Đại học Đại Nam
- Giới thiệu
- Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi
- Chiến lược phát triển
- 05 trách nhiệm của trường Đại học Đại Nam
- Cơ sở vật chất
- Lịch sử phát triển
- Sơ đồ tổ chức
- Đội ngũ giảng viên
- Hội đồng khoa học
- Hội đồng trường
- Ban giám hiệu
- Hệ sinh thái học tập của SV Đại Nam
- Brochure ĐH Đại Nam 2024
- Tuyển sinh
- Phòng
- Trung tâm Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên
- Phòng Đào Tạo
- Phòng Hành Chính Quản Trị
- Phòng Tài Chính Kế Toán
- Phòng Công tác Sinh Viên
- Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác phát triển
- Phòng Khảo thí
- Khoa
- Khối Sức khỏe
- Khoa Y
- Khoa Dược
- Khoa Điều dưỡng
- Khối Kỹ thuật - Công nghệ
- Khoa Công nghệ thông tin
- Khoa Công nghệ kỹ thuật ô tô
- Khoa Khoa học máy tính
- Khoa Công nghệ bán dẫn
- Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng
- Khoa Công nghệ sinh học
- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
- Khối Kinh doanh & Kinh tế
- Khoa Quản trị kinh doanh
- Khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
- Khoa Kinh tế và Marketing Thể thao
- Khoa Kế toán
- Khoa Tài chính ngân hàng
- Khoa Luật
- Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số
- Khối khoa học xã hội và nhân văn
- Khoa Ngôn ngữ Anh
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản
- Khoa Truyền thông
- Khoa Du lịch
- Khoa Nghệ thuật và Thiết kế
- Khoa Tâm lý và Khoa học Giáo dục
- Khoa Đào tạo và Phát triển kỹ năng mềm
- Khoa chính trị, quốc phòng và thể chất
- Sau ĐH
- Viện Sau đại học
- Khoa Sau đại học Khối ngành sức khỏe
- Đào tạo
- Chương trình đào tạo
- Kế hoạch năm học
- Thời khóa biểu
- Lịch thi
- Thông báo
- Các quy trình đào tạo
- Quy chế đào tạo tín chỉ
- Tra cứu thông tin văn bẳng, chứng chỉ
- Mẫu Văn bằng tốt nghiệp, Chứng chỉ
- Sinh viên
- Hoạt động sinh viên
- Đoàn thanh niên/Hội sinh viên
- Sinh viên tiêu biểu
- Sổ tay sinh viên
- Quy trình một cửa
- Cổng thông tin sinh viên
- Mẫu văn bản
- Thư viện số
- Đóng góp ý kiến
- KHCN - HTĐT
- Thông tin KHCN - HTĐT
- Đối tác hợp tác
- Công trình, đề tài
- Hội nghị hội thảo
- Tạp chí khoa học
- Ba công khai
- Báo cáo ba công khai
- Báo cáo chuẩn đầu ra
- Danh mục các ngành đào tạo
- Sổ tay đảm bảo chất lượng
- Tỷ lệ sinh viên có việc làm
- Mở rộng
- Các hoạt động xã hội
- Thư viện hình ảnh và video
- Báo chí nói về Đại Nam
- Văn bản quản lý
- Thông tin tuyển dụng
- Đảm bảo chất lượng
- Kiểm định chất lượng
- Văn bản đảm bảo chất lượng
- Liên hệ
21/04/2016
7554
Sáp nhập, hợp nhất, mua lại – Xu hướng tất yếu của các NHTM Việt Nam trong quá trình phát triển Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thị trường tài chính nói chung, ngân hàng nói riêng ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng trong những năm qua cho thấy sức hút mạnh mẽ từ lĩnh vực hoạt động tài chính giàu tiềm năng này.
