Sâu đầu đen Hại Dừa Và Biện Pháp Phòng Trừ - Hợp Trí

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, sâu đầu đen được ghi nhận xuất hiện đầu tiên ở xã Phú Long, huyện Bình Đại và xã Hữu Định, huyện Châu Thành của tỉnh Bến Tre vào tháng 7 năm 2020. Đến cuối tháng 3/2021, toàn tỉnh Bến Tre đã có hơn 160 ha vườn dừa bị sâu đầu đen tấn công. Trong đó, diện tích dừa bị gây hại nặng khoảng 51 hecta, phải đốn bỏ. Vì vậy để ngăn chặn kịp thời thiệt hại của vườn dừa, cần có biện pháp phòng trừ hiệu quả đối tượng dịch hại này.

1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC

TrungCuaSau

Hình 1. Trứng của sâu đầu đen

Sâu đầu đen có tên khoa học là Opisina arenosella, thuộc họ bướm đêm (Oecophoridae), bộ cánh vảy (Lepidoptera). Trứng sâu đầu đen có hình cầu, màu trắng đục (Hình 1), sắp nở chuyển màu hồng. Trứng được đẻ rải rác ở mặt dưới lá. Giai đoạn trứng kéo dài từ 4 – 5 ngày.

Ấu trùng sâu đầu đen có màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến hồng nhạt, có 3 đường màu nâu chạy dọc trên lưng, cơ thể sâu nhỏ dần từ đầu đến ngực và bụng (Hình 2). Ấu trùng thường có 5 tuổi. Tuy nhiên, trong điều kiện phòng thí nghiệm ấu trùng có thể trải qua 8 giai đoạn phát triển trong vòng 46 ngày.

AuTrung 01 AuTrung 02 AuTrung 03 AuTrung 04 AuTrung 05

Hình 2. Ấu trùng sâu đầu đen năm độ tuổi

Ấu trùng hoá nhộng ngay trên lá chét của tàu dừa, chúng nhả tơ kết lại từ các mảnh vụn (chất thải của ấu trùng) thành kén và hoá nhộng bên trong, nhộng có màu nâu nhạt và chuyển sang màu nâu sẫm lúc sắp nở (Hình 3). Giai đoạn nhộng có thể kéo dài từ 9 – 11 ngày ở nhiệt độ phòng.

Nhong 01 Nhong 02

Hình 3. Nhộng của sâu đầu đen

Thành trùng sâu đầu đen thuộc họ ngài đêm, cánh trước màu trắng xám với những chấm màu nâu rải rác trên cánh (Hình 4). Ban ngày, chúng thường ẩn náu ở mặt dưới lá chét và những bụi rậm bên dưới tán lá dừa. Thành trùng cái đẻ trứng thành từng nhóm trên đường đục của những lá bị ấu trùng phá hại. Một con cái trưởng thành có thể đẻ khoảng 49 – 490 trứng. Trong điều kiện nhiệt độ phòng, thời gian sống trung bình của thành trùng là 5,8 ngày.

ThanhTrung 01 ThanhTrung 02

Hình 4. Thành trùng sâu đầu đen hại dừa

2. ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI

Ấu trùng các tuổi gây hại bằng cách ăn phần thịt ở mặt dưới lá và chừa lại lớp biểu bì mặt trên lá chét, chúng thải phân sau đó nhả tơ kết thành các “đường hầm” ngay mặt dưới lá và trú ẩn bên trong đó (Hình 5. a & b). Phần biểu bì còn lại sau khi bị sâu cắn phá sẽ khô và chết dần (Hình 5. c). Ngoài gây hại trên lá, khi mật số sâu tăng cao chúng còn gây hại cả vỏ trái và trên thân cây dừa.

Một lá chét có thể có hàng chục con sâu cùng cắn phá, cũng vì thế mà tốc độ cắn phá của chúng rất nhanh và gây ra những thiệt hại rất lớn (Hình 6).

TrieuChungGayHai 01 TrieuChungGayHai 02 TrieuChungGayHai 03

Hình 5. Triệu chứng gây hại lá dừa của sâu đầu đen

SauDauDen CanPhaDua 01 SauDauDen CanPhaDua 02

Hình 6. Sâu đầu đen cắn phá mặt dưới lá chét (a) làm lá cháy khô, tàu dừa trở nên xơ xác (b)

3. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

3.1 Biện pháp tổng hợp

  • Thăm vườn thường xuyên, phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu đầu đen để có biện pháp quản lý kịp thời.
  • Cắt tỉa và tiêu hủy những lá chét, tàu dừa bị sâu gây hại bằng cách đốt hoặc ngâm trong nước ngay sau khi cắt xuống, việc này có tác dụng tiêu diệt ấu trùng, nhộng và trứng sâu.
  • Biện pháp sinh học: sâu đầu đen hại dừa được ghi nhận là có nhiều loài thiên địch tấn công chúng trong tự nhiên như ong kí sinh Goniozus nephantidis (Muesebeck), ong bắp cày Bracon brevicornis và Goniozus nephantidis. Tuy nhiên, việc sử dụng thiên địch cần được triển khai sớm trong điều kiện mật số sâu chưa cao, do thiên địch cần có thời gian sinh sôi và thích nghi với môi trường. Biện pháp này chưa được nhiều nông dân áp dụng.

3.2 Biện pháp hoá học

  • Vào đợt bùng phát dịch sâu đầu đen hồi đầu tháng 03 năm 2021, công ty cổ phần đầu tư Hợp Trí phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre triển khai khảo nghiệm sản phẩm Acitmax 50WG liều lượng 15 g/25L phòng trừ sâu đầu đen hại dừa.
  • Kết quả khảo nghiệm cho thấy Actimax 50WG có hiệu quả rất cao đối với sầu đầu đen Opisina arenosella Walker, mật số sâu giảm mạnh (Hình 7) và hiệu lực của thuốc đạt trên 90% thời điểm 14 ngày sau khi phun (Hình 8).
Chart Actimax 01

Hình 7. Mật số sầu đầu đen gây hại cây dừa ở các thời điểm sau phun Actimax 50WG (Nguồn: Chi cục TT & BVTV tỉnh Bến Tre)

Chart Actimax 02

Hình 8. Hiệu lực trừ sâu đầu đen gây hại cây dừa của thuốc Actimax 50WG ở các thời điểm sau phun (Nguồn: Chi cục TT & BVTV tỉnh Bến Tre)

TruocPhun

Sâu đầu đen lúc trước phun

PhunActimax 3NSP

Sâu đầu đen chết lúc 3 ngày sau phun

PhunActimax 7NSP

Sâu đầu đen chết lúc 7 ngày sau phun

Hình 9. Sâu đầu đen trước phun thuốc và tại các thời điểm sau phun thuốc

Actimax 50WG
  • ACTIMAX 50WG là thuốc trừ sâu gốc sinh học thế hệ mới với hoạt chất Emamectin benzoate trích ly trong quá trình lên men vi khuẩn Streptomyces avermitilis.
  • Hoạt chất Emamectin benzoate tấn công cơ chế dẫn truyền xung động thần kinh làm cho sâu hại bị tê liệt và chết.
  • Ngoài cơ chế tiếp xúc, Actimax 50WG còn có khả năng vị độc, sâu rầy chích hút hay ăn phải thuốc sẽ ngừng ăn, tê liệt và chết sau 2 – 4 ngày.

KS. Ngô Văn Thịnh

Phòng NC & PTSP

Từ khóa » Cây Dừa Bị Sâu đục Thân