Sau Tiêm 2 Mũi Vắc Xin COVID-19, Có Cần Làm Xét Nghiệm Kháng Thể?

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
  • Home
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Hình ảnh hoạt động
  • Bảng giá dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ tiêm chủng
    • Bảng giá dịch vụ Xét nghiệm, Khám chữa bệnh
    • Bảng giá khám, tư vấn sức khoẻ
    • Bảng giá quầy thuốc
    • Bảng giá khám, tư vấn, điều trị phơi nhiễm HIV
    • Bảng giá thu phí hoạt động Kiểm dịch Y tế quốc tế
    • Bảng giá dịch vụ quan trắc môi trường lao động
    • Bảng giá khám bệnh nghề nghiệp
    • Bảng giá dịch vụ xét nghiệm mẫu nước
  • Hoạt động chuyên môn
    • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng, chống HIV/AIDS
    • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
    • Dinh dưỡng
    • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
    • Bệnh nghề nghiệp
    • Sức khỏe sinh sản
    • Truyền thông, giáo dục sức khỏe
    • Ký sinh trùng - Côn trùng
    • Kiểm dịch y tế quốc tế
    • Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng
    • Phòng khám đa khoa
  • Truyền thông COVID-19
    • Áp phích truyền thông
    • Infographics truyền thông
    • File phát thanh truyền thông
    • Tờ rơi truyền thông
    • Hướng dẫn phòng chống dịch
  • Văn bản
    • Công văn
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Nghị định
    • Thông báo
    • Kế hoạch
  • Báo cáo hoạt động
    • Tuyến Quận, huyện và các Bệnh viện
    • Báo cáo Khoa, phòng
Hội thảo triển khai hoạt động kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều vắc xin cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học Bộ Y tế điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở mới Tập huấn nâng cao năng lực về phòng, chống thừa cân - béo phì ở trẻ em Hội thảo khoa học “Bệnh viêm màng não do não mô cầu và vắc xin phòng ngừa” Đà Nẵng Triển khai tiêm chủng vắc xin phòng bệnh uốn ván- bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
  • Trang nhất
  • Hoạt động chuyên môn
  • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
6 2 banner2 1 Sau tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19, có cần làm xét nghiệm kháng thể? Thứ tư - 06/10/2021 17:13 Mục tiêu của việc tiêm vắc xin là phòng bệnh, việc người dân đổ xô đi xét nghiệm đo kháng thể như hiện nay là điều không cần thiết. Hơn nữa, mỗi loại vắc xin có một tỉ lệ tạo kháng thể khác nhau, mỗi giai đoạn kết quả xét nghiệm lại khác nhau nên việc xét nghiệm đo kháng thể hầu như không mang lại giá trị nhiều. Những ngày gần đây, đánh vào tâm lý e ngại và mong muốn tìm hiểu về nồng độ kháng thể mà cơ thể mình có được sau khi tiêm vắc xin hoặc sau khi mắc COVID-19, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều quảng cáo làm dịch vụ xét nghiệm định lượng kháng thể SARS - CoV - 2. Theo những quảng cáo này cho rằng, xét nghiệm định lượng kháng thể để đánh giá khả năng sinh kháng thể sau khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19 là cần thiết; đã khiến không ít người dân đi làm các xét nghiệm và tạo tâm lý hoang mang nếu kết quả xét nghiệm cho chỉ số thấp. xet nghiem Theo các nhà khoa học cho biết, trước khi làm xét nghiệm chúng ta phải trả lời được câu hỏi: Ngưỡng kháng thể là bao nhiêu thì an toàn? Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, câu hỏi này cũng chưa có khuyến nghị chính thức. Tất nhiên, nếu chỉ số càng cao thì càng tốt, điều này chứng tỏ cơ thể đã sinh được nhiều kháng thể. Nhưng nếu nồng độ đạt được từ 50AU/mL trở lên là rất đáng mừng. Ngoài ra, chúng ta cần hiểu rõ về chỉ số kháng thể COVID-19 như sau: - Lượng kháng thể tồn tại trong máu sẽ giảm dần theo thời gian. - Kháng thể giúp bảo vệ một người trước COVID-19, nhưng không hoàn toàn giúp chúng ta miễn nhiễm với virus SARS-CoV2-2. - Xét nghiệm tìm kháng thể là chẩn đoán một người đã từng nhiễm bệnh, đang mắc COVID-19 và có nguy cơ nhiễm bệnh. - Kháng thể giúp nếu mắc COVID-19 sẽ ít triệu chứng hơn. - Một người xét nghiệm có kháng thể cũng không thể