Sẻ Hay Xẻ? - Báo Lao Động

Sẻ hay xẻ? - Thứ bảy, 05/03/2011 09:47 (GMT+7) Gần đây, trên nhiều trang mạng về ngôn ngữ đã có cuộc tranh luận khá nóng bỏng về nghĩa của chữ sẻ hay xẻ trong “chia sẻ” và “chia xẻ”.

Điểm xuất phát của cuộc tranh luận là do gần đây trên báo chí, sách truyện, các tác giả và biên tập viên, sử dụng hai từ trên như một từ ghép tương đồng về nghĩa, như từ share của tiếng Anh. Trong một bài đăng trên trang “Thế giới chữ”, một người cho rằng: “Khi đặt ra vấn đề cho mẫu tự “s” hay “x” ở đây, có lẽ ta nên xét đến cách phát âm. Trong ngữ học, khi nói đến cách phát âm là đề cập đến một trong các mặt của phương ngữ tức cách phát âm tuỳ vào mỗi địa phương. Ở đây âm “s” đã di chuyển sang âm “x” và ngược lại, cũng như miền khác âm “l” thành “n”. Vì vậy chia sẻ đơn giản chỉ là cách phát âm theo địa phương mà thôi. Một ý kiến khác “phản đối” cách lập luận trên và cho rằng: chia sẻ là giúp ai đó một việc có lợi cho họ, mang tinh thần vị tha; còn chia xẻ là giành giật, đòi quyền lợi về cho mình, mang tinh thần vị kỷ. Trên diễn đàn Việt học của Viện Việt học, có ý kiến còn cho rằng từ sẻ với cái nghĩa: xẻ: phân ra... được thêm vào ngôn ngữ VN không hơn 60 năm nay... và không có trong các từ điển (Việt Nam) trước năm 1954... và ở miền Nam trước năm 1975 cũng không có. Và còn trở nên nghiêm trọng hơn khi trong vài tự điển từ và nghĩa tiếng Việt hiện nay vẫn không thống nhất trong cách sử dụng hai âm này. Ví dụ từ xẻ trong thành ngữ chia năm xẻ bảy, của Tự điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học) thì viết mẫu tự x, còn trong Từ điển Từ và Ngữ của GS Nguyễn Lân thì viết bằng chữ s. Trong thực tế, hai từ nói trên đều đã hiện diện trong kho tàng ngôn ngữ Việt Nam rất lâu, từ trước thế kỷ 20. Cả hai từ này là tiếng Nôm, riêng biệt và có nghĩa. Tự điển chữ Nôm của Nguyễn Quang Xỹ và Vũ Văn Kính giải thích: sẻ là loại chữ hài thanh, cấu tạo bởi bộ thủ (tay –ý) + (sĩ - âm): san sẻ, chia sẻ. Còn từ xẻ, loại chữ giả tá, có cấu tạo Hán đọc là xỉ: xẻ gỗ, xẻ rãnh. Điều đó càng rõ ràng hơn khi cuốn tự vị tiếng Việt đầu tiên (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị) xuất bản cách đây hơn một thế kỷ (1895), học giả Huình Tịnh Paulus Của, phân loại cả hai từ trên đều là tiếng Nôm và nghĩa được chú giải rành mạch: Mục từ sẻ được ghi: mở ra, dở ra, giương ra, trải ra. Và xẻ - cắt dài, mổ ra làm hai. Đến cuốn “Việt Nam Tự Điển - 1931” của Hội Khai trí Tiến Đức khởi thảo, sẻ được giải nghĩa: San chia ra. Sẻ bát cơm làm hai; nhường cơm sẻ áo. Còn từ xẻ - (nghĩa 1) bổ dọc ra: xẻ gỗ. Vì lẽ này phần thành ngữ trong Từ điển Việt Nam do Viện Ngôn ngữ ấn hành năm 1998, sử dụng chúng khá rạch ròi. Ví dụ cả hai đi với từ chia (làm ra từng phần từ một chỉnh thể): chia sẻ - cùng chia với nhau để cùng hưởng, cùng chịu (thành ngữ: Nhường cơm sẻ áo). Và chia xẻ - chia ra từng mảnh và không làm cho nguyên khối nữa (TN - Chia năm xẻ bảy). Gần đây, khá nhiều ý kiến đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng lo ngại về lỗi chính tả và sử dụng từ ngữ tiếng Việt tuỳ tiện đang có xu hướng trở nên phổ biến. Hiện tượng trên không chỉ xảy ra ở lứa tuổi mới lớn, trên các trang mạng Internet, mà kể cả sách, truyện, báo chí và nhiều bộ tự điển vẫn vấp phải vô số. Từ đó nhiều ca dao, thành ngữ trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc bị biến dạng, bị hiểu sai ý nghĩa. Trước năm 1975, nhằm thống nhất chính tả, thường Bộ Giáo dục hàng năm đều tổ chức thẩm định các bộ tự điển và ra thông báo khuyên dùng của tác giả, nhà xuất bản nào. Ví dụ đến thời điểm tháng 3 năm 1975, bộ Từ điển Việt Nam có chú giải bằng hình ảnh của Thanh Nghị được sử dụng rộng rãi trong các trường học. Còn hiện nay tuy Trung tâm Từ điển học, thuộc Viện Ngôn ngữ đã phát hành bộ Từ điển Tiếng Việt, có bổ sung chỉnh lý hàng năm nhưng vẫn hiếm thấy được dùng ở những nơi cần có. Đáng chú ý, đối với học sinh, sinh viên ngày nay thói quen sử dụng từ điển ngày càng xa lạ. Nếu cứ kéo dài tình trạng người người, nhà nhà làm từ điển và viết, nói tiếng Việt theo cách mình cho là đúng, thì tương lai tiếng Việt rồi sẽ không biết đi về đâu.