TS. Lê Thị Xuân - Trưởng khoa TCNH Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thị trường tài chính nói chung, ngân hàng nói riêng ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng trong những năm qua cho thấy sức hút mạnh mẽ từ lĩnh vực hoạt động tài chính giàu tiềm năng này. Tuy nhiên hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi mà tình hình kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn. Những yếu kém của hệ thống ngân hàng tích tụ trong thời gian dài đã lộ rõ, số lượng các NHTM bùng nổ và cạnh tranh ngân hàng ngày một gay gắt khiến hoạt động mua bán sáp nhập (M &A) ngân hàng trở thành một xu thế tất yếu. 1. Tổng hợp hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại (M&A) các NHTM Việt Nam + Giai đoạn 1991-2005 Sau năm 1991, hàng loạt các NHTM cổ phần ra đời và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Năm 1997 là năm có số lượng NHTM cao nhất với 84 ngân hàng. Do sự khó khăn của một nền kinh tế non trẻ và sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 khiến cho nhiều NH lâm vào tình trạng khó khăn, NHNN chịu áp lực phải củng cố tập trung xây dựng hệ thống NH vững mạnh. Vì vậy, NHNN đã thực hiện chiến lược chấn chỉnh tổ chức tín dụng cổ phần, và đã có khoảng trên 10 ngân hàng cổ phần nông thôn được củng cố bằng con đường giải thể, rút giấy phép, sáp nhập với những NH lớn ở đô thị. Cụ thể: - NH quốc tế Hà Nội mua lại NHTM Cổ phần Mekong. - NHTM Cổ phần Phương Nam đã sáp nhập với NHTM CP Châu Phú (An Giang), Quỹ tín dụng nhân dân Định Công (Thanh Trì - Hà Nội), NHTM Cổ phần Đại Nam, NHTM Cổ phần Đông Á mua lại NHTM Cổ phần tứ giác Long Xuyên - NHTM Cổ phần Thương Tín sáp nhập với NHTM Cổ phần Thạnh Thắng - Cần Thơ. - NHTM Cổ phần Tây Đô sáp nhập vào NHTM Cổ phần Phương Đông vào năm 2003 nâng vốn điều lệ của NHTM Cổ phần Phương Đông lên 101 tỷ đồng. Như vậy, hoạt động sáp nhập Ngân hàng Việt Nam giai đoạn này chủ yếu là do NH Nhà nước chỉ định sáp nhập một số NHTM Cổ phần để cơ cấu lại tổ chức NH sao có hiệu quả hơn, ngoài ra còn có thêm lý do ý thức tự thân của các NHTM Cổ phần sáp nhập để nâng cao năng lực cạnh tranh với 4 NHTM NN. + Giai đoạn 2005-2011 Đánh dấu cho hoạt động M&A ở Việt Nam là việc Nhà nước ban hành Luật Doanh nghiệp 2005, trong đó các khái niệm về M&A lần đầu tiên được ghi nhận trong luật pháp Việt Nam tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động sau này. Tuy nhiên, các thương vụ giai đoạn này chủ yếu là do NH trong nước bán cổ phần cho các tập đoàn tài chính, các quỹ đầu tư nước ngoài và một số cổ đông chiến lược khác. Bảng 1: Một số vụ M&A ngân hàng tiêu biểu giai đoạn 2005- 2011 STT | Bên bán | Bên mua | Tỷ lệ sở hữu |
| VPBank | OCBC | 15% |
| ABbank | MayBank | 15% |
| Techcombank | HSBC | 20% |
| Eximbank | Sumito Mitsui Banking corporation (SMBC) | 15% |
Nhà đầu tư VOE mua 5%, Mirate Asset Exim 5% | 5% |
Investment limited (MAE) thuộc tập đoàn Mirate Asset Hàn Quốc | 4,5% |
Mirate Asset Maps opportunity Vn equity balanced fund (OVEBF) | 0,5% |
| Habubank | ANZ | 10% |
IFC & Dragon Financial holding | 15% |
| Sacombank | Deutsche Bank | 10% |
| Seabank | Societe Generale | 15% |
| Vietinbank | IFC | 10% |
| Vietcombank | Mizuho | 15% |
