Sau Khi Tán Sỏi Thận Nên ăn Gì để Nhanh Hồi Phục Sức Khỏe?

Sau khi tán sỏi thận nên ăn gì để phục hồi nhanh là thắc mắc chung của nhiều người bệnh đã và đang chuẩn bị tiến hành điều trị bằng phương pháp này. Chế độ ăn sau tán sỏi thận là rất quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi cũng như giảm đối đa nguy cơ biến chứng hậu phẫu.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Sau khi tán sỏi thận nên ăn gì?
    • 1.1. Uống nhiều nước
    • 1.2. Sau khi tán sỏi thận nên ăn gì – Bổ sung nhiều hoa quả
      • Hoa quả họ cam, quýt
      • Trái cây chứa vitamin C
    • 1.3. Tăng cường bổ sung các thực phẩm lợi niệu và dễ tiêu hóa
    • 1.4. Sau khi tán sỏi thận nên ăn gì –  Ăn thực phẩm giàu canxi
    • 1.5. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D
  • 2. Những thực phẩm cần tránh sau tán sỏi thận
    • 2.1. Giảm lượng muối trong chế độ ăn
    • 2.2. Những thực phẩm có hàm lượng oxalate cao
    • 2.3.Hạn chế đường và đồ ngọt
    • 2.4. Hạn chế lượng đạm trong bữa ăn
    • 2.5 Hạn chế các loại thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ
    • 2.6. Tránh thực phẩm chứa nhiều kali
  • 3. Lưu ý về chế độ ăn uống sau khi tán sỏi thận để nhanh hồi phục

1. Sau khi tán sỏi thận nên ăn gì?

Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học – công nghệ, các kỹ thuật tiên tiến và hiện đại đã và đang được áp dụng phổ biến trong điều trị sỏi thận, tiết niệu. Các chỉ định can thiệp ngoại khoa như tán sỏi thận qua da bằng sóng xung kích, nội soi ngược dòng lấy sỏi thận bằng ống mềm, tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ bằng laser với những ưu điểm vượt trội như lấy sỏi nhanh, xâm lấn tối thiểu, an toàn và hiệu quả cao.

Tuy nhiên, để sạch sỏi thận hoàn toàn, quá trình chăm sóc và điều trị sau tán sỏi đặc biệt quan trọng, bởi:

– Bệnh lý tạo sỏi chưa được điều trị dứt điểm, tỷ lệ tái phát sỏi rất cao.

– Các mảnh sỏi vụn cần thời gian để di chuyển xuống bàng quang và tống xuất ra ngoài cơ thể.

– Một số mảnh sỏi có thể bị bám dính vào thành niệu quản hoặc chạy lên đài – bể thận.

Mặt khác, sau khi tán sỏi thận, người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khó chịu như: Đau do tổn thương thận, niệu quản; tiểu ra máu do tổn thương niệu quản; nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Do đó, để giúp tăng cường tống xuất các mảnh sỏi ra ngoài; ngăn ngừa nguy cơ hình thành và kết tinh tạo sỏi đồng thời làm hạn chế tối đa các triệu chứng khó chịu, người bệnh sau khi tán sỏi thận nên ăn gì?

1.1. Uống nhiều nước

Uống thật nhiều nước là nguyên tắc số một trong điều trị các bệnh về thận, đặc biệt là bệnh lý sỏi thận. Việc bổ sung đủ nước sẽ giúp tăng cường quá trình bài tiết nước tiểu. Khi đó, những cặn sỏi còn sót lại có thể dễ dàng tự đào thải ra ngoài qua đường niệu. Đồng thời, khi cơ thể được cung cấp đủ nước làm hạn chế khả năng lắng đọng của các tinh thể có trong nước tiểu, từ đó làm giảm nguy cơ tái phát sỏi.

Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh nên bổ sung từ 2-3 lít nước mỗi ngày. Nước có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như: Nước lọc, nước hoa quả như nước táo, nước cam, nước dưa hấu… nước canh, nước súp trong bữa ăn.

Sau khi tán sỏi thận nên ăn gì để mau khỏe

Sau khi tán sỏi thận cần uống nhiều nước.

1.2. Sau khi tán sỏi thận nên ăn gì – Bổ sung nhiều hoa quả

Hoa quả là loại thực phẩm người bệnh nên bổ sung trong thực đơn “sau khi tán sỏi thận nên ăn gì?”. Bởi chúng có chứa nhiều vitamin và dưỡng chất rất tốt cho cơ thể. Đối với người bệnh sau tán sỏi, việc bổ sung nhiều loại trái cây là điều cần thiết để nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Trong đó, có một số loại hoa quả mà người bệnh sau tán sỏi thận nên đặc biệt ăn nhiều, bao gồm:

Hoa quả họ cam, quýt

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các loại hoa quả họ nhà cam, quýt (Citrus) có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển sỏi thận rất tốt. Đây là nguồn cung cấp citrat tự nhiên cho cơ thể. Các hợp chất citrat sẽ cạnh tranh với oxalate để liên kết với canxi trong cơ thể. Từ đó giúp giảm lượng canxi oxalat tạo thành, làm hạn chế nguy cơ gây sỏi thận. Một số loại trái cây họ cam, quýt người bệnh nên bổ sung bao gồm cam, chanh, bưởi, quýt..

