và Phổ biến thông tin thống kê - TCTK Về
trang trước In
trang Các bài viết khác
Đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ quan báo chí
28/11/2024
Nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo tình hình để phòng chống tội phạm từ sớm, từ xa
27/11/2024
Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ do sắp xếp lại tổ chức bộ máy
26/11/2024
Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII sẽ báo cáo và trình Trung ương quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ
25/11/2024
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, phát triển bền vững và thịnh vượng
22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ
20/11/2024
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo tại Hội nghị thượng đỉnh G20
19/11/2024
Việt Nam - Brazil nâng tầm quan hệ sẽ đưa kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD năm 2030
18/11/2024
Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam
15/11/2024
Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới vì sự thịnh vượng chung
15/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không chính trị hoá đầu tư phát triển, khuyến khích mọi khoản đầu tư, cùng vươn lên, hướng đến "Chân trời vô tận"
31/10/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm: “Không tinh gọn bộ máy thì không phát triển được”
31/10/2024
Sửa Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư: Hướng đi mới để khơi thông nguồn lực đầu tư
30/10/2024
Hiệp định Đối tác Toàn diện UAE - Việt Nam đặt nền móng đầu tiên cho quan hệ hợp tác sâu rộng và bền chặt Việt Nam tại Trung Đông
29/10/2024
Sửa đổi Luật Đầu tư công: Khơi thông nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
29/10/2024
Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn tiếp tục được hoàn thiện
28/10/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát triển bền vững, toàn diện, đi đôi với bảo vệ môi trường
26/10/2024
Việt Nam sẵn sàng cùng BRICS và cộng đồng quốc tế hiện thực hóa ý tưởng "cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”
25/10/2024
Khai mạc kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV và thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026
21/10/2024
Tăng cường tiếng nói cử tri trong xã hội số
20/10/2024
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đổi mới, chủ động, sáng tạo, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
18/10/2024
Nobel kinh tế 2024 và bài học về thể chế cho Việt Nam
15/10/2024
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
14/10/2024
Hà Nội tưng bừng các hoạt động mừng kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô
10/10/2024
Những xung lực mới từ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
10/10/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tự cường là nền tảng để ASEAN vươn tầm
09/10/2024
Đối tác chiến lược toàn diện - Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Pháp
08/10/2024
12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, để phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cả năm 2024 khoảng trên 7%
07/10/2024
Doanh nghiệp, doanh nhân vươn mình mạnh mẽ, phát triển cùng đất nước
04/10/2024
Quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác và đoàn kết giữa Việt Nam và Cuba là biểu tượng của thời đại và là tài sản vô giá
28/09/2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Hòa bình, ổn định là nền tảng để kiến tạo một tương lai thịnh vượng
25/09/2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Việt Nam cam kết sẽ đóng góp tích cực, hiệu quả trong nỗ lực xây dựng thế giới hòa bình, phát triển bình đẳng
23/09/2024
Mục tiêu cao nhất năm 2025 là thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
21/09/2024
Ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thảo luận nhiều nội dung quan trọng
19/09/2024
Vun đắp mối quan hệ đoàn kết Việt Nam - Lào lên một tầm cao mới
12/09/2024
Lũ sông Thao, sông Cầu vượt mức đỉnh hơn 50 năm
10/09/2024
Tin tức nổi bật
Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2024
Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Việt Nam - Brazil nâng tầm quan hệ sẽ đưa kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD năm 2030
Tận dụng tốt cơ hội để về đích xuất nhập khẩu năm 2024 Giới thiệu Tạp Chí IN
Kỳ II tháng 12 năm 2023 (660)
Kỳ I tháng 12 năm 2023 (659)
Kỳ II tháng 11 năm 2023 (658)
Kỳ I tháng 11 năm 2023 (657)
Infographic
Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2023 Tin qua ảnh
Chùm tin ảnh Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Tổng cục Thống kê
Chùm ảnh Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tham dự Diễn đàn Thống kê Trung Quốc - ASEAN lần thứ 9
Chùm ảnh Tống thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Chùm ảnh Hội nghị tập huấn điều tra người khuyết tật năm 2023 và điều tra chi tiêu của khách du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam
Hội thảo quốc tế Quản lý hệ sinh thái, quản trị dữ liệu, giám hộ dữ liêu Thư viện ảnh
Tổng cục Thống kê tiếp xã giao Đoàn Thống kê Hàn Quốc (KOSTAT) Video
Sôi nổi hội thi Đôi đũa vàng GSO năm 2024
Diễn đàn kinh tế: Bức tranh kinh tế 9 tháng năm 2024
Điều tra Thu nhập bình quân đầu người (tiêu chí 10) thuộc bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại TP. Đà Nẵng năm 2024 Liên kết website Liên kết websiteChọn liên kếtTổng cục Thống kê Thăm dò ý kiến
Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!
Tôi đánh giá cao Tôi rất hài lòng Bình thường Không có gì nổi bật Đánh giá Xem kết quả Kết quả Đánh giá của đọc giả về thông tin chúng tôi cung cấp Tổng cộng:
phiếu TẠP CHÍ CON SỐ & SỰ KIỆN
Đơn vị chủ quản: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Giấy phép xuất bản số: 340/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09 tháng 6 năm 2021 Phó Tổng biên tập phụ trách: Bùi Bích Thủy Trụ sở chính: 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84-24) 3734.4920 - 3734.4970 - 3734.4971 | Fax: 84-24-3734.4969 Email: [email protected] Website: consosukien.vn
© 2018 Thuộc về Tổng cục thống kê. All rights reserved.
Đang online: 134 Tổng truy cập: 54.931.060 Top