| VIB | Commonwealth Bank | 20% |
Nguồn: Tự tổng hợp qua các báo Bảng 1 cho thấy, năm 2011, ngân hàng là một trong những ngành thực hiện hoạt động M&A rất sôi động. Với sự tham gia của một số quỹ đầu tư và các ngân hàng nước ngoài, một số ngân hàng Việt Nam đã thực hiện thành công việc mua bán cổ phần của mình, giúp tăng nguồn vốn kinh doanh và cải thiện tình hình quản trị và ứng dụng công nghệ, điển hình như: - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) bán cho Mizuho 15% vốn tính trên số cổ phiếu đã phát hành, đang lưu hành. Khoản đầu tư này tương đương 567,3 triệu USD, bằng 11.800 tỷ đồng, lớn nhất từ trước tới nay trong hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) tại Việt Nam. - IFC mua 10% cổ phần VietinBank với tổng giá trị lên tới 182 triệu USD là thương vụ tiêu biểu đánh dấu hoạt động mua cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đối với các ngân hàng Việt Nam và cũng là thương vụ phát hành cổ phần có giá trị lớn nhất trong năm. - Commonwealth Bank of Australia đã mua thêm 25 triệu cổ phần của Ngân hàng Quốc tế (VIB) với giá lên tới 45.000 đồng/cp; qua đó tăng tỷ lệ nắm giữ từ 15% lên 20%. Ngoài ra, còn các thương vụ M&A tiêu biểu khác như giữa Standard Chartered và ACB, Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC) và Techcombank, OCBC và VPBank, Deutsche Bank và Habubank, Ngân hàng Singapore (UOB) và Ngân hàng TMCP Phương Nam (PNB) hay Maybank và ABBank... Đặc trưng hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn này: - Không có một thương vụ M&A hoàn toàn mà chỉ là mua một lượng phần trăm cổ phần nào đó, dừng lại ở mức là hợp tác, hỗ trợ, các cổ đông chiến lược. - Động lực của các thương vụ M&A là một quá trình tự thân, không phải do NHNN hay bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào chỉ định. Thay vì tìm cách chống lại nguy cơ bị thâu tóm, các ngân hàng chủ động tìm kiếm đối tác M&A để tồn tại. + Giai đoạn 2012 -2015 Hoạt động M&A ngân hàng thương mại trong giai đoạn này diễn ra khá sôi động, chủ yếu nằm trong chương trình tái cơ cấu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ. Trong hai năm 2012 và 2013, có 9 NHTM nhỏ đã được đưa vào chương trình phải thực hiện tái cơ cấu bắt buộc thông qua các biện pháp khác nhau như hợp nhất (SCB, Ficombank, Tinnghiabank), sáp nhập (Habubank vào SHB), và tự tái cơ cấu (Tienphongbank, Trustbank, Navibank, Westernbank và GP bank). Năm 2012 ghi dấu các cuộc sáp nhập đình đám có thể kể tới: Hợp nhất 3 ngân hàng SCB, Ficombank và NH Việt Nam Tín Nghĩa: Ngày 01/01/2012, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn - Ngân hàng hợp nhất có vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng, tổng tài sản là 150.000 tỉ đồng, và có hơn 200 chi nhánh, phòng giao dịch chính thức đi vào hoạt động sau khi hợp nhất từ 3 ngân hàng: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Đệ nhất (Ficombank) và Ngân hàng Việt Nam Tín nghĩa. Đây là cuộc sáp nhập tự nguyện dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), và sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước thông qua khoản vay tái cấp vốn. Nếu trước khi hợp nhất, ba ngân hàng nói trên lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trầm