Nguyễn Trung Hiếu

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ...
Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh ( Nghệ An ) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu...
Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất...
Bình luận:Bạn nghĩ gì về nội dung này?Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận. Gửi bình luận MediaLao Động TV Hypertext Photo PodcastXã hộiMôi trường Giao thôngThể thaoBóng đá Việt Nam Bóng đá quốc tế Lịch thi đấu Golf TennisKinh doanhTiền tệ & Đầu tư Thị trường Doanh nghiệp - Doanh nhânThời sựSự kiện bình luậnThế giớiTư liệuGiáo dụcChính sách giáo dục Tuyển sinhPháp luậtTư vấn pháp luật An ninh hình sựBạn đọcĐiều tra theo đơn thư Chính sách Ý kiến - Hồi âmCông đoànCách làm hay từ cơ sở Vì lợi ích đoàn viênVăn hóa - Giải tríVăn hóa Giải trí Thời trang Sách haySức khỏeY tế Dinh dưỡng - Ẩm thực Làm đẹp Các loại bệnhBất động sảnNhà đẹp Quy hoạchHôn nhân gia đìnhChuyện nhà mình Yêu 360 Nuôi conXeThị trường xe Lái xe an toànCông nghệThế giới số Vũ khí - Quân sựTin tức việc làmTư vấn lao động Xuất khẩu lao độngTấm Lòng VàngCảnh đời Tin hoạt độngĐính chính BÁO LAO ĐỘNG

Đăng nhập bằng tài khoản Lao ĐộngEmail đăng nhập: Mật khẩu: Bạn quên mật khẩu? Lấy lại mật khẩuBạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay. Đóng Đăng nhập

Đăng nhập nhanh bằng tài khoản mạng xã hội Facebook Zalo Google BÁO LAO ĐỘNG

ĐĂNG KÝBạn đã đăng ký thành viên thành công. Để xác nhận việc đăng ký, bạn vui lòng thực hiện thao tác kích hoạt tài khoản theo hướng dẫn đã được gửi vào địa chỉ email dùng để đăng ký tài khoản.Họ và tên: Email đăng nhập: Mật khẩu đăng nhập: Nhập lại mật khẩu: Hủy Tạo tài khoản BÁO LAO ĐỘNG

QUÊN MẬT KHẨUMột email phục hồi mật khẩu được gửi vào hộp thư của bạn. Vui lòng kiểm tra hộp thư và thực hiện theo hướng dẫn.Nhập email lấy lại mật khẩu: Hủy Xác nhận

Từ khóa » Bổ Sẻ Là Gì