Sau Tiêm Vaccine COVID-19 Có Cần Kiêng ăn Trứng?

  • Trang nhất
  • Tin Tức
  • TIN TỨC – SỰ KIỆN
TIÊU ĐIỂM
  • Người tham gia BHYT khám chữa bệnh ngoại trú được quỹ BHYT thanh toán 100% khi nào?
  • Tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ em dưới 1 tuổi
  • 4 loại viêm tuyến tiền liệt phổ biến ở nam giới
  • Mùa đông phòng viêm phổi ở người cao tuổi
  • Bộ Y tế theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
  • Bộ Y tế phân cấp giải quyết thủ tục hành chính về khám chữa bệnh thế nào?
  • Những tính năng mới trên VNeID phiên bản 2.1.14
  • Những loại vaccine cần tiêm trước khi mang thai
  • Những trường hợp nào được đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở thuộc cấp chuyên sâu?
  • “Tết sum vầy - xuân ơn Đảng” năm 2025
Sau tiêm vaccine COVID-19 có cần kiêng ăn trứng? NGUYỄN HỮU KHÁNH 2021-10-14T08:43:58+07:00 https://cdcbentre.org/vi/news/tin-tuc-su-kien/sau-tiem-vaccine-covid-19-co-can-kieng-an-trung-1424.html https://cdcbentre.org/uploads/news/2021_10/an-trung-sau-tiem-16341204884091588954013.jpg Thứ năm - 14/10/2021 08:43 Thông tin không nên ăn trứng sau khi tiêm vaccine COVID-19 đã khiến nhiều người băn khoăn. Vậy điều này có đúng không và nên ăn gì sau tiêm vaccine COVID-19?
Sau tiêm vaccine COVID-19 có cần kiêng ăn trứng?
Tránh ăn gì sau tiêm vaccine COVID-19 là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Từ đó, nhiều thông tin về các loại thực phẩm, thức uống mà người sau tiêm vaccine COVID-19 không nên ăn được lan truyền, người này mách người kia như: kiêng ăn trứng, kiêng uống cafe...

Có nên kiêng ăn trứng sau tiêm vaccine COVID-19?

Sau tiêm vaccine COVID-19, có thể ăn được tất cả các loại thực phẩm mà chúng ta không bị dị ứng. Đặc biệt, nên duy trì một chế độ ăn lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng. Chất đạm là một yếu tố rất cần thiết để hệ miễn dịch của con người hoạt động hiệu quả sinh ra kháng thể. Vì vậy, sau khi tiêm vaccine COVID-19, cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ thịt, cá, trứng, sữa, tinh bột, rau xanh, trái cây… để có được một sức khỏe thật tốt, khi đó hệ miễn dịch mới hoạt động hiệu quả và tạo ra đáp ứng miễn dịch bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, sau khi tiêm vaccine COVID-19, một số người sẽ có các phản ứng khó chịu như sốt, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nổi hạch… Do đó, nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp… Ngoài ra, mọi người có thể uống nước lá tía tô, ăn cháo với tía tô rất hiệu quả với phản ứng sốt sau tiêm vaccine COVID-19.

Nên ăn gì sau tiêm vaccine COVID-19?

Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống miễn dịch sau khi tiêm chủng, đặc biệt là khi có tình trạngsốt sau tiêm vaccine COVID-19 nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và kháng viêm. Có thể lựa chọn các loại thực phẩm như:

1. Cá

Cá có đặc tính chống viêm và rất giàu chất béo omega-3 giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

2. Thịt gà

Thịt gà là một nguồn thực phẩm giàu protein và có đặc tính chống viêm. Ngoài ra, thịt gà rất thích hợp cho những người bị đái tháo đường và tăng huyết áp. Có thể ăn 2-3 lần/tuần sau khi tiêm phòng

3. Trứng

Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào và chứa các axit amin thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

4. Ngũ cốc nguyên hạt

Sau tiêm vaccine COVID-19 nên bổ sung thêm các loại thực phẩm nguyên hạt có nhiều vitamin, khoáng chất, tốt cho sức khỏe như: bánh mì nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, ngô…

5. Bổ sung thêm vi chất

Những vi chất được xác định là thiết yếu trong quá trình phát triển và hoạt động của các tế bào miễn dịch bao gồm vitamin C, vitamin D, A, E, B6, kẽm, selenium, sắt và chất đạm (gồm axit amin Glutamine). Các nhóm chất này hoạt động như chất chống ôxy hóa để bảo vệ tế bào khỏe mạnh và hỗ trợ việc phát triển cũng như các hoạt động của tế bào miễn dịch và sản sinh kháng thể. Thiếu một trong các chất dinh dưỡng này có thể thay đổi hệ miễn dịch. Những thực phẩm có nhiều các loại vitamin và khoáng chất này là gan gà, gan lợn, gan bò, gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản, sữa... Các loại rau củ như: Gấc, đu đủ, xoài, rau ngót, rau dền cơm, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, hành hoa, đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ôliu…

6. Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Những thực phẩm như rau xanh, nghệ, tỏi, hành tây có nhiều dưỡng chất, đồng thời cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Nên ăn nhiều trái cây tươi hay uống nước trái cây giàu vitamin C, A (như cam, dâu, táo, chanh …). Chế độ ăn giàu chất xơ thực vật với đa dạng trái cây, rau xanh, hạt nguyên cám và rau củ cũng góp phần hỗ trợ sự phát triển và duy trì hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Hệ lợi khuẩn đường ruột được chứng minh giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận

Những tin mới hơn

  • 24.10. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CẤP ĐỘ DỊCH COVID-19 TẠI TỈNH BẾN TRE

    (24/10/2021)
  • Tiếp tục bám sát quy định chuyên môn về phòng dich Covid-19

    (26/10/2021)
  • Phòng viêm phổi mùa lạnh

    (28/10/2021)
  • BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ NHỎ

    (29/10/2021)
  • Sốt xuất huyết vào mùa: Cảnh báo việc dùng sai thuốc điều trị

    (22/10/2021)
  • Thông báo mời báo giá phí thẩm định giá Gói thầu: Mua vật tư y tế phục vụ tiêm chủng Covid-19

    (17/10/2021)
  • Chi tiết tiêu chí đánh giá các cấp độ dịch COVID-19 của Bộ Y tế

    (15/10/2021)
  • Tăng huyết áp: Triệu chứng và những điều cần biết

    (15/10/2021)
  • Thông báo mời Tư vấn lựa chọn nhà thầu

    (19/10/2021)
  • Bến Tre tỷ số giới tính khi sinh đạt 105 bé trai trên 100 bé gái

    (14/10/2021)

Những tin cũ hơn

  • Sở Y tế sơ kết thực hiện công tác y tế 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2021

    (08/10/2021)
  • CÁC BIẾN CHỨNG SỐT XUẤT HUYẾT NGUY HIỂM CHO BÀ BẦU VÀ THAI NHI

    (14/10/2021)
  • Khi nào nên tiêm vaccine phòng cúm?

    (07/10/2021)
  • CẨN THẬN VỚI BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

    (07/10/2021)
  • THÔNG BÁO về việc mời các Công ty, Đơn vị chào giá dịch vụ thẩm định giá 02 gói Gói thầu

    (06/10/2021)
  • Thành phố Bến Tre tăng cường kiểm tra quán ăn, nhà hàng

    (06/10/2021)
  • Tăng cường công tác chẩn đoán và điều trị SXHD

    (05/10/2021)
  • Phòng chống ung thư

    (04/10/2021)
  • THÔNG BÁO Tiếp tục tạm ngưng dịch vụ khám sức khỏe

    (04/10/2021)
  • Thông báo điều chỉnh thời gian và mức giá dịch vụ test nhanh kháng nguyên COVID-19

    (04/10/2021)
VIDEO CLIP
  • Hướng Dẫn Tích Hợp GPLX, BHYT, BHXH Vào VNeID Hướng Dẫn Tích Hợp GPLX, BHYT, BHXH Vào VNeID
  • Hướng dẫn kiểm tra ứng dụng VNeID và thông tin, giấy tờ tích hợp trên ứng dụng VNeID Hướng dẫn kiểm tra ứng dụng VNeID và thông tin, giấy tờ tích hợp trên ứng dụng VNeID
  • Kích Hoạt Định Danh Điện Tử Mức 2 Trên Ứng Dụng VNeID Kích Hoạt Định Danh Điện Tử Mức 2 Trên Ứng Dụng VNeID
  • SỔ SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ SỔ SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ
Tin xem nhiều
  • 02.8. BẢN ĐỒ COVID-19 TỈNH BẾN TRE 02.8. BẢN ĐỒ COVID-19 TỈNH BẾN TRE
  • CẢNH BÁO HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TIC Ở TRẺ NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ CẢNH BÁO HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TIC Ở TRẺ NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
  • Thông báo Tuyển dụng viên chức Ngành Y tế năm 2023 Thông báo Tuyển dụng viên chức Ngành Y tế năm 2023
  • TRUYỀN THÔNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH THPT TRUYỀN THÔNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH THPT
  • Nước lá Mùi tàu (ngò gai) có làm long đờm ở bệnh nhân sau mắc COVID-19? Nước lá Mùi tàu (ngò gai) có làm long đờm ở bệnh nhân sau mắc COVID-19?
CÔNG KHAI GIÁ BYT Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường PHÁP ĐIỂN Thống kê
  • Đang truy cập79
  • Hôm nay25,713
  • Tháng hiện tại203,537
  • Tổng lượt truy cập41,496,346
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Rất đầy đủ. Chưa đầy đủ Bình thường Liên kết websites - Select website - BỘ Y TẾ CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG - BỘ Y TẾ TRUNG TÂM TT GDSK TRUNG ƯƠNG CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS VỤ SỨC KHỎE BÀ MẸ - TRẺ EM Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Khi Tiêm Vaccine Vero Cell Không Nên ăn Gì