trọng thì theo Ngân hàng Nhà nước, sau 1 năm tái cơ cấu, SCB đã có được những tiến triển tích cực, cải thiện đáng kể tình trạng thanh khoản, năng lực tài chính thông qua các giải pháp tăng vốn điều lệ, gọi vốn của nhà đầu tư nước ngoài, củng cố giá trị tài sản đảm bảo, đẩy mạnh xử lý nợ và huy động vốn từ nền kinh tế của SCB tăng 35,9% trong năm 2012 và tăng 7% trong 2 tháng đầu năm 2013. Nhờ vậy, SCB đã bảo đảm an toàn tài sản của Nhà nước, chi trả bình thường các đối tác với các khoản tiền gửi của dân chúng và thanh toán được hầu hết các khoản nợ vay tái cấp vốn của NHNN. Sáp nhập Habubank vào SHB: Ngày 28/8/2012, Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) chính thức sáp nhập vào ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Với Habubank, các khoản cho vay và đầu tư trái phiếu gắn với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được xác định là gánh nặng lớn nhất dẫn đến những khó khăn phải tính đến sáp nhập. Tỷ lệ nợ xấu của Habubank trước khi sáp nhập là 23,66% (tương đương 3.729 tỷ đồng). Sau khi sáp nhập, ngân hàng SHB mới sẽ có hệ số an toàn vốn CAR là 11,39%, đạt tiêu chuẩn quốc tế (CAR của Habubank trước đây chỉ hơn 4%). Ngoài ra, thị trường cũng ghi nhận các hoạt động: TienPhongBank bán cổ phần cho Tập đoàn DOJI với tỷ lệ nắm giữ tối đa là 20%, Công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện - một công ty trực thuộc VNPost - đã được sáp nhập vào Ngân hàng Liên Việt và ngân hàng này đã đổi tên thành Ngân hàng Bưu điện Liên Việt…. Theo đánh giá của các chuyên gia, tái cơ cấu ngân hàng đạt được kết quả bước đầu sau 1 năm thực hiện. Trong đó, đáng chú ý là an toàn hệ thống các TCTD được cải thiện rõ rệt; nguy cơ đổ vỡ hệ thống từng bước được đẩy lùi; tài sản của Nhà nước và nhân dân được bảo đảm an toàn; tiền gửi của nhân dân được chi trả bình thường, kể cả ở ngân hàng yếu kém. Các TCTD yếu kém có nguy cơ đổ vỡ đã được NHNN kiểm soát chặt chẽ và từng bước được xử lý bằng các giải pháp thích hợp nhờ đó thị trường tiền tệ dần đi vào ổn định Năm 2013 tiếp tục với một số thương vụ nổi bật: - Khởi động với thương vụ VietinBank ký hợp đồng bán 20% cổ phần cho Ngân hàng Nhật Tokyo Mitsubishi UFJ - giá trị đầu tư lên tới 743 triệu USD - Thương vụ giữa IFC và Maybank với ABBank: IFC trở thành cổ đông lớn của ABBank với tỷ lệ sở hữu 10% và Maybank tiếp tục sở hữu 20% vốn điều lệ. Với thương vụ này vốn điều lệ của ABBank tăng từ gần 4 200 tỷ đồng lên gần 4 800 tỷ đồng. - Cuộc sáp nhập WesternBank và PVFC thành NH TMCP Đại Chúng (PVcomBank) với mức vốn điều lệ 9000 tỷ đồng - Thương vụ DaiABank và HD Bank hợp nhất thành HD Bank với mức vốn điều lệ tăng từ 5000 tỷ đồng lên 8100 tỷ đồng. Trong năm 2015, đã có 3 thương vụ M&A, đó là: Ngày 22/5/2015, NHTMCP Phát triển nhà đồng bằng song Cửu Long (MHB) đã chính thức hoàn thành sáp nhập vào BIDV. Cùng ngày 22/5/2015, Vietinbank và PG Bank cũng đã ký kết hồ sơ sáp nhập PG Bank vào Vietinbank. Ngày 12/8/2015, Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông (MDB) chính thức sáp nhập vào Maritime Bank. Ngoài ra, để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, NHNN cũng đã quyết định mua lại 3 NHTMCP yếu