Xin Hỏi Dùng Thuốc Gì Trị đuông đục Thân Cây Dừa?

Xin hỏi dùng thuốc gì trị đuông đục thân cây dừa?

Ngày đăng: 04-08-2014 | Chuyên mục: Câu hỏi - Giải đáp | Tác giả:

Hỏi

Xin hỏi dùng thuốc gì trị đuông đục thân cây dừa?

image

Email: nhutquy3795@yahoo.com

Trả lời:Sâu đuông là côn trùng gây hại nguy hiểm nhất bởi vì rất khó phát hiện khi nó bắt đấu tấn công đọt non, đến khi phát hiện ra thì đỉnh sinh trưởng đã bị phá hủy, cây dừa chết mà không thể cứu được. Con trưởng thành và sâu non đều phá hại cây dừa nhưng chủ yếu là sâu non. Sâu non thường tấn công và gây hại nặng đối với những cây dừa còn tơ hay cây sắp vươn lóng, đuông cũng có thể tấn công ở gốc thân, khi dừa đã lớn sự gây hại không còn quan trọng nữa. Sâu non thường hoạt động và gây hại vào đầu mùa mưa trong năm. Sâu đuông là loại côn trùng xâm nhập thứ câp, chủ yếu tấn công cây từ những vết thương do kiến vương gây ra hoặc vết thương cơ giới trên cây, các bầu rễ phình to và trồi cao trên mặt đất,….vì các vết thương là nơi đẻ trứng rất tốt cho sâu đuông và ở đó trứng sẽ nở thành sâu non tấn công gây hại cho cây.• Biện pháp phòng trừ: - Biện pháp phòng ngừa sự phá hại của Kiến Vương cũng là phòng ngừa sâu đuông vì sâu đuông là côn trùng xâm nhập thứ cấp. Nhằm ngăn cản sự tấn công của sâu đuông cần tránh những tổn thương trên thân dừa, tạo chổ đẻ cho đuông.- Dọn vệ sinh thông thoáng tán dừa và trong vườn dừa. - Thường xuyên kiểm tra và chăm sóc vườn dừa để kịp thời phát hiện sâu đuông lúc mới bắt đầu xuất hiện thì việc phòng trừ mới mang lại hiệu quả. Khi thấy triệu chứng bị phá hại, áp tai vào thân cây sẽ nghe tiếng động đục phá bên trong thân. Có thể tiến hành phòng trừ bằng cách khoan sâu vào trong thân ( gần vùng sâu đuông gây hại), sau đó cho thuốc trừ sâu Basudin 10H hoặc thuốc trừ sâu lưu dẫn (nếu thuốc dạng nước thì tẩm vào bông gòn ) vào lổ khoan và bịt kín lại bằng đất sét. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc hóa học ở giai đoạn dừa đang mang trái thì phải chú ý đảm bảo thời gian cách ly vì thuốc có thể gây mùi trong nước dừa, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.Chúc bạn thành công.

Nguyễn Thị NguyệtChi cục Bảo vệ thực vật

Từ khóa » Cây Dừa Bị Sâu đục Thân