Săng đá - Thông Tin Chi Tiết Và ứng Dụng Của Loài Gỗ Này - Thư Viện Gỗ
Săng đá thường được sử dụng rất nhiều để làm ra các sản phẩm đồ gỗ nội thất gia đình. Vậy loài cây này có những đặc điểm gì và thường được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày? Hãy cùng Thư Viện Gỗ tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
- 1 Gỗ săng đá
- 2 Thông tin chi tiết về săng đá
- 2.1 Đặc điểm sinh thái
- 2.2 Phân bố
- 2.3 Đặc điểm hình thái
- 3 Ưu, nhược điểm của gỗ săng đá
- 3.1 Ưu điểm
- 3.2 Nhược điểm
- 4 Ứng dụng của gỗ săng đá trong cuộc sống hàng ngày
- 5 Tình trạng hiện tại của săng đá
- 6 Lời kết
Gỗ săng đá
Săng đá hay còn có tên gọi khác là: Săng đào, sao tía, sao đá, táu đá, chò kiền kiền; có tên khoa học là Hopea ferrea Pierre. Loài cây này thuộc họ Dầu Dipterocarpaceae, bộ Bông Malvales. Thuộc nhóm II trong bảng phân loại gỗ của Việt Nam; là nhóm cây thân to, gỗ nặng, cứng và có độ bền cao.
Với chất gỗ cứng, chắc săng đá rất được ưa chuộng để sử dụng làm ra sản phẩm nội thất. Đặc biệt, với màu sắc bắt mắt và mùi hương dễ chịu; loài cây này lại càng chiếm được vị trí trong lòng những người sành gỗ.
Thông tin chi tiết về săng đá
Đặc điểm sinh thái
Nơi sinh trưởng lý tưởng của loài cây này chính là những khu rừng nhiệt đới thường xanh; có độ cao dưới 700m. Bởi thuộc cùng họ Dầu; nên những nơi săng đá phát triển sẽ có xen kẽ cả những loài cây khác như: Gụ mật; Vối thuốc; Chiêu liêu. Có đôi khi, chính điều này đã tạo ra thành các đám rừng thuần loại.
Phân bố
Ở nước ta, loài cây này phân bố nhiều ở các tỉnh như: Gia Lai, Đắk Lắk; Ninh Thuận, Đồng Nai; Bà Rịa – Vũng Tàu; An Giang; Kiên Giang.
Còn trên thế giới, có thể tìm thấy loài cây này ở những nước như: Lào, Campuchia, Myanmar; Thái Lan; Malaysia.
Đặc điểm hình thái
Thuộc nhóm II trong bảng phân loại gỗ của Việt Nam; vì vậy loài cây này có thân gỗ cao, to; chiều cao có thể đạt tới 20-35m và đường kính có thể tới 80cm hoặc thậm chí là lớn hơn. Thân gỗ thẳng, hình trụ và có tán cây hình cầu. Vỏ của cây có màu xám hay màu nâu rỉ sắt; thân cây cũng xuất hiện nhiều vết nứt dọc sâu.
Lá của cây thường là lá đơn; hình trứng, đỉnh nhọn, gốc lá tròn; cả hai mặt của lá đều nhẵn, mịn. Chiều dài lá khoảng 4-6cm và rộng từ 2-4cm.
Hoa săng đá có màu trắng; thường mọc thành cụm ở đỉnh cành, có hình chùy. Quả thì lại có màu nâu sẫm hoặc màu đen, hình trụ. Chiều dài quả từ 8-12mm và rộng 3-5mm. Thông thường, quả của cây có đỉnh tròn và gốc thon. Ngoài ra, mỗi quả sẽ có 5 cánh (trong đó: phía ngoài sẽ có 3 cánh nhỏ hơn và có lông; còn 2 cánh nhỏ phía trong lại lớn hơn; chiều dài khoảng 30-38mm và có 7 gân song song. Mùa quả sẽ rơi vào tháng 3-4 trong năm.
Ưu, nhược điểm của gỗ săng đá
Ưu điểm
Gỗ săng đá được xếp vào cùng nhóm với các loại gỗ quý hiếm khác như: đinh, sến, táu,… do vậy loại gỗ này cũng sở hữu các ưu điểm vượt trội như:
- Gỗ có đặc tính cứng, thớ gỗ mịn, có giác lõi phân biệt, có độ bền cao, tỷ trọng nhẹ bằng 0,54 (15% nước)
- Dát gỗ màu nâu đỏ sẫm, rất đẹp mặt và tinh tế.