kém với giá 0 đồng là Ngân hàng cổ phần Dầu khí toàn cầu (G.PBank), Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) và Ngân hàng Xây Dựng (VNCB). NHNN cũng chuyển đổi mô hình hoạt động của 2 NH VNCB và OceanBank sang ngân hàng TNHH một thành viên. Đây giải pháp tái cơ cấu chưa từng được áp dụng trước đây, nâng tổng số NH yếu kém được xử lý lên tới 12 NH trong hơn 3 năm qua, chưa kể hàng loạt Cty tài chính khác cũng được ồ ạt sáp nhập thời gian qua. Hiện dư luận đang khá quan tâm và chờ đợi về các thương vụ khác cũng được thị trường đồn đoán suốt trong nửa đầu năm 2015 nhưng đến nay vẫn chưa thành hiện thực như: Vietcombank – SaigonBank; Eximbank – Nam A Bank; DongA Bank – ABBank. 2. Đánh giá lợi ích đạt được của các NHTM sau sáp nhập, hợp nhất M&A đã mang lại những giá trị lớn cho cả bên bán lẫn bên mua và đặc biệt hữu ích khi các ngân hàng rơi vào suy thoái do sức ép cạnh tranh, hay thị trường thay đổi… Những cái được lớn nhất có thể kể đến là: Thứ nhất, gia tăng quy mô vốn, tài sản, mở rộng mạng lưới, chi nhánh hoạt động Sau M&A, các ngân hàng đều có cơ hội gia tăng quy mô vốn, mở rộng mạng lưới hoạt động. Việc sát nhập của 3 ngân hàng SCB, TinNghiaBank và FicomBank thành SCB đã làm vốn điều lệ của SCB tăng 2.5 lần từ 4 ngàn tỷ lên hơn 10 ngàn tỷ đồng, giúp SCB “mới” vươn lên vị trí thứ 5 xét về quy mô vốn điều lệ, chỉ đứng sau EximBank, VietinBank, VietcomBank, BIDV và Agribank. Việc sáp nhập của Habubank vào SHB đã làm cho tổng tài sản của SHB tăng 28% từ 80.985 tỷ lên 103.785 tỷ đồng (tương đương với quy mô của các nhà băng trong khối G14) và vốn điều lệ của SHB tăng gần gấp đôi lên 8.865 tỷ đồng, rút ngắn chênh lệch với các ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu. Mặt khác do tiếp quản 90 điểm giao dịch, chi nhánh, quỹ tiết kiệm của Habubank đã nâng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của SHB tăng gấp rưỡi, từ 141 chi nhánh và phòng giao dịch lên 211 chi nhánh và phòng giao dịch. Ngân hàng Liên Việt sau khi sáp nhập họ đã trở thành một trong các ngân hàng có mạng lưới lớn nhất cả nước, lớn hơn rất nhiều so với con số 60 điểm giao dịch trên toàn quốc trước khi sáp nhập bởi bản thân đối tác - Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) đã có hệ thống mạng lưới lớn nhất trong cả nước với hơn 10.000 điểm giao dịch tại các bưu cục. Tương tự, việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng khiến tổng vốn điều lệ của các ngân hàng Việt Nam gia tăng đáng kể. Sau 2 thương vụ bán cổ phần cho đối tác chiến lược, vốn điều lệ Vietinbank tăng lên 32.661 tỷ VND, đưa VietinBank sẽ trở thành ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn nhất và cơ cấu cổ đông mạnh nhất Việt Nam… Hay Thông qua giao dịch sáp nhập với PG Bank, VietinBank sẽ được sử dụng giấy phép của 16 chi nhánh và 63 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm mạng lưới của PG Bank để củng cố chiến lược chiếm lĩnh thị phần trong nước nhằm tăng lợi thế cạnh tranh. Sự kết hợp này sẽ tạo nên hệ thống mạng lưới của VietinBank gồm hơn 7.000 điểm giao dịch, cung cấp dịch vụ ngân hàng dày đặc trải khắp cả nước, phủ đến tận các tỉnh vùng sâu vùng xa và đến tận tuyến thôn, xã. Yếu tố đặc biệt này sẽ góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh của VietinBank so với Agribank và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, đưa VietinBank trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ 2 trong toàn quốc. Sau Sáp nhập với MHB, vốn điều lệ từ 28.112 tỷ lên 31.481 tỷ, tổng tài sản của BIDV từ 655.000 tỷ đã lên đến 695.000 tỷ đồng, đứng thứ tư trong hệ thống NHTM nội địa về tổng tài sản. Mạng lưới kênh phân phối từ 760 điểm giao dịch lên gần 1.000 điểm trên cả nước, với tổng số lao động là gần 24.000 cán bộ nhân viên. Hay với MDB, sau sáp nhập số vốn điều lệ của Maritime Bank lên gần 11.800 tỷ đồng, tổng tài sản là 113.000 tỷ đồng. Con số chi nhánh, phòng giao dịch của sẽ nâng từ 221 lên gần 300, đưa Ngân hàng thuộc top 5 về mạng lưới, top 3 về vốn điều lệ trong khối các NHTMCP… Thứ hai, giúp các ngân hàng sau sáp nhập tiết kiệm chi phí, tạo cơ hội gia tăng hiệu quả hoạt động Với M&A, thay vì việc gây dựng chi nhánh và phòng giao dịch từ đầu với rất nhiều chi phí thành lập, xây dựng, mở rộng hệ thống, triển khai mạng lưới phân phối, ngân hàng có thể tận dụng ngay hệ thống mạng lưới, con người sẵn có của các đối tác. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giúp giảm đến mức tối đa thời gian thâm nhập thị trường. Hoạt động sáp nhập cũng giúp cho các ngân hàng sau sáp nhập giảm chi phí thuê văn phòng, chi phí tiền lương nhân viên, chi phí hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch do tận dụng lợi thế kinh doanh từ quy mô, do cắt giảm những chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng trước đây có cùng địa bàn hoạt động để duy trì thành một chi nhánh, do cắt giảm nhân sự thừa… Chi phí giảm xuống đồng nghĩa với doanh thu tăng lên là yếu tố sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng sau sáp nhập-mua lại hoạt động hiệu quả cao hơn. Thứ ba, gia tăng cơ sở khách hàng Bên cạnh việc gia tăng số lượng điểm giao dịch, việc mua bán và sáp nhập còn làm tăng cơ sở khách hàng nhờ tận dụng hệ thống khách hàng của nhau. Vì mỗi ngân hàng có một đặc thù kinh doanh riêng phù hợp với tiềm năng vốn có của nó, do vậy khi kết hợp lại sẽ có những lợi thế riêng để khai thác, bổ sung cho nhau. Còn đối với các thương vụ mua bán cổ phần, số lượng khách hàng tăng lên không chỉ là kết quả của phép cộng đơn thuần từ khách hàng của các đối tác mà chính là nhờ tận dụng lợi thế cộng hưởng và sự gia tăng vị thế của ngân hàng trên thị trường. Chẳng hạn, sáp nhập với Habubank, số lượng khách hàng cá nhân tại SHB tăng thêm là 9.611 khách hàng; số lượng khách hàng tổ chức tăng thêm là 182 khách hàng; số lượng tài khoản cá nhân tăng thêm là 115.592 tài khoản và tăng thêm 2.713 tài khoản của các tổ chức kinh tế. Dự kiến sau sáp nhập với GP Bank, VietinBank có thể tiếp cận cơ sở khách hàng không những của GP Bank, Petrolimex mà còn của một số công ty thành viên của Petrolimex như Công ty Bảo hiểm phi nhân thọ PJICO, công ty đứng hàng thứ 4 trên thị trường Việt Nam về bảo hiểm phi nhân thọ. Ước tính tổng số lượng khách hàng có thể đạt tới 15 triệu khách hàng. Thứ tư, Tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao của nhau, tăng cơ hội đầu tư, nâng cao vị thế của các ngân hàng