chắc chắn khẳng định người đó có đang bị nhiễm virus SARS-CoV-2, nên không được dùng để xét nghiệm khẳng định COVID-19. Hơn nữa, theo thời gian, lượng kháng thể này cũng sẽ giảm dần. Do đó, chỉ số kháng thể có thấp cũng không hề đáng lo ngại. Kháng thể là gì? Kháng thể có thể hiểu đơn giản nó chính là hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus. Trong cơ thể người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, luôn có một lượng kháng thể tự nhiên nhất định. Chúng giúp cơ thể phòng ngừa sự tấn công của các virus, vi khuẩn. Đó chính là lý do một người khỏe mạnh ít khi nhiễm bệnh, hoặc có nhiễm bệnh cũng có thể nhẹ hơn và nhanh khỏi hơn những người có hệ miễn dịch suy yếu. Tuy nhiên, lượng kháng thể này rất thấp, khoảng 5.9AU/mL chưa đủ để đáp ứng miễn dịch đối với các loại tấn công của dịch bệnh. Do đó, tiêm vắc xin là một cách tạo ra kháng thể chủ động, với lượng lớn hơn nhiều lần, giúp cơ thể có hàng rào bảo vệ tốt hơn. Nhưng nồng độ kháng thể chủ động có được sau tiêm vắc xin ở mỗi người lại khác nhau. Không phải cứ tiêm đủ 2 mũi vắc xin là cơ thể tạo ra được nồng độ kháng thể cao như nhau. Cũng như các loại vắc xin khác, sau khi tiêm vắc xin COVID-19, mỗi người lại có khả năng đáp ứng với vắc xin khác nhau. Do đó nồng độ kháng thể được sinh ra cũng không giống nhau. Với người được tiêm vắc xin, kháng thể chỉ có được sau khoảng 2-3 tuần tiêm vắc xin. Với người đã nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi khỏi cũng tạo ra kháng thể này. Nồng độ kháng thể sau tiêm vắc xin COVID-19 từ 15AU/mL là đáp ứng miễn dịch với virus SARS-CoV-2. Nồng độ kháng thể dưới 12AU/mL là chưa đáp ứng miễn dịch. Những người đã tiêm 1 mũi vắc xin ngừa COVID-19 có kháng thể với virus SARS-CoV-2 với định lượng trung bình là 67.53AU/mL - gấp khoảng 4-5 lần so với ngưỡng đáp ứng miễn dịch. Người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19 có định lượng kháng thể này là 278.81AU/mL trong vòng sau 1 tuần., cao gấp khoảng 18 lần so với ngưỡng đáp ứng miễn dịch. 2 tuần tiếp theo, định lượng này tăng lên hơn 21 lần. Có cần kiểm tra định lượng kháng thể hay không? Hiện nay, xét nghiệm định lượng kháng thể SARS- CoV-2 đang thực hiện ở đa số phòng Lab là định lượng kháng thể IgG. Nói về kháng thể thì có thể chia 2 loại: - Kháng thể liên kết (binding antibody) gồm: IgM, IgG,IgA.... - Kháng thể trung hòa (neutralizing antibody). Do đó xét nghiệm định lượng kháng thể hiện nay chỉ thể hiện được lượng IgG, nó không phản ánh được tổng lượng kháng thể cơ thể tạo ra (các kháng thể hòa tan và kháng thể liên kết khác). Vì vậy nếu chỉ dựa vào chỉ số IgG đơn độc đánh giá tình trạng miễn dịch là không có nhiều ý nghĩa. Ngoài ra, một hàng rào cực kỳ quan trọng, hơn cả lượng kháng thể cao bao nhiêu - đó chính là các tế bào nhớ, các B cell memory... Nói cách khác, khi virus hay một phần virus xâm nhập vào cơ thể, ngoài việc sinh ra các loại kháng thể kể trên, cơ thể chúng ta còn có một đội ngũ các tế bào nhớ. Đội ngũ này sẽ ghi nhớ bộ mặt virus hoặc kháng nguyên. Các tế bào này tồn tại rất lâu, được tính bằng nhiều năm. Và khi có virus xâm nhập lần tiếp theo, các tế bào này sẽ nhận ra và nhanh chóng khởi động hệ thống, sản xuất ồ ạt các kháng thể để tiêu diệt mầm bệnh. Sự tồn tại của các tế bào này không thể hiện trên các xét nghiệm thông thường chúng ta đang làm. Mục tiêu của việc tiêm vắc xin là phòng bệnh, việc người dân đổ xô đi xét nghiệm đo kháng thể như hiện nay là điều không cần thiết. Hơn nữa, mỗi loại vắc xin có một tỉ lệ tạo kháng thể khác nhau, mỗi giai đoạn kết quả xét nghiệm lại khác nhau nên việc xét nghiệm đo kháng thể hầu như không mang lại giá trị nhiều. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh, sau khi tiêm vắc xin COVID-19, cơ thể tạo ra kháng thể. Người được tiêm đủ 2 mũi vắc xin có được hệ miễn dịch với virus tốt hơn nhiều so với người không được tiêm. Phước Bình (Theo SK&ĐS) Tags: kết quả, hiện nay, phòng bệnh, giai đoạn, mục tiêu, cần thiết, hơn nữa, giá trị, kháng thể, như không