Trái cây chứa vitamin C

Vitamin C từ thực phẩm tự nhiên rất tốt cho sự hồi phục sức khỏe cho người sau phẫu thuật. Vitamin C được xem là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp bảo vệ cơ thể khi có khả năng chống lại sự hoạt động của các gốc tự do. Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ nhiều vitamin C có thể làm tăng lượng chất chống oxy hóa trong máu lên đến 30%. Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ có khả năng phòng chống lại các bệnh viêm nhiễm.

Do đó, việc ăn trái cây chứa nhiều Vitamin C sẽ giúp người bệnh tăng cường năng lượng, làm giảm các cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Hoa quả giàu vitamin C mà người bệnh mổ sỏi thận nên ăn bao gồm:

– Ổi: Đây là loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C bậc nhất trong các loại trái cây. Ngoài ra, trong ổi cũng có nhiều kali, mangan, acid folic… và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn quá nhiều ổi xanh, bởi chúng có thể gây táo bón không tốt cho người vừa làm phẫu thuật.

– Kiwi: Đây là loại trái cây nhập khẩu từ nước ngoài có chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể.

– Đu đủ: Mỗi 100g đu đủ chứa tới khoảng 62mg vitamin C. Ngoài ra, sử dụng 1 ly đu đủ mỗi ngày giúp giảm viêm, cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa oxy hóa tốt.

1.3. Tăng cường bổ sung các thực phẩm lợi niệu và dễ tiêu hóa

Phần lớn người bệnh sau khi tán sỏi thận đều đặt ống thông niệu quản. Do đó, chế độ ăn uống lợi niệu sẽ có tác dụng giúp người bệnh bài xuất các mảnh sỏi vụn, các nhân sỏi nhỏ, cặn máu, dịch máu, cặn máu hay các thành phần hữu hình trên thận – niệu quản theo ống thông xuống bàng quang, đái ra ngoài.

Một số thực phẩm giúp lợi tiểu như: Rau cần tây, rau cải, củ cải đường, nước cam hoặc chanh, nước ngô non luộc hoặc nước râu ngô, nước đậu đen (không đường hoặc ít đường)…

Bên cạnh đó, ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa giúp người bệnh nhanh hấp thu các chất dinh dưỡng để  nhanh hồi phục sức khỏe, mau liền các tổn thương niêm mạc – thành niệu quản. Một số thực phẩm giúp dễ tiêu hóa bao gồm: rau lang, khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau nhiếp cá, đậu phụ, chuối, súp lơ,…

Thực phẩm lợi niệu và dễ tiêu hóa là nhóm thực phẩm người bệnh cần bổ sung trong thực đơn "sau khi tán sỏi thận nên ăn gì?"

Thực phẩm lợi niệu và dễ tiêu hóa là nhóm thực phẩm người bệnh cần bổ sung trong thực đơn “sau khi tán sỏi thận nên ăn gì?”

1.4. Sau khi tán sỏi thận nên ăn gì –  Ăn thực phẩm giàu canxi

Nhiều ý kiến cho rằng canxi là yếu tố hình thành sỏi thận. Việc hấp thu nhiều canxi sẽ làm tăng nguy cơ hình thành và tái phát sỏi. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi tán sỏi thận, người bệnh lại cần bổ sung đầy đủ lượng canxi cho cơ thể. Bởi khi lượng canxi cung cấp ít hơn bình thường, cơ thể sẽ hấp thu thêm nhiều oxalat ở ruột. Chính chất này là nguyên nhân chủ yếu hình thành nên sỏi thận. Do đó, để  tăng cường chức năng thận và phòng tránh nguy cơ tái phát sỏi, người bệnh sau tán sỏi cần bổ sung mỗi ngày khoảng 1000 mg là vừa đủ. Một số loại thực phẩm giàu canxi như: sữa, phô mai, sữa chua, đậu phụ, cá hồi và các loại cá biển…

1.5. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D và canxi là hai chất có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vitamin D giúp tăng cường sự chuyển hóa canxi trong cơ thể. Khi lượng canxi giảm khiến nồng độ oxalat có trong nước tiểu giảm theo. Từ đó ngăn ngừa tạo thành các sỏi oxalat trong thận.

Vì vậy, người bệnh bị sỏi thận hoặc người mới tán sỏi nên xây dựng chế độ ăn cung cấp nhiều vitamin D. Tốt nhất nên bổ sung các loại sản phẩm như: Lòng đỏ trứng, sữa đậu nành, phô mai,…

2. Những thực phẩm cần tránh sau tán sỏi thận

Bên cạnh những nhóm thực phẩm sau khi tán sỏi thận nên ăn gì thì cũng có những loại cần tránh sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Cụ thể như sau:

2.1. Giảm lượng muối trong chế độ ăn

Chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân hàng đầu hình thành các gốc oxalate trong cơ thể – tiền đề tạo ra sỏi thận và có thể làm suy giảm chức năng thận. Do đó, bên cạnh việc uống nhiều nước, việc giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng là yêu cầu bắt buộc trong điều trị sỏi thận.