sau sáp nhập Việc M&A đã góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng sau sáp nhập, không chỉ trong nước mà cả trên trường quốc tế, đặc biệt ở các cuộc M&A với các công ty hay ngân hàng lớn, các thương vụ mua bán sáp nhập có yếu tố nước ngoài do các NHTM trong nước tận dụng được nguồn vốn, công nghệ và năng lực quản lý điều hành cũng như các cơ hội kinh doanh ra bên ngoài nhất là trong điều kiện năng lực tài chính, năng lực kinh doanh và kinh nghiệm quản lý của các NHTM Việt Nam còn nhiều hạn chế như hiện nay. Chẳng hạn như: Sau sáp nhập, năm 2014 do tận dụng tốt cơ hội thị trường, thực hiện cơ cấu danh mục đầu tư và tập trung chủ yếu vào đầu tư trái phiếu Chính phủ, SCB là một trong 10 thành viên có thị phần lớn nhất trên thị trường trái phiếu Chính phủ theo xếp hạng của Sở giao dịch chứng khóa Hà Nội – HNX. Điều này đã giúp SCB nâng cao vị thế trên thị trường, tăng tỷ trọng tài sản thanh khoản, tài sản có sinh lời, từ đó nâng cao chất lượng bảng cân đối kế toán. Hay với việc IFC nắm giữ 10% hay Mitsubishi Tokyo UFJ nắm giữ 20% cổ phần, vị thế của VietinBank đã tăng lên đáng kể trong con mắt nhà đầu tư: Ngày 28/12/2012, Công ty xếp hạng danh tiếng Standard & Poor’s đã tăng mức xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành dài hạn của VietinBank từ B+ lên BB- với triển vọng “ổn định”. S&P cũng tăng mức xếp hạng dài hạn theo khu vực ASEAN của VietinBank từ “axBB” lên “axBB+”. Mức xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành ngắn hạn của VietinBank vẫn giữ nguyên ở mức B. Đồng thời, trái phiếu không đảm bảo có độ ưu tiên cao của VietinBank cũng được nâng từ B+ lên BB-. Tương tự vậy, ngày 16/11/2012, S&P cũng nâng xếp hạng tín nhiệm EximBank ở mức B+ với triển vọng ổn định với quan điểm EximBank sẽ được hưởng lợi từ sự hợp tác với cổ đông chiến lược nước ngoài nắm giữ 15% vốn là Tập đoàn Sumitomo Mitsui Banking Corp. Như vậy, để tồn tại, cạnh tranh và phát triển, M&A là xu hướng tất yếu bởi các ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A đã mở ra một chu kỳ phát triển mới. M&A đã đem lại cho các NHTM Việt Nam giá trị gia tăng lớn hơn so với khi các ngân hàng này đứng riêng rẽ nhờ đạt được lợi ích kinh tế theo quy mô lớn hơn, tăng uy tín, thương hiệu, giảm chi phí, khai thác tối đa lợi thế kinh doanh của các bên tham gia, phát triển cơ sở khách hàng, mạng lưới phân phối... từ đó góp phần tăng cường vị thế, khả năng cạnh tranh trên thương trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các ngân hàng. /. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thị Loan, 2011, hoạt đông M&A các NHTM Việt Nam – thực trạng và giải pháp. Đề tài cấp ngành, mã số KNH 2010 -03 2. Nguyễn Ngọc Lý (2013) M&A ngân hàng Việt Nam – Những vấn đề đặt ra từ thương vụ sáp nhập NHTMCP Sài gòn – Đệ Nhất – Tín nghĩa, tạp chí KH và Công nghệ 105 (05). 3. Trần Thị Thu Hường - Nguyễn Bích Ngọc (TC Thị trường - Tài chính - Tiền tệ số 9.5.2014) 4. Nguyễn Huy Khánh (2014) tái cơ cấu NHTM Việt Nam với hoạt động M&A, tài chính DN số 06 (131) – 2014 5. Kỷ yếu hội thảo khoa học “quản trị tài chính đối với các NHTMCP Việt Nam sau sáp nhập – thực trạng và giải pháp, NXB Bách khoa, Hà Nội 2016 6. Một số Website