- Khả năng bám sơn của gỗ rất tốt, nên có thể thay đổi cho gỗ những màu sắc khác nhau để phù hợp với không gian ngôi nhà.
- Gỗ tự nhiên có mùi thơm và chứa tinh dầu giúp cho gỗ có khả năng chống lại mối mọt rất tốt.
Nhược điểm
Bởi số lượng gỗ tự nhiên không còn nhiều và săng đá thường được làm thủ công. Do đó, giá thành các sản phẩm làm từ loài gỗ này khá cao. Bên cạnh đó, nếu không được những người thợ xử lý kỹ càng, gỗ có thể bị nứt khi khô.
Ứng dụng của gỗ săng đá trong cuộc sống hàng ngày
Săng đá thường được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng; hay được dùng để đóng tàu thuyền và sản xuất ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng – nội thất cao cấp như: tủ quần áo, tủ bếp; cửa; giường ngủ, kệ ti vi,…
Một số hình ảnh về các sản phẩm được làm từ săng đá:
Tình trạng hiện tại của săng đá
Hiện nay, những cây gỗ có chất lượng tốt đang bị khai thác mạnh. Ở nhưunxg nơi cư trú ở nhiều điểm như: Cheo Reo (Gia Lai), Cà Ná (Ninh Thuận), Biên Hoà (Đồng Nai)… đã bị xâm hại nặng nề. Có lẽ, chỉ còn ở Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) là còn nhiều cây săng đá nhất.
Phân hạng hiện tại của loài gỗ này là: EN A1c,d + 2c,d, B1 + 2c,d,e.
Lời kết
Sở hữu thân gỗ cứng, chắc cùng với mùi thơm dễ chịu, săng đá đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho các sản phẩm nội thất cao cấp. Màu tự nhiên của săng đá cũng được đánh giá rất cao, bởi khi nhìn vào người dùng sẽ có cảm giác rất thoải mái và dễ chịu khi quay về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi. Ngoài ra, các sản phẩm nội thất được làm từ săng đá còn giúp cho căn nhà của bạn trở nên sang trọng và tinh tế hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, vì số lượng gỗ tự nhiên còn rất khan hiếm nên giá thành của loại gỗ này khá cao và thêm vào đó là tình trạng sử dụng gỗ giả để thay thế. Vì vậy, trước khi mua bạn hãy tìm hiểu kỹ thông tin về loại gỗ này cũng như là tìm cho mình một cơ sở sản xuất đồ gỗ uy tín.
Hy vọng, qua bài viết này bạn cũng sẽ có thêm cho mình những thông tin cần thiết về gỗ săng đá. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Từ khóa » Giá Gỗ Săng đá
-
Gỗ Săng đào - Gỗ Nhóm 2- Đặc Tính, Nhận Biết, ứng Dụng
-
Bảng Giá Gỗ - Web Vật Liệu
-
Bảng Giá Tất Cả Các Loại Gỗ (gỗ Tròn, Gỗ Xẻ) ở Việt Nam
-
Gỗ Săng Đào Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết
-
Bảng Phân Loại Nhóm Gỗ Theo Tiêu Chuẩn Việt Nam
-
Sàn Gỗ Săng Lẻ - Bằng Lăng 600
-
Phân Loại Các Nhóm Gỗ Theo Quy định Mới Nhất ở Việt Nam
-
Báo Giá Cửa Gỗ Các Loại Gỗ 2022 - Cty Đồ Gỗ Trường Giang
-
[Cập Nhật] Bảng Phân Loại Các Nhóm Gỗ
-
[Cập Nhật] Bảng Phân Loại Nhóm Gỗ Tại Việt Nam
-
Thế Nào Là Gỗ Bằng Lăng? Có Mấy Loại? Giá Bao Nhiêu?
-
Oxford Naomi - Bán Gỗ Săng đá, 4cây X 20 X 450, Tại... | Facebook
-
Các Loại Gỗ Quý Nhóm 1, 2, 3, 4 Và 10 Loại Gỗ đắt Nhất Thế Giới