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.3 - 3 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận

Những tin mới hơn

  • Các thẻ màu xanh, vàng, đỏ trên app PC-Covid có tác dụng gì?

    (06/10/2021)
  • 4 cấp độ 'thích ứng an toàn' với dịch COVID-19

    (15/10/2021)
  • 6 biện pháp đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

    (20/10/2021)
  • Các cơ sở khám chữa bệnh sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch COVID-19 ở cấp độ 4

    (26/10/2021)
  • Chủ động phòng bệnh Tay chân miệng cho trẻ

    (29/10/2021)
  • Những điều cần biết về tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em

    (31/10/2021)
  • Các chuyên gia kêu gọi bỏ thuốc lá trong bối cảnh đại dịch COVID-19

    (01/11/2021)
  • Những lưu ý trước, trong và sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid- 19 cho trẻ em

    (01/11/2021)
  • Những điều cần biết về vắc xin phòng bệnh Sởi

    (26/11/2021)
  • Covid-19 với cảm lạnh, đừng nhầm lẫn triệu chứng

    (26/11/2021)

Những tin cũ hơn

  • Bộ Y tế yêu cầu vừa đảm bảo chống dịch COVID-19 vừa điều trị sốt xuất huyết

    (04/10/2021)
  • Hướng dẫn xét nghiệm, cách ly phòng dịch COVID-19 với người đi lại giữa các vùng nguy cơ

    (04/10/2021)
  • Cần có 3 loại “vaccine” đặc biệt này để sống chung với COVID-19

    (01/10/2021)
  • Những hoạt động nào được hoạt động trở lại từ 0h hôm nay?

    (30/09/2021)
  • Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bệnh Dại 28/9: Tuyệt đối không chủ quan với bệnh dại

    (28/09/2021)
  • “Xét nghiệm là then chốt, vắc xin là căn cơ để thích ứng an toàn có kiểm soát”

    (24/09/2021)
  • Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết "rình rập" tấn công trẻ

    (22/09/2021)
  • Thông tin về 8 loại vaccine COVID-19 đã được Việt Nam cấp phép sử dụng

    (21/09/2021)
  • Hỏi nhanh - đáp gọn về tiêm vắc xin phòng Covid-19

    (16/09/2021)
  • Kiểm tra thông tin tiêm chủng vaccine COVID-19 ở đâu?

    (15/09/2021)
Số ĐIỆN THOẠI
  • Liên hệ công việc 0236.3890.407
  • Đường dây nóng 0905.108.844 (Không TV tiêm chủng)
Tổng đài tư vấn
  • Tổng đài tư vấn: (Hoạt động trong giờ hành chính không tính Lễ, Tết) - Thứ 7, CN: Buổi sáng 1900.988.975
  • Tư vấn tiêm chủng 1900.988.975 ấn phím 1 hoặc phím 2
  • Tư vấn sức khỏe sinh sản 1900.988.975 ấn phím 3
  • Tư vấn điều trị các bệnh giun sán, viêm gan B, C. Tư vấn xử lý các loại côn trùng 0934.048.568
VIDEO truyền thông
  • Sau
  • Trước
Tài liệu truyền thông GDSK
    TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...
  • Những cách phòng bệnh sởi cần biết
  • INFOGRAPHICH: Khuyến cáo của BYT mới nhất về PC dịch bệnh sởi
  • 6 cách phòng chống dịch Cúm A(H5N1)
  • INFOGRAPHICH: GIỚI THIỆU THÔNG TƯ SỐ 32/2023/TT-BYT HƯỚNG DẪN LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH 2023
© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Chỉ Số Igg Covid Bao Nhiêu Là Bình Thường