Thông thường, loại muối được sử dụng làm gia vị trong chế biến thức ăn thường là NaCl (natri clorua) và là nguồn cung cấp natri thường xuyên nhất cho cơ thể. Natri là khoáng chất đóng vai trò cân bằng áp suất thẩm thấu trong lòng mạch, đảm bảo đào thải một lượng vừa đủ nước và các chất điện giải khỏi cơ thể.

Chế độ ăn ít muối sẽ đảm bảo lượng natri trong cơ thể luôn ở mức độ thấp. Khi hàm lượng natri thấp sẽ hạn chế lượng canxi thải loại ra ngoài. Từ đó, cơ thể giảm hấp thu oxalat ở ruột và ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi thận.

Ngoài ra, người bệnh cần tránh tuyệt đối các thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối như đồ đóng hộp, thịt hun khói, đồ muối chua, bim bim, snack,…

Trả lời sau khi tán sỏi thận nên ăn gì

Chế độ ăn ít muối giúp làm giảm nguy cơ hình thành và tái phát sỏi thận

2.2. Những thực phẩm có hàm lượng oxalate cao

Oxalate cao được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hình thành sỏi thận. Do đó người bị sỏi thận cần tránh tuyệt đối những thực phẩm có gốc oxalate rau bina, củ cải đường… để hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ.

2.3.Hạn chế đường và đồ ngọt

Đường và các loại đồ ngọt có chứa hàm lượng sucrose và fructose rất cao. Đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ gây sỏi thận và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Đặc biệt, các loại socola còn có khả năng làm tăng gốc oxalate. Do đó người bệnh cần lưu ý hạn chế tối đa các loại thực phẩm này để tránh nguy cơ tái phát sỏi thận.

2.4. Hạn chế lượng đạm trong bữa ăn

Đạm có khả năng làm tăng nguy cơ tích tụ axit uric trong máu, đồng thời có thể khiến tinh thể muối urat hình thành, tích tụ tại thận và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Do đó, người bệnh cần hạn chế lượng đạm trong khẩu phần ăn, đặc biệt là các loại loại thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ hoặc một số loại rau củ quả khác…

2.5 Hạn chế các loại thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ

Các loại thức ăn nhanh và những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ chứa hàm lượng đạm cao làm gia tăng lượng muối nạp vào cơ thể. Do đó, việc hấp thụ quá nhiều các loại thực phẩm này có thể làm ảnh hưởng đến chức năng thận và làm tăng nguy cơ hình thành các căn bệnh khác như tiểu đường, béo phì…

Đối với người bệnh sỏi thận cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm này. Người bệnh nên ưu tiên cách chế biến như luộc, hấp thay vì chiên, xào món ăn.

2.6. Tránh thực phẩm chứa nhiều kali

Lượng kali trong máu tăng cao sẽ làm tăng áp lực cho thận và làm giảm khả năng đào thải của thận. Từ đó có thể dẫn tới việc hình thành sỏi và ngăn ngừa đào thải sỏi ra ngoài cơ thể. Do đó người sau tán sỏi thận nên tránh các thực phẩm chứa nhiều kali như chuối, bơ,khoai tây…

3. Lưu ý về chế độ ăn uống sau khi tán sỏi thận để nhanh hồi phục

Xây dựng chế độ ăn cho người bệnh sau khi tán sỏi thận là một điều không hề dễ dàng. Do cần lưu ý một số vấn đề như sau:

– Tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về những thực phẩm nên ăn và nên kiêng để có thể đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

– Xây dựng khẩu phần ăn hằng ngày cần đảm bảo có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

– Thực đơn cho người bệnh nên có sự đa dạng hằng ngày.

– Mặc dù có nhiều loại thực phẩm chức năng cung cấp các vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, sau khi tán sỏi thận, người bệnh cần hạn chế hoặc không nên sử dụng chúng. Bởi dùng quá nhiều thuốc cùng lúc sẽ gây ra gánh nặng lên gan và thận của người bệnh.

Bài viết trên đây đã đưa ra câu trả lời cho bạn đọc về vấn đề sau khi tán sỏi thận nên ăn gì. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định quá trình điều trị bệnh sỏi thận có hiệu quả hay không. Chính vì vậy việc nắm được những nguyên tắc dinh dưỡng thiết yếu, đồng thời hạn chế tối đa các thực phẩm không tốt trong chế độ ăn uống sẽ giúp cho việc điều trị dứt điểm, giảm nguy cơ tái phát về sau.

Từ khóa » Người Bị Sỏi Thận Nên ăn Trái Cây Gì